Yến mạch là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bậc nhất trong nhóm thực phẩm dành cho bé ăn dặm. Vậy nó có những công dụng tuyệt vời như thế nào mà được tất cả các mẹ có con trong giai đoạn ăn dặm tung hô như vậy? Hãy cùng giải đáp ngay sau đây!
Yến mạch là gì?
Yến mạch, có tên khoa học là Avena sativa, là một trong những loại hạt ngũ cốc được trồng chủ yếu ở các nước có đặc điểm khí hậu ôn đới như châu Âu và Bắc Mỹ,… Nó có thể được sử dụng làm thức ăn cho con người, hoặc cũng có thể làm thức ăn dùng trong chăn nuôi. Ngoài ra, nó còn có tác dụng như một loại thực phẩm bổ sung, một nguyên liệu làm đẹp vì có nhiều lợi ích cũng như công dụng cho sức khỏe.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong yến mạch
Theo các nghiên cứu đã được chỉ ra rằng, trong 100 gram yến mạch có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Calo
Lượng calo có trong 100 gram yến mạch là 389
Protein
Lượng protein có trong yến mạch là 16,9 gram, chiếm tỉ lệ xấp xỉ từ 11 – 17% trọng lượng khô của nó, gần như thuộc hàng cao nhất trong các loại ngũ cốc.
Carbohydrate
Lượng carbohydrate có trong yến mạch là 66,3 gram – chiếm tỷ lệ lên đến gần 70%, một tỷ lệ khá cao..
Tinh bột
Nếu đem ra bàn cân so sánh tinh bột trong yến mạch với các loại ngũ cốc khác, bạn sẽ vô cùng bất ngờ bởi nó có cấu tạo khác hoàn toàn. Nó có độ nhớt giúp liên kết được với nước cao. Một khi đã nhắc đến hai từ “tinh bột” có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng nó có chứa lượng đường khá cao. Tuy nhiên, yến mạch lại ngược lại, nó có chứa rất ít đường, chỉ chiếm 1% đến từ đường saccharose.
Chất xơ
Lượng chất xơ trong yến mạch chiếm 10,6 gram trên tổng 100 gram trọng lượng vậy nên có đóng góp một phần quan trọng đối với hệ tiêu hóa của con người.
Các vitamin và khoáng chất
Yến mạch có chứa hàng loạt các vitamin và khoáng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe như mangan, photpho, sắt, selen, kẽm, magie và vitamin B1,…
Các công thức nấu ăn cho bé ăn dặm với yến mạch
Cháo yến mạch, tôm, cà rốt
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm: gạo, yến mạch, tôm tươi, cà rốt và dầu oliu.
Cách làm như sau:
Bước 1: Vo gạo cho sạch, cho thêm nước vào ninh nhừ.
Bước 2: Sơ chế sạch tôm, băm nhỏ, cà rốt thái hạt lựu và ngâm qua yến mạch khoảng 30 phút cho bớt nhớt.
Bước 3: Cho dầu oliu xào qua cùng tôm đã băm nhỏ và cà rốt đã chuẩn bị.
Bước 4: Khi cháo gạo trắng đã gần chín, đổ hỗn hợp tôm – cà rốt trên vào ninh cùng cho nhừ.
Bước 5: Trước khi tắt bếp 7 – 10 phút, cho yến mạch vào đun cùng.
Như vậy là đã hoàn thành được một món cháo rất ngon, rất bổ dưỡng cho bé rồi. Cũng như cháo yến mạch, tôm, cà rốt, mẹ có thể tham khảo các món cháo khác như: cháo yến mạch – thịt gà – bí đỏ, cháo yến mạch – cá hồi – rau ngót,… Mẹ chỉ cần thay đổi nguyên liệu và áp dụng công thức nấu như trên là đã có thể đổi món cho bé yêu của mình rồi.
Đậu hũ non yến mạch
Nguyên liệu: yến mạch và nước lọc.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm yến mạch 30 phút với nước, cứ 10 phút thay nước ngâm 1 lần.
Bước 2: Xay yến mạch cùng 100ml nước và lọc bỏ bã. Đem phần nước vừa lọc đun sôi với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi trở thành hỗn hợp sệt thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ ra khuôn, để nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Đậu hũ non yến mạch chỉ nên được dùng trong vòng 2 ngày. Khi cho bé ăn, mẹ có thể kết hợp cùng sốt xoài, sốt dâu tây,… những loại sốt có màu nổi bật, bắt mắt.
Sữa yến mạch, chuối

Nguyên liệu: yến mạch, chuối, nước.
Cách làm: Mẹ cũng sơ chế yến mạch bằng cách ngâm 30 phút cho bớt nhớt. Sau đó, đun sôi yến mạch cùng nước cho chín kỹ rồi cho lên xay cùng chuối. Như vậy, thành phẩm đã được hoàn thành.
Lưu ý: khi làm sữa yến mạch chuối, mẹ có thể cho thêm chút nước ấm khi cảm thấy hỗn hợp khi xay quá đặc.
Bánh yến mạch khoai lang

Nguyên liệu: khoai lang mật, yến mạch dạng bột, nước cốt dừa, hạt chia
Cách làm:
Bước 1: Hấp khoai cho chín kỹ rồi nghiền nhuyễn cùng bột yến mạch. Nếu khô có thể cho thêm chút nước cốt dừa.
Bước 2: Nặn tạo hình cho bánh. Rắc thêm chút hạt chia lên bề mặt bánh.
Bước 3: Cho vào lò nướng, nướng chín.
Lợi ích khi dùng yến mạch
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bé cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Có thể, trong giai đoạn đầu mới tập tành ăn dặm bé có thể khó tiêu hóa với một vài loại đồ ăn như hoa quả, thịt, rau củ,… thì yến mạch chính là một sự lựa chọn tuyệt vời của các mẹ. Nó không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ dàng trong việc tiêu hóa, hấp thu mà nó còn khiến cho bữa ăn dặm thơm ngon hơn. Những lợi ích vượt trội của yến mạch phải kể đến là:
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của các bé ở giai đoạn ăn dặm chưa hoàn chỉnh nên việc hấp thu, tiêu thụ yến mạch sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, ít táo bón hơn. Do trong yến mạch có chứa lượng chất xơ dồi dào nên sẽ càng kích thích bé thèm ăn hơn.
An toàn và lành tính
Các bé khi ăn dặm có thể phải đối mặt với tình trạng dị ứng với một số dòng thực phẩm như bơ lạc, hay các đồ hải sản,… thế nhưng yến mạch lại hoàn toàn lành tính. Bé 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Giàu chất chống oxy hóa
Các lợi ích của các chất chống oxy hóa thì mọi người đều đã biết rất rõ khi nó giúp tăng cường sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong yến mạch, còn có chứa hàm lượng đường beta-glucans có tác dụng vừa là chất chống oxy hóa vừa ngăn chặn vi khuẩn và virus tấn công. Thêm vào đó, yến mạch còn làm giảm tình trạng béo phì, đau tim,… ở trẻ nhỏ.
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng các nhóm vitamin và khoáng chất có trong yến mạch rất đa dạng và dồi dào. Nhất là các nhóm vitamin E, B1 có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi và chuyển hóa các hợp chất khác nhau trong cơ thể, giúp phát triển toàn diện trên tất cả các khía cạnh khác nhau.
Yến mạch còn chứa một loại vitamin khác đó là vitamin B9, hay còn gọi là axit folic giúp làm giảm khả năng đột biến gen, gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
3 tác dụng phụ của yến mạch nếu không dùng đúng cách
Yến mạch dù là một loại thực phẩm tốt nhưng mẹ cũng đừng vì vậy mà lạm dụng nó. Nếu lạm dụng một cách có thể gây ra một số tác hại như:
- Dẫn đến các bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích. Vì sao lại vậy? Bởi như đã trình bày ở trên, yến mạch rất giàu hàm lượng chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nên nếu dùng quá nhiều sẽ làm cho đường ruột bị kích thích quá mức.
- Đôi khi, một vài cơ sở sản xuất có thể thêm gluten vào trong quá trình chế biến yến mạch. Do vậy, những người có cơ địa không dung nạp được gluten cần chú ý thông tin được ghi trên bao bì, tránh những dị ứng đáng tiếc xảy ra.
- Yến mạch khi chế biến cần được nấu chín kỹ nếu không sẽ khiến cơ thể bé bị đầy hơi, hoặc nặng hơn là tắc nghẽn đường ruột.
Yến mạch thực sự là một loại thực phẩm có lợi đối với sức khỏe con người. Dù là người trưởng thành hay các em nhỏ, ai cũng nên sở hữu ngay một hũ yến mạch để làm đa dạng thêm các bữa ăn của mình nhé!