Kể từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ ra trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm. Các mẹ thường băn khoăn và có nhiều suy nghĩ để làm sao vừa đảm bảo được dinh dưỡng, vừa ngon khiến con bạn no bụng. Nếu bạn đang tìm hiểu những nguồn cảm hứng để nấu những món ăn ngon và lành mạnh cho em bé của bạn thì hãy thử tham khảo những ý tưởng về các bữa ăn sau đây.
Những ý tưởng cho các bữa ăn dưới đây chỉ áp dụng cho bé đã mọc răng khá đầy đủ và quen với việc ăn dặm.
Các loại thức ăn dành cho trẻ không thể chấm trực tiếp với muối hoặc đường như của người lớn mà hãy thêm vào khi nấu với tỉ lệ phù hợp.
Những ý tưởng cho bữa sáng của trẻ.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên mẹ đã cho tập ăn dặm từ sớm. Dần thay thế đồ ăn loãng của trẻ thành những thức ăn đặc hơn. Đối với con người đặc biệt là trẻ em thì bữa sáng lại càng quan trọng hơn và các mẹ rất quan tâm đến cách làm thế nào để tạo ra những món ăn ngon mỗi sáng cho bé. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bữa sáng của trẻ đầy đủ, phong phú và đảm bảo dinh dưỡng.
Bạn có thể chuẩn bị cho bé một ít súp cua có trứng cút và thêm một ít sữa.

Phở bò cùng với bánh su kem cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của trẻ. sau khi trẻ ăn xong bạn có thể cho trẻ uống sữa vào bữa phụ sau bữa ăn sáng đó.
Để thay đổi khẩu vị, bạn cũng có thể cho trẻ ăn xôi nấu mềm và dẻo, nhiều nước một chút, thêm vào đó ít đậu xanh. Món xôi đậu xanh này sẽ tạo cảm giác mới lạ cho trẻ. Một chút nước cam để tráng miệng cũng là một lựa chọn không tồi, nhưng hãy để ý cho trẻ tráng miệng thêm bằng một ít nước lọc đun sôi để nguội tránh trẻ bị sâu răng nhé!
Bữa ăn sáng hôm sau bạn có thể cho bé ăn bánh cuốn và một ít hoa quả như nho chẳng hạn.
Có một gợi ý khác cũng khá thú vị chính là súp bắp, hương vị ngọt ngào và lạ miệng lại rất ngon ăn kèm với một ít bánh flan sẽ thật tuyệt.
Ngoài ra, cháo thịt băm nhuyễn và lỏng cũng rất thích hợp cho trẻ ăn vào bữa sáng, tráng miệng bằng một ít trái cây như chuối trẻ sẽ ăn ngon hơn.
Đó là một vài gợi ý của chúng tôi, bạn cũng có thể tự tạo những thực đơn bổ dưỡng khác dựa vào kinh nghiệm và khẩu vị của bé mà mẹ thường xuyên quan sát và nhận thấy. Vậy còn bữa trưa của bé thì sao? Bạn hãy đọc ở phần dưới đây nhé!
Một vài ý tưởng được gợi ý cho bữa trưa của trẻ.
Các bữa chính của trẻ nên trùng với bữa ăn của gia đình và bạn cũng có thể bổ sung cho bé thêm một vài bữa ăn phụ khác xen kẽ giữa những bữa chính. Thực đơn bữa trưa của trẻ có thể bao gồm một số món sau:
Cơm cho trẻ ăn phải là cơm mềm, có thể ăn kèm với canh đậu hũ cà chua, cá kho với thơm và tráng miệng bằng một vài lát chuối chín.
Ngoài cơm ra, bữa trưa của trẻ cũng có thể là bún với nước súp xương hầm, cá, chả và bơ xay nhuyễn.
Nếu một ngày bạn muốn đổi khẩu vị cho con bằng việc ăn bánh mì thì có thể cho trẻ ăn kèm với cà ri cá sẽ kích thích vị giác của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Nước thơm cũng sẽ là ý tưởng tốt cho món tráng miệng.

Ta lại quay lại với cơm mềm, trẻ có thể ăn kèm cơm với canh chua thơm cá, canh bông cải xanh, canh cải bó xôi cũng rất tốt. Đó là món canh, còn các món mặn thì sao? Bạn có thể cho trẻ ăn kèm với mực dồn thịt chiên, tôm kho thịt,… và tráng miệng bằng các loại trái cây như dưa hấu, đu đủ, lê,… Thường xuyên thay đổi thực đơn bữa trưa của trẻ sẽ giúp trẻ không cảm thấy chán mỗi khi ăn trưa. Đảm bảo được cân nặng và phát triển khỏe mạnh.
Vài ý tưởng cho bữa tối của trẻ.
Bữa tối của trẻ sẽ vẫn là cơm được nấu mềm ăn kèm với các loại canh và kho.
đối với canh bạn nên cho trẻ ăn canh cải ngọt nấu với thịt băm, canh bí đỏ hầm xương, canh mướp,… các loại canh rau củ khác.
Món mặn cũng không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ, có thể kể đến một số món sau: Sườn xào chua ngọt, món ăn khoái khẩu của đa số những đứa trẻ. Thịt gà ram, thịt bò kho nước, trứng kho thịt,…
Ngoài ra, thức ăn tráng miệng cho trẻ có thể là sữa hoặc các loại hoa quả như hồng, quýt, đu đủ,vú sữa,.. thường xuyên thay đổi cho bé ăn được ngon hơn.
Một số món ăn khác cũng rất phù hợp để đưa vào thực đơn bữa tối của trẻ như là Khoai lang có thể nghiền ra và ăn kèm với đậu gà và súp lơ. các món hầm như thịt gà hầm khoai tây, thịt băm,…
Các loại thức ăn cho trẻ nhỏ.
Có nhiều mẹ có cách cho con ăn rất độc đáo là cho con cầm thức ăn bằng tay. Các loại thức ăn được mẹ cắt thành từng khúc dài thành từng miếng đủ lớn, có chiều dài vừa phải để trẻ có thể cầm nắm chắc trong tay và hơi thò ra ngoài giúp trẻ cắn dễ dàng hơn. Những miếng có kích thước bằng ngón tay người lớn là tốt nhất.
Nếu bạn đang có ý định áp dụng cách cho trẻ ăn đầy độc đáo này bạn có thể xem xét một số gợi ý sau đây.
Với cách ăn này trẻ không ăn hết ngay một lúc thức ăn ở trên tay. Thường trẻ sẽ nhấm nháp từng chút một nên các mẹ cần lưu ý chọn những thức ăn có hình khối, rắn một chút (nhưng không quá cứng). Các loại rau có thể nấu chín mềm như bông cải xanh, súp lơ trắng, củ cải, cải thìa, khoai lang, cà rốt,…

Đó là rau củ, còn hoa quả thì như thế nào? Bạn cần rửa sạch và gọt vỏ trái cây, sau đó cắt thành lát vừa phải. Các loại trái cây thường được lựa chọn như là táo, chuối, lê,…chín mềm.
Các loại thực phẩm khác như: bánh mì, bánh làm từ gạo, dải thịt đã được lấy từ xương ( thịt lợn, thịt gà,…), trứng luộc đã bóc vỏ,… và một số thực phẩm nhiều dinh dưỡng khác.
Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ nhỏ
Trẻ dưới 1 tuổi chưa cần phải ăn dặm quá nhiều. Nếu bạn sợ con mình sẽ bị đói nếu chỉ bú mỗi sữa mẹ thì bạn có thể cho bé bú nhiều lần hơn trong một ngày.
Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ ăn những món ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn chính của trẻ. ví dụ như:
Các lát dưa chuột, cà rốt sống, bông súp lơ luộc chín.
Vì răng của trẻ có thể chưa mọc hoàn chỉnh và răng còn đang yếu, bạn có thể lựa chọn những loại hoa quả chín, mềm cắt thành lát chẳng hạn như táo, chuối, lê, thanh long,…để trẻ cầm và nhấm nháp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua nguyên chất, không đường hoặc lượng đường ít, váng sữa non,…bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ được tốt hơn.
Các loại bánh cũng rất thích hợp cho trẻ ở giai đoạn này. Từ 5 tháng trở lên trẻ dần mọc răng và sẽ gây đau ngứa nướu, bạn có thể cho trẻ những mẩu bánh mì nhỏ, bánh gạo hoặc bánh ngô không quá mặn và không nhiều đường.
Bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn trái cây và rau quả.
Lúc mới bắt đầu có thể trẻ không mấy thích thú với việc ăn rau củ. Bạn phải thử kết hợp nhiều loại với nhau và có cách chế biến sáng tạo phù hợp với khẩu vị của trẻ. Có thể sẽ mất nhiều thời gian để trẻ có thể làm quen với mùi và hương vị của những loại rau củ đó.

Các mẹ cần kiên nhẫn và áp dụng nhiều cách phối hợp thức ăn khác nhau để kích thích vị giác của trẻ. Thêm nhiều loại trái cây và rau quả vào bữa ăn của trẻ. Mỗi loại rau củ đều có những giá trị dinh dưỡng khác nhau, nên bạn cần phải cho trẻ ăn đầy đủ kể cả những loại rau củ có vị đắng và khá “khó ăn” như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải,…
Hãy đảm bảo rằng trong mỗi bữa ăn của trẻ đều có một phần rau xanh và có một ít trái cây để trẻ ăn tráng miệng. Các mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ chứa nhiều tinh bột như: cà rốt, khoai tây, khoai lang,…rất tốt cho trẻ.
Một số cách mà bạn có thể thử để giúp con bạn ăn nhiều trái cây và rau củ hơn:
Hãy tạo không khí thoải mái nhất khi cho trẻ ăn rau: Đừng biến bữa ăn rau củ của trẻ thành một cuộc chiến giữa cha mẹ và trẻ. ban đầu có thể trẻ sẽ không thích thú với việc ăn rau củ vì mùi vị. Chà mẹ thường mắng và áp đặt, ép buộc trẻ phải ăn . Trẻ sẽ quấy khóc và chống đối, và kết quả cuối cùng cha mẹ phải chịu thua để cho trẻ tự do ăn thứ trẻ thích. về lâu dài, trẻ sẽ càng sinh ra chán ghét với rau củ.
Cha mẹ có thể thử ăn rau và làm gương cho con của mình: trẻ thường có xu hướng học theo,bắt chước những gì người lớn làm. Vì vậy, bạn hãy ăn rau và tỏ ra thích thú để trẻ cũng mặc định như vậy.
Các mẹ có thể tạo các món ăn kết hợp, bằng cách thêm rau, củ vào những món ăn yêu thích của trẻ. Cụ thể như sau:
Bạn có thể cho trẻ ăn dâu tây, chuối kết hợp với siro. Những lát táo với bơ đậu phộng cũng là một sáng kiến thú vị cho bữa ăn của trẻ.
Bạn cũng có thể trộn nước sốt thịt để trẻ ăn kèm với rau. Vị mặn mặn,ngọt ngọt của nước sốt sẽ đánh lạc hướng trẻ quên đi vị đắng nhẹ của rau. Từ đó, trẻ sẽ làm quen với việc ăn rau củ. Bạn cũng có thể thêm rau vào kẹp bánh mì của trẻ.
Ngoài bữa ăn chính ra, món tráng miệng của trẻ cũng rất được quan tâm.Để trẻ có một món tráng miệng ngon, các mẹ hãy thử trộn trái cây với sữa chua (thường là sữa chua không đường).
Xây dựng bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo các yếu tố nào?
Thức ăn cho trẻ phải phong phú, đủ nhóm chất: đó là những loại thức ăn có chứa chất đạm ( thịt, trứng, cá, đậu,…), chất béo, vitamin, các loại khoáng chất có lợi khác, đặc biệt là chất xơ ( trong rau, củ, hoa quả,…)
Tiếp theo, phải cho bé ăn đủ bữa. Bé từ độ tuổi 1 đến 3 thường thì mẹ cần cho bé ăn đủ ngày 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Ba bữa chính như đã giới thiệu ở trên, ngoài ra bữa phụ có thể là sữa hoặc những thức ăn nhẹ khác.
Thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ để tránh nhàm chán .