Viêm amidan ở trẻ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu, là đối tượng dễ bị bệnh và bị nhiễm vi khuẩn, virus nhất và điều đó khiến cho các bậc phụ huynh luôn trong tâm thế làm thế nào để bảo vệ trẻ một cách toàn diện.

Trong giai đoạn đầu của cuộc đời là khoảng thời gian bé dễ bị các cơn cảm, sốt, đau nhất và phần lớn chúng đều do vi rút, vi khuẩn gây ra. Trong các bệnh đó, bao gồm cả viêm amidan. Vậy, viêm amidan là gì? Đó là tình trạng nhiễm trùng vùng amidan ở phần bên trong cổ họng của đối tượng. Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm amidan và trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ, thậm chí nó còn là căn bệnh phổ biến.

Viêm amidan được chia làm hai loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Đối với viêm amidan cấp tính sẽ tự động khỏi trong thời gian vài ngày, còn viêm amidan mãn tính sẽ xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng trong thời gian dài nhưng không được điều trị một cách dứt điểm dẫn đến tái phát lặp lại nhiều lần. ( bao gồm 3 thể: viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc  và xơ teo).

Trẻ bị viêm amidan khi đó trẻ sẽ rất khó chịu. Quá trình ăn uống gặp vấn đề, viêm ở phần cổ nên mỗi khi nuốt thức ăn sẽ rất đau đớn. Chính vì thế mà có nhiều trẻ chán ăn và sụt ký khiến mẹ rất lo lắng. Tình trạng diễn ra bên trong nên có thể không dễ để phát hiện ra, khi đó cha mẹ nên có đủ hiểu biết để sớm phát hiện. Các thông tin dưới đây sẽ thật bổ ích cho bạn.

Các triệu chứng viêm amidan ở trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan ở trẻ nhỏ được xác định là do vi rút gây ra. Chẳng hạn như trẻ bị cảm lạnh, cúm, nhiệt độ cơ thể thay đổi. Nhưng, nhiều trường hợp cũng ghi nhận viêm amidan xuất hiện vì bị nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn.

Khi trẻ bị viêm amidan có thể bạn sẽ không dễ dàng để phát hiện ra sớm nhưng có thể thông qua kiểm tra và quan sát trẻ thì ít nhiều bạn cũng có thể đoán ra được. Viêm amidan có thể đi kèm với sốt, cảm lạnh. Bạn hãy quan sát và kiểm tra xem trẻ có những dấu hiệu dưới đây hay không.

Các dấu hiệu chủ yếu cho thấy trẻ đã bị viêm amidan:

Nhiệt độ cơ thể bé cao. Khi bạn cảm nhận cơ thể bé rất nóng và đo nhiệt độ thì thấy khoảng từ 38 độ C trở lên.

Bé bị đau họng. Nguyên nhân là phần amidan ở vùng cổ và chúng có thể đang bị sưng, đỏ và siêm. Khi đó, các bữa ăn của bé sẽ khó khăn vì bé gặp vấn đề khi nuốt thức ăn. Nhiều trẻ con bỏ ăn, chán ăn.

Viêm amidan có thể kèm theo ho khan, trường hợp ho mạnh thì bé sẽ càng thêm khó chịu và đau họng hơn nữa.

Viêm amidan thường đi cùng những cơn sốt nên bé sẽ có nhiều biểu hiện khác. Ví dụ như: Cơ thể bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt, phần tai cũng có thể đau và ù.

Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn:

Phần cổ sưng và đau các tuyến ở cổ ( bạn sờ vào cổ bé có thể cảm nhận được sưng như một khối u ở trong cổ).

Bảo bé há miệng ra và dùng đèn chiếu vào thấy xuất hiện các nốt trắng đầy mủ trên amidan.

Trong thời gian bé bị viêm amidan  có thể hơi thở phát ra sẽ có mùi hôi khó chịu.

Đó là những dấu hiệu thường gặp của chứng viêm amidan nhưng nó cũng có thể dễ bị nhầm với triệu chứng của các chứng khác. Bạn không nên kết luận quá sớm và không có gì là chắc chắn hoàn toàn.

Thời gian kéo dài của viêm amidan ở trẻ.

Viêm amidan thường sẽ tự lành sau khi có dấu hiệu đau không lâu. Thường thì các triệu chứng sẽ hết sau 3 đến 4 ngày.

Cần phải lưu ý là viêm amidan không bị lây từ đối tượng này sang đối tượng khác nhưng các bệnh nhiễm vi khuẩn, vi rút đi kèm theo nó thì có thể lây, ví dụ như cảm lạnh, cúm.

Làm gì để ngăn chặn các bệnh lây nhiễm này:

Nếu em bé của bạn đang đi nhà trẻ hãy cho bé nghỉ ở nhà cho đến khi tình trạng cảm, cúm và viêm amidan hết.

Hướng dẫn bé dùng tay hoặc dùng khăn giấy che miệng khi ho. Sau khi làm xong và trước khi ăn thì rửa sạch tay thật kỹ với xà phòng.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, không cho các vi khuẩn có nguy cơ lây lan và gây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Điều trị viêm amidan cho trẻ tại nhà:

Như đã nói ở trên thì viêm amidan có thể được điều trị ngay tại nhà và có thể hết sạch các triệu chứng trong vòng 3 đến 4 ngày. Để giúp cho quá trình phục hồi ở trẻ diễn ra tốt hơn thì bạn nên làm những việc sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều, trẻ còn bú sữa mẹ thì nên cho bé bú nhiều hơn vì việc ăn thực ăn dạng đặc có thể bé sẽ khó nuốt.

Mẹ hãy cho bé uống nước ở nhiệt độ vừa phải, hơi mát để giúp bé làm dịu cổ họng.

Nếu trẻ đã hơn 16 tháng tuổi thì mẹ có thể cân nhắc cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp để trẻ giảm nhiệt và thoải mái hơn. ( Để chắc chắn thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ ở cửa hàng mua thuốc để biết rõ về liều lượng và thời điểm sử dụng nhé).

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm ( Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những trẻ lớn hơn một chút, không dùng cho trẻ quá nhỏ, trẻ có thể nuốt sau khi súc miệng)

Lời khuyên từ bác sĩ:

Khi bạn có những thắc mắc hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ ở nhà thuốc, họ có thể đưa ra những lời khuyên và phương pháp đúng đắn cho mẹ.

Họ có thể giới thiệu cho bạn các loại kẹo ngậm, thuốc xịt họng hay là các dung dịch sát trùng, làm lành vết viêm và bạn có thể dựa vào đó để chăm sóc cho trẻ cũng như bản thân.

Trường hợp nào thì cần thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ?

Viêm amidan có thể chỉ ở dạng nhẹ hoặc nặng bạn không thể chủ quan trước bất kỳ tình huống nào. Nếu thấy một trong số những biểu hiện dưới đây thì việc hỏi ý kiến bác sĩ là vô cùng cấp thiết:

Khám xét thấy vùng amidan của trẻ có những nốt trắng đầy mủ.

Tình trạng đau họng càng ngày càng nặng. Ngoài khó ăn uống khi nuốt thì có thể gặp khó khăn khi nói chuyện.

Các triệu chứng của bệnh kéo dài, không hết trong vòng 4 ngày sau khi phát đau.

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng viêm amidan của con bạn như thế nào?

Bnaj phải nắm rõ được các triệu chứng của trẻ, khi đến gặp bác sĩ, bác sĩ có thể thông qua đó để biết được đó có phải là viêm amidan hay không. Ngoài ra, ở một số trường hợp không quá chắc chắn thì các bác sĩ cũng có thể làm những kiểm tra đơn giản cho con bạn. Ví dụ như:

Dùng tăm bông đã sát khuẩn để lấy dịch trong miệng và kiểm tra xem có vi khuẩn gây viêm amidan hay không.

Ở trường hợp các triệu chứng diễn ra phức tạp và không biến mất thì các bác sĩ cũng có thể đề xuất xét nghiệm máu cho bé để tìm hiểu xem có phải là sốt tuyến hay không. thường thì các kết quả xét nghiệm sẽ có sau 2 hoặc 3 ngày.

Bác sĩ đưa ra hướng điều trị:

Sau khi xem xét tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể chẩn đoán ả được đó có phải là viêm amidan thông thường hay không, sau đó, đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu đúng là amidan thì có thể chọn cách cho trẻ nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà là bệnh sẽ tự khỏi.Vì đây là một bệnh thường gặp và ít nguy hiểm.

Ở trường hợp viêm amidan ở trẻ là do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng cho bé.

Nếu trường hợp nghiêm trọng, bạn hoặc trẻ bị viêm amidan kéo dài và nhiều lần liên tục tái phát thì bác sĩ có thể đề xuất biện pháp cắt bỏ amidan (trường hợp này rất hiếm khi xảy ra).

 Những biến chứng của viêm amidan  (quinsy) .

Rất hiếm khi xuất hiện những biến chứng của viêm amidan. Nhưng cũng có những trường hợp ghi nhận phần trong amidan có những mụn, túi chứa đầy mủ. Vị trí thường ở giữa amidan và thành họng, chứng này được gọi là quinsy.