Vệ sinh cá nhân là một việc rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi còn quá nhỏ để tự bản thân thực hiện những hành động vệ sinh tắm rửa và chúng cần được sự giúp đỡ từ người lớn. Trải qua một ngày dài vui chơi và hoạt động, trẻ tiếp xúc với môi trường, bụi bẩn, mồ hôi nhất là trong điều kiện nắng nóng như hiện nay thì việc tắm rửa là càng thêm phần cần thiết.
Trẻ con rất thích hoạt động, nhất là trong độ tuổi 1 -3. Ngay cả khi bạn đã giữ gìn ngôi nhà của bạn thông thoáng và sạch sẽ để bé thoải mái chơi đùa thì cũng không đồng nghĩa với việc không có bụi bẩn bám vào cơ thể bé. Nếu không được vệ sinh tắm rửa một cách cẩn thận thì trẻ có thể bị mẩn ngứa, bẩn và gây khó chịu cho bé.
Vào những ngày thời tiết khô hạn, nóng bức thì có thể tắm kỹ càng cho bé. Còn nếu thời điểm trời quá lạnh hoặc bé bị các vấn đề về sức khỏe như ốm, cảm thì phải vệ sinh tắm rửa cho bé như thế nào? Các mẹ hãy theo dõi phần viết dưới đây nhé.
Vệ sinh cơ bản cho bé.
Vào những lúc như vậy thì bạn không cần nhất thiết phải tắm cho bé hằng ngày. Bạn có thể rửa sạch những bộ phận mà bạn cho là bị dính bẩn như mặt, tay, chân và bộ phận vệ sinh của bé cẩn thận và chu đáo là được. Chúng ta được làm quen với cách vệ sinh này với những tên gọi như vệ sinh một phần hay vệ sinh cơ bản, vệ sinh đầu và đáy.
Khi thực hiện vệ sinh tắm rửa cho bé thì nên chọn thời điểm bé còn tỉnh táo, chưa buồn ngủ và không quấy rối, khóc lóc. Điều này sẽ khiến bé phối hợp với việc vệ sinh của mẹ hơn và đem lại cảm giác thoải mái cho bé.

Thực ra, mẹ không cần nhất thiết phải tắm cho bé mỗi ngày. Thay vào đó, bạn có thể muốn rửa mặt, cổ, tay và bộ phận sinh dục của chúng một cách cẩn thận. Theo cách mà các mẹ thường gọi là vệ sinh “đầu và bộ phận vệ sinh” của bé. Điều mẹ cần chuẩn bị là một ít nước (nếu trời lạnh thì nên chuẩn bị nước ấm vừa phải), khăn tắm chuyên dùng của bé, sữa tắm và gội cho trẻ nhỏ, khăn lau khô, tã và một bộ quần áo mới cho bé thay.
Tiến hành vệ sinh tắm rửa cơ bản cho trẻ.
Việc tắm rửa chắc hẳn không còn xa lạ với các mẹ đã có em bé trước đó, nhưng với những mẹ lần đầu làm mẹ thì chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn được đưa ra dưới đây.
Bước chuẩn bị trước khi tắm cho bé.
Bé từ một tuổi đến 3 tuổi thể bé đã khá cứng cáp. Mẹ không cần phải cho bé nằm rồi cởi đồ áo cũ ra như khi còn ở tuổi sơ sinh nữa. Mẹ hãy cởi bỏ đồ áo cũ đã bẩn trên người bé ( đối với đồ áo không gài cúc thì nên chú ý đến lúc cởi ở phần cổ và đầu tránh chạm mạnh vào tai gây đau bé). Nhẹ nhàng cởi bỏ bỉm hoặc quần của bé, nếu có chất bẩn bên trong. Chuẩn bị sẵn một khăn và quấn quanh người cho bé khỏi lạnh trước khi tắm.
Tắm toàn bộ cơ thể cho bé.
Nếu tắm bình thường cho bé thì bắt đầu từ gội đầu, làm ướt tóc rồi lấy một lượng nhỏ vừa đủ dầu gội của trẻ và xoa nhẹ để tạo bọt, tránh bọt xà phòng vào mắt khiến bé khó chịu. Sau đó, gội lại với nước sạch. Tiếp theo đó, bạn kì cọ, tắm sạch cho bé, từ mặt (làm sạch ghèn ở mắt, dùng khăn tắm làm sạch tai…) rồi cổ, tay và toàn bộ cơ thể. Sử dụng xà phòng tắm của trẻ để tắm. Chú ý, mẹ cần làm sạch phần mông và bộ phận sinh dục cho bé. Sau khi hoàn thành tất cả thì dùng khăn thấm khô và quấn cho bé.
Lưu ý là việc tắm cho trẻ cần diễn ra nhanh chóng, không kéo dài tránh bé bị lạnh, hạ nhiệt độ cơ thể, tiến hành nhẹ nhàng và kiên nhẫn, yêu thương.
Tiến hành vệ sinh cơ bản cho bé.
Nếu trời quá lạnh hoặc bé bị ốm như đã nói ở trên thì bạn cũng làm tương tự như khi tắm toàn bộ cho bé. Khác ở chỗ bạn tránh gội đầu và chỉ vệ sinh những bộ phận cần thiết như mặt, tay, chân, mông và bộ phận sinh dục để bé thoải mái hơn thôi. Hạn chế cho bé tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh khi bé ốm, nếu cần chỉ nên dùng khăn, thấm nước ấm, vắt qua và lau các bộ phận cho bé.

Sau khi làm xong công việc tắm rửa cho bé thì bạn nhanh chóng làm khô người bé và mặc đồ áo, bỉm vào cho bé cẩn thận.
Để tránh bé quấy khóc và giúp bé thư giãn hơn thì bạn có thể trò chuyện với bé. Dùng giọng nói và cử chỉ yêu thương, vui vẻ tạo cho bé cảm giác thích thú với việc tắm rửa. Điều này cũng giúp cho trẻ trong việc tập nói. Người lớn càng nói chuyện, trẻ sẽ lắng nghe, làm quen dần và hình thành khả năng nói nhanh hơn.
Đảm bảo an toàn khi tắm cho bé.
Nếu trẻ không chơi quá bẩn và bạn giữ gìn thật tốt cho bé thì bạn cũng không cần phải tắm cho bé mỗi ngày, Nhưng nếu thời tiết, sức khỏe bé cho phép và bé tỏ ra thích thú với việc được tắm thì không vì lý do gì mà bạn không tắm mỗi ngày cho bé cả.
Thời điểm tốt để tắm cho bé là buổi chiều. Không nên tắm cho bé quá khuya, sau khi bé ăn no và khi bé quá đói, quá mệt hay vừa hoạt động nhiều chảy mồ hôi.
Nơi tắm cho bé phải kín gió, thông thoáng và ấm áp để bé không bị lạnh quá khi đã cởi bỏ hết đồ áo.
Đảm bảo rằng mẹ đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để tắm và thay đồ cho bé từ trước đó. Những thứ đó có thể bao gồm thau đựng nước, nước tắm, khăn (khăn tắm và khăn lau khô sau khi bé tắm), xà bông tắm và thứ không thể thiếu là đồ áo sạch để thay và bỉm, tã.
Một vài lưu ý trong suốt quá trình tắm cho bé.
Nước dùng để tắm cho bé là nước ấm, không quá nóng. Để xác định nhiệt độ nước đã phù hợp hay chưa thì mẹ có thể dùng tay để thử trước. Việc này rất cần thiết vì nếu nước quá nóng bé có thể bị bỏng do da bé còn non nớt và ngược lại, nước quá lạnh bé sẽ bị lạnh, giảm nhiệt. Nếu có điều kiện, mẹ cũng có thể dùng nước đun của các loại thảo dược, cây thuốc để tắm cho bé giúp bé tránh được rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
Nếu trẻ 1 tuổi còn quá nhỏ thì bạn có thể bế bé đặt ngồi trên đùi bạn và nghiêng đầu bé về tư thế thuận lợi nhất để gội đầu và rửa mặt cho bé tránh xà phòng vào mắt bé.
Tóc bé sau khi gội cần làm khô ngay bằng khăn hoặc sấy, không để bé giữ đầu ướt quá lâu, bé có thể bị cảm lạnh vì điều đó.
Nếu muốn cho bé ngồi vào thau, chậu tắm thì nên nhẹ nhàng hạ bé ngồi vào thau tắm, dùng tay đỡ đầu và cổ của bé và giúp bé ngồi thăng bằng trước.
Nếu muốn sử dụng xà bông, dầu để tắm cho bé thì nên tắm ở ngoài trước khi để bé vào thau và không hòa dầu tắm vào chậu cho bé ngồi ngâm.
Trong quá trình tắm cho bé không nên đi chỗ khác và để bé ở lại một mình. Bạn sẽ không biết được trẻ gặp phải vấn đề gì khi người lớn đi khỏi. Trẻ có thể nghịch sữa tắm và các dụng cụ khác ở trong phòng tắm, trẻ cũng có nguy cơ bị đuối nước nếu chẳng may khi ngồi vào thau, bồn tắm mà mất thăng bằng.
Mát xa cho bé khi tắm và sau khi tắm để bé thư giãn và có một giấc ngủ sâu, chất lượng.
Nếu trẻ có những biểu hiện như sợ nước, sợ tắm, quấy khóc khi tắm thì bạn có thể tập làm quen cho bé bằng việc thấm khăn và lau trước hoặc là cùng tắm chung với bé. Về sau trẻ sẽ quen dần với việc đó.

Quần áo sau khi tắm xong của bé không nên quá bó sát điều đó sẽ khiến cho bé cảm thấy không thoải mái và không lưu thông máu tốt.
Tiến hành cắt móng tay cho bé.
Việc vệ sinh cho bé không thể không kể đến cắt ngắn móng tay và móng chân. Trẻ nhỏ thường mọc rất nhanh các phần móng tay và móng chân. Để chúng mọc quá dài có thể là nơi sinh sống, ẩn nấp của vi khuẩn, chất bẩn. Đôi khi, trẻ dùng tay để gãi gây vết thương xây xước và dụi mắt sẽ khiến vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho bé.
Sau khi tắm xong thì mẹ kiểm tra móng cho bé xem đã dài chưa, rồi dùng những loại bấm và kéo chuyên dụng để cắt móng tay, móng chân cẩn thận cho bé.
Vệ sinh tắm rửa cho bé là một việc rất cần thiết. Qua việc tắm rửa sạch cho bé phần nào thể hiện tình yêu thương của người lớn dành cho trẻ. Giúp chúng tránh khỏi những bệnh tật, trở nên sạch sẽ và gọn gàng, sáng sủa hơn.