Vắc xin phế cầu đã cứu sống hàng ngàn trẻ em như thế nào?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sức đề kháng ở trẻ nhỏ đang còn rất non yếu, rất khó chống lại sự tấn công của các chủng virus và vi khuẩn. Giao mùa là những thời điểm mà bé dễ mắc bệnh nhất. Bệnh phế cầu chính là một trong những bệnh nguy hiểm nhưng lại dễ gặp ở trẻ nhỏ. Vậy có vắc xin hay cách phòng ngừa bệnh phế cầu nào hữu hiệu không?

Bệnh phế cầu ở trẻ nhỏ

Bệnh phế cầu ở trẻ nhỏ gây ra bởi tác nhân là phế cầu khuẩn – một loại khuẩn có tính truyền nhiễm qua đường hô hấp. 

Tuy nó có tên gọi là “phế cầu” nhưng nó là nguyên nhân chính làm lây lan bệnh viêm phổi ra ngoài cộng đồng, hay căn bệnh viêm màng não ở trẻ em và người già, hoặc tình trạng nhiễm trùng huyết ở những người bị mắc căn bệnh thế kỷ HIV.

Bất cứ một ai cũng có thể bị tác động bởi khuẩn phế cầu. Thế nhưng, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề do khuẩn này tấn công:

tiêm vác xin phế cầu
tiêm vác xin phế cầu
  • Trẻ em 0 – 2 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • Những người có bệnh lý nền: đái tháo đường, tim mạch, các vấn đề về gan, thận.
  • Người hút thuốc lâu năm, phổi đã bị suy yếu.
  • Những người có thể trạng cơ thể yếu, hay mắc bệnh vặt như sổ mũi, cảm cúm,…
  • Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm chéo cao như bệnh viện.

Như vậy có thể thấy được rằng, bệnh phế cầu thường có xu hướng hướng đến những đối tượng đặc biệt: người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh,… tất cả những đối tượng này đều có một sức đề kháng, một hệ miễn dịch yếu ớt nhất.

Mức độ nguy hiểm mà căn bệnh “quái ác” mang tên phế cầu có thể gây ra

Như các loại bệnh khác, virus hay vi khuẩn gây bệnh thường chỉ gây ra một bệnh giống như tên gọi thôi. Nhưng, với bệnh phế cầu thì lại khác. Người bị nhiễm phế cầu khuẩn không chỉ bị viêm phổi, họ còn có thể nhiễm hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm khác như: viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa, viêm màng não, nặng hơn là áp xe não,… Viêm phổi phế cầu và viêm tai giữa là hai bệnh phổ biến hơn cả do phế cầu khuẩn gây ra.

Nó gây ra hàng loạt bệnh có độ mức độ nguy hiểm cao như vậy, nguyên nhân do đâu?

Phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae – virus có tính truyền nhiễm, trú ngụ trong tai, mũi, họng của con người. Nó tuy không gây bệnh ở những người khỏe mạnh nhưng ở người già và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của họ suy yếu và rất nhạy cảm nên rất dễ bị loại khuẩn này tấn công.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh phế cầu và triệu chứng 

Trên thực tế, hầu hết những người có tiếp xúc với loại khuẩn này đều không có dấu hiệu và triệu chứng. 

Lý giải điều này là do hệ miễn dịch và sức đề kháng ở những cơ thể khỏe mạnh đã ngăn cản vi khuẩn này di chuyển đến những nơi khác. Còn đối với những người có thể trạng cơ thể kém, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiến sâu và nhanh hơn từ cổ họng vào phổi, rồi tiếp đến các mạch máu, vào tai giữa, và não bộ.

Phác đồ điều trị bệnh phế cầu cho trẻ nhỏ

Trước khi có phác đồ điều trị phù hợp, các mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế và bệnh viện để được chẩn đoán xem có mắc bệnh này hay không?

Để tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám về các triệu chứng của bệnh. Phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác mà được chỉ định làm các kiểm tra tương ứng như:

  • Chụp X-quang ngực để đánh giá xem phổi đã bị tác động đến mức nào, đã đến mức viêm phổi hay chưa? Bằng cách này, bác sĩ cũng sẽ biết được trong phổi có bị tụ dịch mủ hay không?
  • Chọc dò thắt lưng để xét nghiệm dịch não tủy, phát hiện bệnh viêm màng não.
  • Lấy dịch đờm, chất nhầy từ mũi, dịch phổi,… để làm xét nghiệm.

Một khi phát hiện cơ thể bị nhiễm khuẩn phế cầu, các bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Những người bị bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Một số trường hợp ngoại lệ, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thêm kháng sinh để phòng ngừa xảy ra biến chứng sau này.

Những người bệnh ở mức độ nặng hơn, sử dụng kháng sinh là điều bắt buộc. Dùng loại kháng sinh nào? Liều lượng bao nhiêu? Trong thời gian bao lâu? … sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi đã được chẩn đoán một cách chính xác thông qua các xét nghiệm đã làm trước đó.

Với những trường hợp đã bị nhiễm trùng nặng, những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng rất dễ xảy ra. Lúc này, sử dụng kháng sinh qua đường uống đã không có tác dụng và phải thay thế bằng cách tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch. Các liệu pháp thở oxy hay những hình thức điều trị khác cũng sẽ dần được áp dụng tùy thuộc vào mức độ của bệnh. 

Phòng ngừa bệnh cùng vắc xin phế cầu

Tiêm phòng vắc xin từ lâu đã được khuyến cáo là cách nhanh nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất giúp bé yêu phòng ngừa được mọi loại bệnh. 

Với bệnh phế cầu cũng vậy, tiêm vắc xin phế cầu sẽ giúp bé được bảo vệ khỏi sự tác động của khuẩn phế cầu.

Trên thị trường Việt Nam, hiện nay đang lưu hành 2 loại vắc xin phế cầu: vắc xin Synflorix của Bỉ và Prevenar 13 của Anh.

Vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu

Vắc xin Synflorix (Bỉ)

Với những em bé dưới 1 tuổi sử dụng vắc xin của Bỉ nên được tiêm phòng ngừa đủ 4 mũi vắc xin phế cầu, bao gồm:

  • 3 mũi 1 – 2 – 3 khi bé được đủ 2 – 3 – 4 tháng tuổi
  • 1 mũi nhắc lại 6 tháng sau mũi thứ 3.

Hoặc cũng có thể tiêm:

  • 3 mũi 1 – 2 – 3 khi bé được đủ 2 – 4 – 6 tháng tuổi
  • 1 mũi nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.

Trong trường hợp bé ở độ tuổi từ 7 – 11 tháng tuổi chưa được tiêm mũi nào trước đó sẽ được tiêm 3 mũi với lịch cụ thể là:

  • Mũi 1: Bắt đầu từ 7 tháng tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
  • Mũi 3 (mũi nhắc lại) có thể tiêm cách mũi 2 ít nhất 2 tháng hoặc có thể khi bé được 1 tuổi.

Trong trường hợp khi bé được 1 tuổi và dưới 23 tháng tuổi, hoặc bé được 24 tháng đến 5 tuổi bé sẽ được tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Mũi bắt đầu
  • Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng

Vắc xin Prevenar 13 (Anh)

Với những bé dưới 1 tuổi lựa chọn sử dụng vắc xin Prevenar của Anh, nên được tiêm vào các thời điểm như:

  • Mũi 1: khi được ít nhất 6 tuần tuổi
  • Mũi 2: Sau mũi 1 từ 30 ngày trở lên
  • Mũi 3: Sau mũi 2 từ 30 ngày trở lên
  • Mũi 4 (mũi nhắc lại) khi bé được 11 – 15 tháng tuổi, hoặc cách mũi thứ 3 ít nhất 2 tháng.

Trường hợp bé ở độ tuổi từ 7 – 11 tháng mà chưa được tiêm mũi nào trước đó, sẽ được tiêm 3 mũi:

  • Mũi 1: Bé được ít nhất 7 tháng tuổi
  • Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3 (mũi nhắc lại): khi bé được 1 tuổi hoặc cách mũi 2 ít nhất 2 tháng tuổi.

Trường hợp bé ở độ tuổi 12 – 23 tháng mà chưa được tiêm mũi nào trước đó, bé sẽ được tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: bé được ít nhất 12 tháng
  • Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng

Trường hợp cuối cùng, bé được 24 tháng tuổi trở lên chưa được tiêm mũi nào trước đó, sẽ được tiêm 1 mũi duy nhất mà thôi.

Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bé được an toàn, được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Tuy vắc xin phế cầu không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm miễn phí) và có giá thành khá cao, nên mẹ cần cân nhắc và có sự chuẩn bị về mặt kinh tế thật vững chắc để bé yêu được tiêm phòng đầy đủ nhất, bảo đảm bé có một nền tảng sức khỏe thật vững chắc để tiếp bước tương lai.