Vắc xin 5in1: 1 mũi tiêm phòng trúng 5 loại bệnh

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Đưa bé đi tiêm phòng chính là cách giúp bé được bảo vệ nhanh nhất và hiệu quả nhất khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Bé yêu hiện tại mấy tháng tuổi? Bé đã đi tiêm phòng những mũi vắc xin phòng bệnh nào hay chưa? Hai tháng tuổi, bé đã phải được tiêm phòng vắc xin 5in1 mũi đầu tiên. Vậy mẹ đã biết gì về mũi tiêm này? 

Vắc xin 5in1 phòng ngừa 5 loại bệnh khác nhau

Vắc xin 5in1 là một loại vắc xin được tích hợp phòng được 5 loại bệnh truyền nhiễm khác nhau chỉ trong 1 mũi tiêm. Bao gồm: bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib.

Vắc xin 5in1 1 mũi tiêm phòng trúng 5 loại bệnh
Vắc xin 5in1

Bệnh bạch hầu

Tên khoa học là Diphteria, là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây nên. Khi bị bệnh bạch hầu, bé sẽ có những biểu hiện viêm ở vùng hầu họng. Những vùng viêm này sẽ chuyển sang màu trắng ngà hoặc hơi xám.

Bệnh ho gà

Tên khoa học là Pertussis, là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính của hệ hô hấp. Khi bị bệnh ho gà, các bé sẽ ho các cơn kéo dài liên tục. Hệ quả sau mỗi lần ho như vậy, bé trở nên tím tái và thở dốc hơn bình thường. Nếu bệnh nặng, có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Bệnh uốn ván

Tên khoa học là Tetanus, là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Khi bị khuẩn uốn ván tấn công, các bé sẽ gặp phải tình trạng co cơ, cứng cơ gây đau đớn, đặc biệt là ở vùng mặt, hàm,…. Tình trạng nặng nhất sẽ khiến bé tử vong.

Bệnh viêm gan B

Tên khoa học là Hepatitis B, là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và mạn tính do siêu virus viêm gan B (HBV) gây ra. Khi bị bệnh viêm gan B cơ thể bé sẽ có một số biểu hiện như nôn mửa, vàng da, mệt mỏi,… Sẽ cần một khoảng thời gian dài, từ 30 – 180 ngày để các triệu chứng này bắt đầu khởi phát ra ngoài.

Bệnh viêm phổi và viêm màng não bởi tác nhân  Hib 

Là các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Haemophilus Influenzae type B gây ra. Mắc những căn bệnh do Hib gây ra, bé có thể bị phù não do các vết viêm. Hậu quả sau này, sẽ để lại các di chứng nặng nề cho bé như bại não, trí tuệ chậm phát triển, động kinh,… Ở mức độ nặng, nó cũng có thể khiến bé tử vong vì phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng, khiến bé không thể tự thở được.

Phân loại vắc xin 5in1

Hiện nay, có 3 loại vắc xin 5in1, bao gồm: vắc xin Pentaxim của Pháp, vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc và vắc xin Combe Five của Ấn Độ. Hai vắc xin Quinvaxem và Combe Five đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí của Chính phủ. Tuy nhiên, vắc xin Combe Five vẫn được sử dụng tiêm chủng rộng rãi hơn.

Vắc xin Combe Five

Là một loại vắc xin có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và được sản xuất tại công ty Biological E. Nó được cấp phép và đưa vào sử dụng rộng rãi  trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 5 năm 2017 đến nay. Thành phần kháng nguyên của vắc xin này là các ho gà nguyên bào nên sau khi tiêm, sẽ gây ra các phản ứng phụ như sưng đỏ vùng tiêm khiến bé sốt cao và quấy khóc.

Vắc xin Pentaxim

Là một vắc xin có nguồn gốc từ đất nước Pháp và được sản xuất bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteurs. Vắc xin này không được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu muốn sử dụng vắc xin này, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế tiêm dịch vụ. Thành phần kháng nguyên của vắc xin này là các ho gà vô bào ít gây các phản ứng phụ như sưng đỏ, sốt,.. cho bé..  

Lịch tiêm chủng vắc xin 5in1 cho bé

Vắc xin 5in1 sẽ được sử dụng cho các em bé được tối thiểu 2 tháng tuổi. Liệu trình tiêm sẽ được bao gồm 4 mũi:

Mũi 1: Bé được tối thiểu 2 tháng tuổi

Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng

Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 1 tháng

Mũi 4 (mũi nhắc lại): tốt nhất nên được tiêm khi bé được 18 tháng tuổi. Còn không, có thể tiêm khi bé ở trong giai đoạn 15 – 24 tháng tuổi.

Ở Việt Nam, mũi tiêm 5in1 nhắc lại cho bé thường chỉ phòng 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván. Thời điểm tiêm là khi bé được 18 tháng tuổi.

Tiêm vắc xin này, mẹ có thể lựa chọn hai hình thức tiêm: tiêm miễn phí tại trạm y tế xã phường theo chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc tiêm dịch vụ (tiêm có trả phí) tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm.

Tiêm vắc xin 5in1 bé có bị sốt không?

Mỗi lần tiêm mẹ đều có thắc mắc: “Tiêm về bé có bị sốt không?”. Thì câu trả lời là tùy vào mũi tiêm mà bé có thể bị sốt, hoặc là không.

trẻ bị sốt sau khi tiêm
trẻ bị sốt sau khi tiêm

Với mũi tiêm phòng vắc xin 5in1, bé có thể sẽ bị sốt dù là tiêm loại của Pháp hay loại của Ấn Độ. Tuy nhiên, mức độ sốt và sưng tấy sẽ là khác nhau.

Lý giải cho điều này là sự khác nhau về thành phần ho gà có trong đó. Nếu như ở vắc xin Pentaxim chứa thành phần ho gà vô bào, thì ở vắc xin Combe Five lại là thành phần ho gà nguyên bào, dễ gây sưng tấy thành cục tại vị trí tiêm. Nhiều bé có thể có phản ứng sốt cao khi tiêm Combe Five. Còn các bé tiêm Pentaxim không bị sưng tấy vết tiêm và chỉ hơi nóng đầu một chút thôi.

Những điều mẹ cần lưu ý trước, trong và sau khi cho bé đi tiêm vắc xin 5in1

Sau khi cho bé đi tiêm về, bố mẹ cần bắt buộc phải lưu ý các điều sau để có thể chăm sóc bé được tốt nhất và hơn hết là đề phòng được các phản ứng phụ sau đó.

Tiêm vắc xin 5in1  cho bé
Tiêm vắc xin 5in1 cho bé

Khám sàng lọc

Bất cứ người nào, dù là người trưởng thành hay trẻ em, dù là tiêm theo hình thức nào, trước khi tiêm đều cần được phải khám sàng lọc trước đó. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của con ít nhất là trong vòng 1 tuần gần nhất. Làm điều này để đảm bảo bé đã đủ điều kiện và sức khỏe để được tiêm phòng.

Sổ tiêm

Luôn mang theo sổ tiêm của bé để đối chiếu thông tin cũng như ghi chép và đặt lịch hẹn cho mọi mũi tiêm.

Ở lại theo dõi

Sau khi tiêm, bắt buộc mẹ phải cho bé được ở lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm của bé. Nhiều mẹ vẫn thường chủ quan, lơ là khi mới được 10 – 15 phút, mẹ đã cho bé về. Điều này là vô cùng nguy hiểm, khi các phản ứng thường chẳng chừa bất cứ một ai.

Quan sát bé

Sau khi về nhà, mẹ cần quan sát thật kỹ càng các biểu hiện của con để nếu có những biểu hiện bất thường, bố mẹ có thời gian để xử lý kịp thời.

Chăm sóc bé khi bé có phản ứng sốt

Bé sốt nhẹ dưới 38 độ C, bố mẹ chỉ cần dùng khăn ấm chườm trán, nách, cổ và bẹn cho bé để hạ sốt.

Bé sốt cao trên 38.5 độ C, bố mẹ bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt mà các bác sĩ đã chỉ định và khuyến cáo trong quá trình thăm khám và tư vấn.

Mặc quần áo thông thoáng, cho bé uống nhiều nước hoặc oresol hoặc các nước hoa quả giàu vitamin C như nước cam,… sẽ giúp bé không bị mất nước.

Không sử dụng mẹo

Tuyệt đối không sử dụng các mẹo dân gian đắp bất kỳ thứ gì lên miệng vết tiêm cho bé để giảm sưng, giảm đau. Nó có thể gây nhiễm trùng, rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Tiêm phòng vắc xin là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất giúp các bé yêu tránh được các căn bệnh truyền nhiễm có tính nguy hiểm cao. Bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bé.