Trẻ sơ sinh khóc dạ đề – làm sao để hết?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Khác với người trưởng thành, trẻ sơ sinh thường biểu đạt cảm xúc, mong muốn và nhu cầu của mình thông qua một cách đặc biệt – tiếng khóc. Mỗi tiếng khóc khác nhau sẽ biểu đạt một điều khác nhau. Từ nhu cầu được ăn, được đi chơi, được làm sạch cơ thể,… Tuy nhiên, có một kiểu tiếng khóc của bé khiến nhiều mẹ và nhiều gia đình trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, đó là khóc dạ đề. Trẻ sơ sinh khóc dạ đề ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào? Mời độc giả dành ra một vài phút để đi tìm lời giải đáp có ngay tại bài viết này.

Định nghĩa về khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Khóc dạ đề hay còn có một cái tên khác nghe khoa học hơn là hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh. Bé bị khóc dạ đề có thể ngoan ngoãn cả ngày chẳng có tiếng khóc nào. Thế nhưng cứ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là từ khoảng chiều tối về đêm – giờ gà lên chuồng, bé lại cứ khóc mà không có cách nào dỗ nổi.

Các nhà nghiên cứu cũng chưa có một lý do cụ thể nào để giải thích cho hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh này. Đã có rất nhiều giả thiết cho rằng đây chính là cách để bé xả stress cuối ngày. Tuy nhiên, giả thiết vẫn là giả thiết và chưa được làm sáng tỏ trên thực tế.

bé ngủ bị khóc dạ đề
Bé sơ sinh ngủ

Các bé gặp phải hiện tượng khóc dạ đề thường có các đặc trưng không thể lẫn đi đâu được. Những đặc điểm của một bé khóc dạ đề bao gồm:

  • Bé khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ một ngày. Thời điểm bé bị hội chứng Colic có lẽ thường bắt đầu từ 5 – 6 giờ chiều hằng ngày.
  • Bé khóc ít nhất 3 ngày 1 tuần và 3 tuần 1 tháng chính là tần suất khóc của một em bé bị hội chứng Colic “ghé thăm”
  • Trong khi khóc, bé thường nhắm tịt mắt vào và khóc, cơ thể có xu hướng rướn lên phía trên và rất khó dỗ nín. Mặt bé có thể tím tái lại do khóc quá to và liên tục.

Phân biệt em bé khóc dạ đề và em bé nhạy cảm

Em bé khóc dạ đề và em bé nhạy cảm đều có chung một đặc điểm là có tính khí khá khó chịu và khó chiều. Tuy nhiên, ở các bé cũng có những đặc điểm khá dễ nhận biết như:

Sinh hoạt

Các bé bị Colic ăn uống sinh hoạt bình rất bình thường và cố định còn các bé nhạy cảm lại thất thường, đòi ăn thường xuyên kể cả trong khi ngủ.

Phản ứng với tiếng ồn

Các bé Colic không có những phản ứng tiêu cực với tiếng ồn đâu, nhưng ngược lại, các bé nhạy cảm lại rất sợ người lạ và có những biểu hiện mẫn cảm với tiếng ồn và tiếng động mạnh.

Thời gian khóc

Bé Colic chỉ khóc một vài tiếng về chiều tối và đêm nhưng bé nhạy cảm lại có thể khóc cả ngày lẫn đêm và với tần suất nhiều hơn bình thường.

Thời điểm kết thúc

Tin vui cho các mẹ có bé khóc dạ đề là tình trạng này sẽ giảm dần khi bé được 4 tháng tuổi, và kết thúc hoàn toàn khi bé được 6 tháng tuổi. 

Còn các bé nhạy cảm, thời gian quấy khóc của bé có thể kéo dài đến khi bé đón sinh nhật đầu tiên trong đời: mốc 1 tuổi.  

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề được đặt giả thuyết bởi 4 nguyên nhân sau

3 tháng đầu tiên chính là khoảng thời gian các bé hay mắc hội chứng Colic nhất. Số liệu nghiên cứu thống kê đã cho biết được rằng cứ 3 trẻ sơ sinh chào đời thì sẽ có 1 bé có hiện tượng khóc dạ đề. Như vậy, tỷ lệ trẻ sơ sinh khóc dạ đề là rất cao, khiến nhà nhà trở nên lo lắng, người người làm cha làm mẹ trở nên căng thẳng và lo âu.

trẻ sơ sinh khóc dạ đề
trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Như đã được đề cập, nguyên nhân gây ra hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được tìm ra. Do vậy, hiện tại cũng chưa có bất kỳ một phương pháp nào được coi là đặc trị được hiện tượng này.

Đã có nhiều giả thuyết nguyên nhân khiến bé khóc dạ đề bao gồm:

Tâm lý của mẹ

Tâm lý của mẹ trong quá trình mang thai cũng như trong thời gian ở cữ chăm sóc con nhỏ cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé yêu, khiến bé khóc thét hằng tối, hằng đêm. Đây có lẽ là một giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất. Lý do là bởi trong quá trình mang bầu, nếu tâm lý của mẹ luôn bất an, lo lắng cũng sẽ khiến tâm lý, não bộ và cả sự phát triển thể chất của bé bị ảnh hưởng.

Do bị kích thích

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bé bị kích thích như về âm thanh, ánh sáng,… Tuy nhiên, khi còn là thai nhi, những âm thanh trong cơ thể mẹ như tiếng nhịp tim đập, tiếng dòng máu chảy, tiếng dạ dày mẹ tiêu hóa thức ăn,… đã khiến bé quen dù nó có cường độ khá to. Nhưng, những âm thanh ở ngoài thực tế lại khác xa với những âm thanh đó nên nó có thể là nguyên nhân khiến bé bị kích thích quá mức, tạo áp lực lên sự tiếp nhận của bé.

Do hệ tiêu hóa 

Trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa đủ khả năng tiêu hóa hết mọi dưỡng chất có trong sữa mẹ. Sữa mẹ tuy là duy nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nếu không tiêu hóa và hấp thụ hết sẽ khiến bé bị đau tức vùng bụng.

Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa hợp lý trên phương diện bé chỉ khóc vào buổi chiều tối, mà không phải ở bất cứ thời điểm nào khác. Nếu bé quấy khóc sau mỗi bữa ăn, rất có thể bé đang gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày.

Bé bị đau, khó chịu

Các cơn đau thường gặp ở trẻ nhỏ có thể đến từ các nguyên nhân như đau tai, loét miệng,… hoặc các bệnh ngoài da. Nhưng nếu bé vẫn khỏe mạnh, vui chơi bình thường vào ban ngày và quấy khóc vào ban đêm thì có thể xem xét đó là dấu hiệu bé bị đau bụng. Hoặc bé cũng có thể quấy khóc khi tã, bỉm bé đang bị bẩn hoặc quá chật chội.

bé ngủ khóc dạ đề
bé ngủ khóc dạ đề

Có thể làm giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ bằng cách nào?

Em bé khóc dạ đề không phải xuất phát từ các nguyên nhân về bệnh lý, kết hợp với việc chưa tìm ra nguyên nhân khiến bé khóc như vậy. Nên vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào điều trị dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên, sẽ là cần thiết nếu bố mẹ biết một vài điều có thể khiến bé bớt căng thẳng hơn như:

  • Tạo cho bé một không gian quen thuộc cùng với việc được mẹ ôm ấp sẽ giúp bé bình tĩnh lại. Được mẹ truyền hơi ấm, mùi hương và nhịp tim quen thuộc của mẹ chắc chắn sẽ giúp bất kỳ ai cũng giảm tải được căng thẳng.
  • Cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương cũng có thể khiến bé quên đi những sự khó chịu hiện tại.
  • Cho bé bú mẹ cũng là một giải pháp vì bú mẹ là biện pháp hàng đầu giúp bé trấn an. Nhưng một khi bé đã không muốn bú, tuyệt đối không bắt ép bé.
  • Massage vùng bụng cho bé sẽ giúp loại bỏ được các bọt khí trong bụng khiến bé bị trào ngược.
  • Một chế độ ăn của mẹ cũng nên tránh xa các loại thực phẩm có tính kích ứng đường ruột như caffeine, hành, tỏi, socola,…
  • Đưa bé vào một môi trường khác yên tĩnh hơn, ít ánh sáng hơn để bé bớt nhạy cảm.
  • Tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian, thảo mộc tự nhiên khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Các mẹo dân gian tuy được truyền lại bởi những người có kinh nghiệm nhưng không phải điều nào cũng đúng.

Những em bé khóc dạ đề thường vẫn sẽ ăn, ngủ, nghỉ và phát triển bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Thứ bố mẹ cần quan tâm lúc này là chờ đợi thời gian qua đi, âu yếm, ôm ấp bé nhiều hơn mỗi khi bé bị căng thẳng và tạo cho bé một nếp sinh hoạt ổn định. Nếu có những bất thường, nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ là điều cần thiết.