Hệ tiêu hóa của bé sẽ phát triển nhanh chóng khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Lúc này, bé cần nhiều dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Một trong số đó phải kể đến là các loại hạt hữu cơ. Vậy, hạt hữu cơ là gì? Nó có những tác dụng vượt trội như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay top 8 loại hạt hữu cơ giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm được các mẹ ưa chuộng nhất hiện nay.
Hạt hữu cơ là gì?
Thời nay, khi ngành công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh mẽ, sức khỏe con người cũng được chú trọng thì xu hướng tiêu dùng thực phẩm “sạch” càng ngày được ưa chuộng rộng rãi. Cụm từ “hạt hữu cơ” xuất hiện phổ biến trên các bao bì thực phẩm tiêu dùng, nhất là đối với thực phẩm dành riêng cho trẻ em. Vậy nó là gì?
Hạt hữu cơ là các loại hạt có xuất thân từ những trang trại hữu cơ, được canh tác, chăm bón bằng hình thức hữu cơ, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân b hóa học. Sau khi được thu hoạch, nó sẽ được xử lý, đóng gói theo đúng quy trình, đảm bảo được chất lượng.
Trong điều kiện được sấy khô, các loại hạt vô cơ có thể sử dụng trong thời gian khá dài, nhưng với các loại hạt hữu cơ, hạn sử dụng của nó kể từ khi đóng gói xuất bán ra ngoài thị trường chỉ khoảng vài tháng.
Top 8 hạt hữu cơ được các mẹ ưa chuộng cho bé ăn dặm nhất hiện nay
Hạt diêm mạch (Quinoa)
Nhắc đến hạt hữu cơ đầu tiên phải kể đến hạt diêm mạch. Hạt diêm mạch, hay còn gọi là hạt quinoa, là một hạt có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng với tất cả mọi lứa tuổi. Trong hạt này có chứa 2,3% omega 3, 9% nước, 15% protein, 70% glucid, chất xơ cùng các khoáng chất khác. Glucid có trong hạt diêm mạch có chứa tất cả các axit amin tương đương trong sữa. Các khoáng chất trong đó bao gồm canxi, magie, sắt, đồng, kẽm, mangan, photpho,… cùng nhóm các vitamin như B2, C, B và E rất có lợi với hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của bé.
Có đến 12 loại quinoa khác nhau nhưng chỉ có 3 loại là phổ biến hơn cả là hạt diêm mạch trắng, diêm mạch đỏ và diêm mạch đen. Lớp vỏ ngoài của hạt này có chứa saponin có vị đắng nên các động vật cũng như côn trùng không thích ăn. Do vậy, hạt này rất sạch sẽ.
Đậu lăng
Đậu lăng có hai loại là đậu lăng trắng và đậu lăng đỏ. Nó có hàm lượng chất béo ít nhưng lại rất giàu protein, chất xơ và khoáng chất khác. Đậu lăng cũng có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bé, giúp giảm nguy cơ táo bón thường thấy ở trẻ, hỗ trợ quá trình thải độc ở gan,…
Đậu gà
Trong các loại hạt đậu hữu cơ, có lẽ đậu gà được ưa chuộng hơn cả bởi nó có giúp cơ thể bổ sung được cả nguồn chất béo và nguồn chất xơ. Hơn nữa, trong đậu gà có chứa cả vitamin K – một loại vitamin có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi giúp các cấu trúc xương khớp được khỏe mạnh, tăng chiều cao cho bé.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan tuy có hình dáng bé xíu nhưng tác dụng của nó lại khiến con người ta bất ngờ. Sử dụng đậu Hà Lan thường xuyên trong các bữa ăn không chỉ giúp bé giải quyết tình trạng táo bón mà nó còn giúp cơ thể chống viêm, chống oxy hóa giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.
Hạt óc chó
Không chỉ trong giai đoạn bé ăn dặm, mà ngay từ khi còn là bào thai trong bụng, óc chó cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu. Trong hạt óc chó có chứa nhiều omega 3, vitamin E,… giúp phát triển trí não cho bé. Cá hồi được biết đến là loại thực phẩm có chứa hàm lượng omega 3 cao bậc nhất. Nhưng nhiều người lại không biết rằng óc chó còn chứa chất dinh dưỡng này cao gấp 3 lần cá hồi nữa đấy ạ. Quả thực, tác dụng của hạt này là không thể bỏ qua cho cả mẹ bầu và bé ăn dặm.
Hạt hạnh nhân

Giúp bé phát triển trí não, các mẹ cũng không nên bỏ qua hạnh nhân. Bởi trong hạt hạnh nhân có sự góp mặt của vitamin B2 (riboflavin) và L-carnitine có tác dụng kích thích não bộ hoạt động và phát triển mạnh mẽ.
Hạt macca
Giống như hạt óc chó và hạt hạnh nhân, hạt macca cũng rất tốt cho não bộ của bé. Hàm lượng dầu có trong macca lên đến 78% – một con số cao hơn nhiều với các hạt dinh dưỡng còn lại. Không chỉ tốt cho não bộ mà nó còn chứa hàng loạt các vitamin khác như vitamin B5 (axit pantothenic), B9 (folate) cùng các khoáng chất như kali, canxi,.. giúp thúc đẩy, hoàn thiện cấu trúc xương khớp, răng, móng và tóc.
Hạt chia
Không nhắc đến hạt chia với sức khỏe bé ăn dặm là một thiếu sót lớn. Chất xơ có trong hạt chia giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa loại bỏ các cặn bã bẩn, giúp làm sạch đường ruột và giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, sử dụng hạt chia thường xuyên còn giúp các tế bào thần kinh phát triển mạnh mẽ, giúp bé trở nên thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn, và hoạt bát hơn.
Cách chế biến thành các món ăn dặm giúp bé ngon miệng
Những loại hạt hữu cơ kể trên chỉ là số ít trong vô vàn các loại hạt hữu cơ khác nhau. Để khiến bữa ăn của bé không còn nhàm chán, ngoài việc sử dụng để nấu cháo ăn dặm bữa chính cho bé, các mẹ có thể tham khảo các bữa ăn phụ từ hạt hữu cơ sau:
Sữa đậu gà cà rốt
Nguyên liệu: 1/2 củ cà rốt nhỏ, 50 gram đậu gà, 150ml nước lọc
Cách làm: Ngâm đậu gà khoảng 4 tiếng, bóc vỏ. Sau đó thái cà rốt thành miếng nhỏ, cho lên hấp chín. Tiếp theo, cho cà rốt vào cùng đậu gà và 150ml nước đã chuẩn bị sẵn ở trên say thật mịn. Bắc lên bếp đun sôi hỗn hợp trên, để nguội và cho bé thưởng thức.
Bánh khoai lang hạt chia
Nguyên liệu: 1/2 củ khoai lang, bột yến mạch, 1 muỗng cafe hạt chia, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách làm: Hấp chín khoai lang rồi cán nhuyễn (Nên cán khi còn nóng). Trộn các nguyên liệu còn lại với nhau và nhào nhiều lần cho mịn, đều. Chia thành từng miếng nhỏ, tạo hình cho bắt mắt và cho vào lò nướng. Nướng bánh từ 15 – 20 phút ở 160 độ là hoàn thành.
Dầu hạt
Các loại hạt có chứa nhiều omega 3 như hạnh nhân, óc chó, hạt chia, macca,… nên được ép lấy dầu cho bé ăn dặm. Để ép được dầu từ các loại hạt, các mẹ cần chuẩn bị một chiếc máy ép chuyên dụng.

Cách làm như sau: Chọn một loại hạt bất kỳ, tách vỏ lấy phần nhân hạt bên trong. Đem rang sơ qua cho chín. Dùng máy ép, ép kỹ lấy hết phần dầu có trong đó. Lọc thêm một lượt nữa qua vải sạch để thu được thành phẩm. Sau đó, rót tất cả lượng dầu vừa thu được vào một hũ thủy tinh và bảo quản.
Một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng hạt hữu cơ

Mua tại các cửa hàng uy tín
Không phải cơ sở chế biến hay cửa hàng thực phẩm nào cũng được cấp phép kinh doanh các thực phẩm hữu cơ nên các mẹ cần tìm hiểu thông tin về địa chỉ cung ứng uy tín để tránh mua phải thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Mua vừa đủ
Bé ăn dặm thường chưa ăn quá nhiều mỗi bữa mà hạt hữu cơ thường có thời hạn sử dụng ngắn nên mẹ nên mua từng chút một. Tránh để lâu, quá hạn dẫn đến lãng phí.
Bảo quản đúng cách
Hạt hữu cơ vừa có thời hạn sử dụng ngắn mà cách bảo quản cũng cần được chú ý. Các loại hạt nên được đựng trong hộp kín hoặc túi zip tránh tiếp xúc với không khí, ảnh hưởng đến chất lượng.
Thay đổi luân phiên các loại hạt
Mỗi loại hạt có những lợi ích, những tác dụng riêng với cơ thể con người. Việc tiêu thụ quá nhiều một loại hạt trong một thời gian nhất định cũng không phải là điều tốt. Nó không chỉ gây chán ăn khi phải ăn quá nhiều mà nó còn làm cho cơ thể dư thừa các chất có chứa trong đó. Cho nên, việc luân phiên thực phẩm ở các bữa ăn là cần thiết.
Hạt hữu cơ thực sự có chứa những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe của bé. Mẹ hãy thường xuyên thêm vào thực đơn bữa ăn cho bé mỗi ngày để giúp bé ngon miệng hơn và được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hơn.