Tiền sản giật và những nguy cơ có thể mẹ bầu chưa biết!

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Bệnh lý tiền sản giật là một trong số những bệnh lý có thể mang lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và bé trong thai kỳ nếu mẹ chủ quan và không điều trị sớm. Chính vì thế, bài viết này giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý tiền sản giật giúp các mẹ có thể phòng, tránh hoặc kiểm tra tại cơ quan y tế khi mẹ bầu có các dấu hiệu bất thường.

Thế nào gọi là tiền sản giật?

Tiền sản giật là một rối loạn xảy ra trong thai kỳ của phụ nữ được biểu hiện qua các triệu chứng chính: Tăng huyết áp, có protein niệu và có thể phù.

Các biểu hiện triệu chứng điển hình xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ tức khoảng 3 tháng cuối.

Tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa chiếm khoảng 17% lý do gây ra tử vong cho các mẹ.

Tiền sản giật do đâu?

Tiền sản giật chưa có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên những phụ nữ bị tiền sản giật thường liên quan đến:

  • Lần đầu sinh con
  • Tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn hoặc một số rối loạn, tăng huyết áp mạn, bệnh thận…
  • Mang thai nhiều lần
  • Gia đình có tiền sử gia đình
  • Béo phì

Một vài điều sau có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sản giật

  • Mẹ có hút thuốc lá
mẹ bầu hút thuốc tăng nguy cơ mắc tiền sản giật
  • Mang thai khi chưa đủ 18 tuổi hoặc đã trên 35 tuổi
  • Đa thai
  • Đã có tiền sử về tiền sản giật

Biểu hiện điển hình của tiền sản giật

4.1 . Thể nhẹ của bệnh lý tiền sản giật

  • Tăng huyết áp: Đây là biểu hiện gặp nhiều nhất và cũng là biểu hiện có giá trị về chẩn đoán, tiên lượng.

Huyết áp càng cao thì có thể tiền sản giật càng lớn và nặng

Mẹ bầu siêu âm, đo huyết áp thường xuyên
Mẹ bầu siêu âm, đo huyết áp thường xuyên

Đặc biệt kiểm tra huyết áp sau sinh 6 tuần vẫn cao thì nguy cơ tăng huyết áp mạn tính lớn hơn, cần có chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời

  • Có protein niệu: Xuất hiện lớn hơn 300mg/ 24giờ hoặc tăng thêm 200-300mg đối với mẫu tiểu ngẫu nhiên so với protein niêu theo dõi trước đây
  • Phù: Khác so với các loại phù tím, phù dinh dưỡng hay phù do giun các mẹ cần phân biệt rõ đó chính là phù trắng, ấn lõm và mềm. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai các mẹ thông thường sẽ có biểu hiện phù sinh lý (không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe)
  • Phù sinh lý là khi các mẹ trong giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ phù một chút ở chân và chỉ cần nằm kê cao chân sẽ không còn phù nữa.
  • Phù bệnh lý làm cho mẹ bị phù toàn thân, dù có kê cao chân cũng sẽ không giảm tình trạng phù. Phù nặng có thể sẽ làm tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng não, thậm chí phù phổi, phù não.

4.2. Thể nặng của Tiền sản giật

  •  Huyết áp tăng quá cao: tâm thu lớn hơn 160mmHg hoặc tâm trương lớn hơn 110 mmHg (đo 2 lần hoặc nhiều hơn, mỗi lần cách nhau 6 giờ).
  • Tổn thương ở thận, thần kinh, bất thường ở chức năng gan, đông máu nội quản rải rác
  • Đau thượng vị, mạng sườn bên phải
  • Đau đầu hoa mắt, chóng mặt
  • Nôn, buồn nôn
  • Suy thai

4.3 Hội chứng HELLP 

Đây là một thể khi trở nên nặng hơn của tiền sản giật.

  • Thiếu máu
  • Tan máu
  • Men gan tăng cao
  • Số lượng tiểu cầu bị giảm

Nên dự phòng và điều trị tiền sản giật ra sao?

5.1 Dự phòng

  • Quản lý thai : thường xuyên theo dõi huyết áp, kết quả xét nghiệm, triệu chứng phù
mẹ bầu nghỉ ngơi thư giãn
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung đủ protein, canxi, ăn nhạt, nghỉ ngơi đủ thời gian, uống đủ nước 
  • Khám và kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời.
  • xét nghiệm sàng lọc trong thời kỳ 12 – 14 tuần để sàng lọc tiền sản giật
  • mẹ bầu không sử dụng các chất kích thích, các loại nước chứa cồn…

5.2 Điều trị khi bị tiền sản giật

Tiền sản giật thể nhẹ

–  Tùy vào mức độ tình trạng bệnh có thể theo dõi huyết áp 2 lần mỗi ngày và điều trị ngoại trú.

– Nghỉ ngơi thư giãn mẹ bầu nên năm nghiêng

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bữa ăn giàu protein và nên ăn nhạt

– Trong trường hợp bé đủ tháng nên sinh tại các cơ sở y tế.

Tiền sản giật thể nặng

–  Nhập viện và điều trị nội trú, theo dõi huyết áp, protein niệu, xét nghiệm, siêu âm, theo dõi tim thai liên tục

– Nghỉ ngơi ăn uống điều độ, mẹ vẫn nên nằm nghiêng

– Sử dụng Diazepam dưới dạng tiêm hoặc dạng uống

– Sử dụng thuốc lợi tiểu (nếu có khả năng phù phổi cấp), thuốc hạ áp trong trường hợp tăng huyết áp (huyết áp cao), thuốc giãn tiểu động mạch…

Sau cùng trong trường hợp điều trị không đáp ứng hoặc bị sản giật thì cần chủ động kết thúc thai kỳ, tuy nhiên bệnh nhân cần ổn định tình trạng trong vòng 24-48 giờ.

6. Biến chứng nguy hiểm

Biến chứng cho mẹ

  • Phù não, xuất huyết não, phù mắt đột quỵ, tiểu đường, thổn thương thận, tăng huyết áp mạn tính…
  • Rối loạn đông máu, giảm số lượng tiểu cầu, cục máu đông rải rác lòng mạch, suy thận, suy gan.
  • Tăng nguy cơ tái phát tiền sản giật trong lần mang thai tiếp theo

Biến chứng tiền sản giật cho thai nhi

  • Thai chậm phát triển
  • Sinh non, rau bong non
  • Tử vong sau sinh
  • Thai chết lưu tại tử cung