Táo bón ở mẹ sau sinh

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Táo bón sau sinh là chuyện rất thường gặp sau khi sinh con và còn là một nỗi phiền toái của không ít các mẹ. 

Thế nào là táo bón sau sinh?

  • Sau khi sinh con các mẹ thường bị táo bón, việc đi tiêu rất khó khăn và không thường xuyên.
  • Táo bón sau sinh là trình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc ít hơn mức độ đi tiêu bình thường của mẹ kèm theo phân cứng gây khó khăn khi đi và đau rát hậu môn.
  • Những mẹ bầu không bị táo khi mang thai có thể ngạc nhiên khi bị táo bón sau sinh. Đối với những mẹ đã bị trước đó thì sau sinh táo bón sẽ có thể tiếp tục trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây táo bón cho mẹ sau sinh là do đâu?

Táo bón là một cảm giác bình thường nhưng gây khó chịu cho mẹ và nó liên quan đến sự thay đổi của cơ thể trước, trong và lúc sau sinh.

Những nguyên nhân phổ biến gây táo bón sau khi sinh con đó là:

  1. Đau vùng tầng sinh môn
  • Với những mẹ sinh thường thì vết rạch ở tầng sinh môn khiến mẹ gặp khó khăn và đau đớn trong việc đi tiêu.
  • Vì sợ đau khiến mẹ nhịn đi, giữ lại phân và dần dần gây táo bón sau sinh.
  1. Tổn thương cơ sàn chậu hoặc cơ vòng hậu môn
  • Sự kéo căng và siết cơ vòng mông trong quá trình chuyển dạ và sinh nở khiến cơ thể khó di chuyển ruột dễ dàng và hiệu quả. Phản ứng vật lí này có thể dẫn đến táo bón.
  1. Sinh mổ
  • Khi sinh mổ, mẹ cần vài ngày để hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động bình thường sau cuộc phẫu thuật lớn.
  1. Chế độ ăn uống
  • Sau sinh, các mẹ thường có chế độ ăn uống giàu protein. Thực phẩm giàu protein thì cần nhiều thời gian tiêu hóa hơn nên gây áp lực cho hệ tiêu hóa dễ dẫn đến táo bón cho mẹ sau sinh.
  • Hơn nữa mẹ thường phải kiêng nhiều thực phẩm để không bị ảnh ảnh hưởng tới nguồn sữa cho con bú. Mẹ lại có thể ít uống nước ,ăn ít rau xanh, hoa quả . Điều này sẽ làm tăng nguy cơ táo bón cho mẹ.
  • Trong thời gian cho con bú, mẹ rất cần nhiều nước để tạo sữa cho con. Nếu mẹ không cấp cho cơ thể đủ nước sẽ gây cứng phân và dẫn đến táo bón.
mẹ sau sinh chế độ ăn thiếu rau xanh
mẹ sau sinh chế độ ăn thiếu rau xanh
  1. Thay đổi nội tiết tố sau sinh
  • Những thay đổi nội tiết tố bắt đầu từ khi đang mang thai và điều chỉnh nhanh chóng sau khi sinh. Điều này làm chậm chức năng của ruột và dẫn đến táo bón sau sinh.
  1. Bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ và táo bón thường song song với nhau. Nếu mẹ sinh qua đường âm đạo thì dễ có thể bị trĩ hơn.
  • Việc phân cứng, khó đi tiểu có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn.
  • Tuy nhiên hai bệnh này đều không nghiêm trọng và đều có thể điều trị được.
  1. Mất nước hay thiếu chất lỏng
  • Sau sinh các mẹ thường bị mất máu và ra hết dịch, vì vậy máu chưa kịp xuống đủ để bổ sung cho đại tràng khiến đại tràng yếu đi và làm việc kém hiệu quả gây tình trạng táo bón sau sinh.
  1. Bổ sung thêm sắt và canxi
  • Sau khi sinh, các mẹ thường bổ sung thêm sắt và canxi cho cơ thể bằng nhiều loại thực phẩm và viên uống để bổ sung năng lượng và sản xuất hồng cầu cho cơ thể.
  • Nhưng đây lại là những chất khó hấp thụ, làm chậm quá trình di chuyển của phân và gây nên táo bón sau sinh.
bổ sung nhiều canxi dẫn tới táo bón ở mẹ sau sinh
bổ sung nhiều canxi dẫn tới táo bón ở mẹ sau sinh
  1. Ít di chuyển, vận động
  • Khi vừa sinh song cơ thể mẹ sẽ suy yếu, vì vậy mà thường xuyên nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ .
  •  Tuy nhiên,việc ít vận động, đi lại này làm nhu động ruột yếu đi, phân tích lại lâu hơn sẽ trở lên cứng và gây táo bón.
  1. Thuốc men
  • Để đối phó với các vết rách, vết khâu,các cơn đau khi sinh thì các mẹ rất cần đến thuốc giảm đau. Những tác dụng phụ của những thuốc giảm đau này lại là nguyên nhân gây táo bón.
  • Đặc biệt là thuốc gây tê toàn thân còn dẫn đến làm chậm đường tiêu hóa.
  • Thuốc kháng sinh gây tiêu chảy nhưng nhiều khi lại có thể gây táo bón. Do nó tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa lẫn vi khuẩn xấu.
  • Khi mẹ không còn dùng bất kỳ loại thuốc nào thì vẫn có thể mất vài ngày hoặc đến vài tuần để ruột của mẹ được trở lại như bình thường.
  1. Những thay đổi thói quen ngủ
  • Thiếu ngủ, mệt mỏi là tình trạng thời gặp của các mẹ sau sinh. Mệt mỏi và thay đổi giấc ngủ cũng khiến cho mẹ thay đổi thói quen đi tiêu.
  • Hơn thế, nó còn dẫn đến căng thẳng và lo lắng hơn làm cho rối loạn hệ tiêu hóa gây táo bón sau sinh cho các mẹ.

 Táo bón sau sinh có nguy hiểm cho mẹ hay không?

  • Táo bón sau sinh xuất hiện sau khi mẹ sinh em bé và sẽ tự biến mất  sau đó hoặc các mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình.
  • Tuy nhiên, dấu hiệu táo bón có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó nhưng nó rất hiếm khi xảy ra.
  • Nếu mẹ bầu bị táo bón với các triệu chứng nguy hiểm thì nên đi khám để được điều trị. Ví dụ các triệu chứng như:
  • Dính máu trong phân
  • Bị táo bón cùng với tiêu chảy
  • Đau trực tràng và đau bụng dữ dội
  • Phù nề đau rát ở âm đạo âm hộ
  • Đến ngày thứ 3 sau sinh vẫn chưa đi tiêu
  • Ngoài ra, nếu bệnh táo bón sau sinh không được cải thiện sớm thì mẹ có thể bị trĩ rất đau và khó chịu.
  • Đặc biệt nếu phân bị ứ đọng lâu ngày không thải ra được thì có thể gây đầy bụng, nhiễm độc hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Táo bón là hiện tượng thường gặp sau sinh, tuy nhiên các mẹ cũng không nên chủ quan, hãy  cố gắng cải thiện nó sớm nhất có thể để đảm bảo cho sức khỏe và chăm sóc tốt con yêu.

 Cách điều trị táo và giảm bón sau sinh

Để loại bỏ những phiền toái, khó khó chịu do bệnh táo bón gây ra các mẹ cần có những phương pháp để mọi thứ trở lên ổn thỏa hơn.

  1. Bổ sung nhiều chất xơ
  • Đối với những mẹ đang trong tình trạng bị táo bón sau sinh thì việc bổ sung chất xơ là rất quan trọng cho hệ tiêu hóa.
  • Chất xơ giúp cho phân mềm hơn dễ dàng cho cho các mẹ trong việc đi tiêu.
  • Chất xơ có nhiều ở trong các loại rau củ, trái cây, các loại đậu và ngũ côc nguyên hạt như:mồng tơi, cà rốt, táo, lê, bơ,..
bổ sung nhiều chất xơ giúp giảm táo bón
  1. Uống nhiều nước
  • Đối với mẹ sau sinh thì nước rất cần thiết, nước đi thẳng tới ruột kết của mẹ bầu, giúp thức ăn tiếp tục di chuyển và để tạo sữa cho con bú.
  • Nước vô cùng quan trọng, nếu thiếu nước ruột kết sẽ hết tất cả chất lỏng trong chất thải dẫn đến phân cứng và khiến tình trạng táo bón trở lên nặng hơn.
  1. Vận động nhẹ
  • Sau khi sinh, mẹ sẽ rất mệt mỏi và mất sức nhưng các mẹ hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng như đi lại hay co duỗi chân tay.
  • Việc vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp các mẹ nhanh hồi sức mà còn giúp nhu động ruột vận động tốt hơn, giảm bớt nguy cơ táo bón sau sinh.
  1. Tư thế ngồi bô( ngồi xổm)
  • Nhấc chân lên để đầu gối cao hơn xương chậu sẽ làm giãn cơ hậu sản, làm thẳng đường gấp khúc giúp phân của mẹ đi ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Đây là tư thế hiệu quả nhất để các mẹ giảm được tình trạng táo bón.
  1. Thói quen đi tiêu
  • Một vài thói quen đi tiêu giúp mẹ cải thiện táo bón và giữ cho hệ tiêu hóa tốt hơn như:
  • Không nhịn đi tiêu: khi có cảm giác muốn đi thì các mẹ cần đi ngay.
  • Đi vệ sinh đúng giờ: các mẹ hãy tạo cho mình một thói quen đi vào khung giờ nhất định.
  • Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh đó là ngồi bô hay ngồi xổm.Việc này sẽ giúp các mẹ đi dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều.
  • Không ngồi quá lâu khi đi vệ sinh: việc ngồi lâu khi đi tiêu sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn gây táo bón nặng hơn và có thể bị trĩ.
  1. Giữ cho tinh thần thoải mái
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tinh thần thư giãn thoải mái sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện táo bón sau sinh, giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.