Táo bón- Bệnh thường gặp ở trẻ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Việc chăm sóc trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cần chú ý rất nhiều vấn đề. Từ ăn, ngủ đến các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình trẻ trưởng thành. Đặc biệt, phải nhắc đến một vấn đề trẻ thường mắc phải đó là Táo bón. Táo bón có thể gặp ở bất kỳ một đối tượng nào, ở mọi thời kì và không kể lứa tuổi. Đặc biệt, ở trẻ em trên 15 tháng tuổi điều này càng dễ xảy ra hơn. Nó là một trong những tác nhân khiến trẻ khó chịu, chán ăn và lười vui chơi. Tình trạng này nếu kéo dài, dần dần trẻ sẽ dẫn đến các tình trạng khác như suy dinh dưỡng hoặc kém phát triển. Vậy đối với những bậc phụ huynh nên cần làm gì khi đứa trẻ nhà bạn bị táo bón? hãy cùng theo dõi ở dưới đây nhé!

Một vài triệu chứng Táo bón dễ nhận biết ở trẻ

Con của bạn có thể đã bị táo bón, hãy chú ý đến các biểu hiện sau đây:

·         Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần.

·         Quan sát phân của trẻ: lớn, rắn và cứng.

·         Phân của trẻ vón thành từng cục thành từng viên nhỏ trông như phân thỏ.

·         Trẻ thường tỏ ra sợ hãi, căng thẳng khi mà đi ngoài hoặc sợ không muốn đi ngoài

·          Do phân cứng và lớn nên đôi khi bề mặt mông sẽ bị rạn, nhiều khi đi ngoài phân kèm máu.

·         Thường thì bụng trẻ sẽ bị trướng, đầy hơi, chán ăn và thường sẽ cải thiện được sau khi trẻ đi ngoài được.

Hãy chú ý đến quần của con bạn, nếu con bạn lớn hơn 1 tuổi, thường ngoài phân cứng còn sẽ bị chảy phân lỏng kèm theo và vô tình dính vào quần. Hãy để ý đến đứa con của bạn nhiều hơn và quan sát kĩ các dấu hiệu để phát hiện ra sớm nhé!

Bạn có thắc mắc về các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ không?

Táo bón ở trẻ em được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể từ đơn giản đến rất phức tạp. Các mẹ có thể tham khảo các nguyên nhân sau

·         Trong thực đơn bữa ăn của trẻ thường không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau,củ.

·         Ít uống nước hoặc có uống nhưng không đủ lượng nước, ăn đồ ăn quá khô .

·         Có thể trẻ cảm thấy bị áp lực hoặc thường xuyên bị gián đoạn khi tập ngồi bô (hoặc đi vệ sinh)

·         Có thể do lý do tâm lý: Trẻ cảm thấy lo lắng về điều gì đó – Ví dụ như trẻ sắp đi học tại trường mẫu giáo, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hoặc lo sợ em của mình được yêu thương hơn…

Khi trẻ bị táo bón, bạn hãy để ý mà xem, trẻ thường sẽ sợ hãi, không muốn đi ngoài, vì gây đau rát, nên trẻ sẽ nhịn. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị táo bón càng nặng thêm và có thể càng trở nên nghiêm trọng.

Một vài cách điều trị hiệu quả.

Ngay khi bạn phát hiện hoặc nghi ngờ con của mình bị Táo bón, hãy đưa trẻ đến phòng khám đa khoa gần nhất, gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc chữa Táo bón cho trẻ ở độ tuổi này.

Thường sẽ sử dụng Thuốc nhuận tràng để trị táo bón, nhưng bạn nên xem kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng. Và, bạn nên cân nhắc, vì uống thuốc lâu ngày có thể khiến tình trạng đầy bụng của con bạn diễn ra nghiêm trọng hơn trước khi nó thuyên giảm.

Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ là rất quan trọng. hãy cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, đặc biệt là rau khoai lang. Cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng và uống nhiều nước.

Giúp trẻ xoa bóp và tập các động tác nhẹ giúp dễ tiêu hóa.

 Việc điều trị Táo bón cho trẻ có thể diễn ra trong thời gian dài, nên bạn cần kiên trì, bình tĩnh và cố gắng tìm hiểu những biện pháp hiệu quả giúp trẻ nhanh chóng lành bênh. Đặc biệt chú ý duy trì chế độ ăn uống và hạn chế các tác nhân khác như đã nêu ở trên để giúp trẻ không bị tái phát.

Thái độ của Cha mẹ cũng giúp trẻ sớm vượt qua căn bệnh tai quái này.

Khi bị Táo bón, có thể con bạn không cố tình bỏ ăn, quấy khóc hay chán nản, hoặc làm bẩn ra đồ áo của chúng.

Việc của bạn cần làm là luôn bình tĩnh và thoải mái. tạo cảm giác tốt nhất cho tâm lý của trẻ, đừng trách mắng hay cáu gắt, đôi khi sẽ làm tình trạng cảu trẻ thêm nặng.

Cách ngăn ngừa Táo bón cho trẻ.

·         Hãy chắc chắn đảm bảo rằng con bạn uống nhiều nước– Khi trẻ còn đang bú sữa mẹ, hãy cho trẻ bú nhiều ( thời điểm này, người mẹ cũng phải có chế độ ăn nhiều chất xơ và đầy đủ, vì dinh dưỡng người mẹ ăn vào được chuyển hóa thành sữa cho con bú). Trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn dặm, mẹ hãy thay thế những thức ăn hơi đặc của trẻ bằng thức ăn loãng hơn kết hợp với việc bú nhiều sữa mẹ trẻ sẽ tránh được việc bị Táo bón. 

Nếu trẻ bú sữa công thức, sữa bột, bạn nên cho trẻ uống thêm nhiều nước giữa các lần uống sữa. Xem thêm lời khuyên về đồ uống cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi .

·         Chú ý đến chế độ ăn uống khoa học nhưng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau : Đó là những loại thức ăn gì? Bao gồm nhiều loại rau xanh, củ quả và trái cây, đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho trẻ trong suốt quá trình phát triển.

·         Tạo không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát và khuyến khích con bạn hoạt động thể chất. Ở độ tuổi này, trẻ thường xuyên đắm chìm vào những thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại nên ít vận động. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ bạn nên thường xuyên chơi đùa với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ cùng tham gia những trò chơi vận động phù hợp với từng lứa tuổi.

·         Tập cho con bạn thói quen thường xuyên ngồi vào bô hoặc bồn cầu: Có thể sau mỗi bữa ăn của trẻ hoặc trước khi trẻ đi ngủ bạn hãy tập cho chúng cách ngồi bô để đi vệ sinh. Hãy  khen ngợi chúng về hành động đó dù chúng có ị hay không. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những đứa trẻ được huấn luyện ngồi bô, tập luyện cho chúng một thói quen tốt, không đi ngoài lộn xộn, tùy ý .

·         Hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát: Việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp trẻ có không gian thoải mái để vui chơi, hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn.

·         Bạn phải chắc chắn rằng con bạn có thể đặt chân bằng phẳng trên sàn nhà hoặc một bậc thềm khi chúng sử dụng bô hoặc nhà vệ sinh: Điều này sẽ đảm bảo tư thế của trẻ được ổn định, thoải mái, để chúng có thể đi ngoài một cách tốt nhất. ERIC, tờ rơi của Tổ chức từ thiện về ruột và bàng quang cho trẻ em, Các vấn đề về ruột của trẻ em đã nêu ra quan điểm này.

·         Hãy thường xuyên hỏi trẻ rằng có cảm thấy lo lắng hoặc không thích về việc sử dụng bô hoặc toilet hay không: Bởi vì, một số trẻ không muốn đi ngoài trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như bô khi ở nhà trẻ hoặc trường học.

·         Hãy nhẹ nhàng, bình tĩnh và trấn an con bạn: để chúng không coi việc đi vệ sinh là một tình huống căng thẳng – bạn muốn con mình coi việc tè dầm là một phần bình thường của cuộc sống chứ không phải điều gì đó đáng xấu hổ.

Để có nhiều kinh nghiệm trong phương diện này hơn, bạn nên gặp gỡ và nói chuyện với các bác sĩ, chuyên gia về sức khỏe trẻ em để biết thêm nhiều chi tiết và kinh nghiệm bổ ích khác.