Rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi thấy mình đã ăn quá nhiều so với mức bình thường trước khi mang thai. Không nên hoảng sợ, khi trong người bạn của bạn có đến “2 cơ thể sống” thì việc khẩu phần ăn của bạn tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Và khi bạn “ốm nghén” những thứ có hàm lượng calo cao như bánh ngọt, bánh quy, kem…thì chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng cân nhiều.
Tuy nhiên, nếu trong suốt quá trình mang thai mà cân nặng của bạn đều tăng cao và vượt quá mức được khuyến nghị thì đó lại thực sự là vấn đề cần báo động. Các mẹ cùng tham khảo những điều dưới đây để biết nên làm gì khi tăng cân quá nhanh khi mang thai nhé.

Chỉ số cân nặng được khuyến nghị trong quá trình mang thai.
Để đánh giá được cân nặng của bạn thì điều đó còn phụ thuộc vào số cân nặng của bạn khi chưa mang bầu và chỉ số BMI (Body mass Index – Chỉ số mập, ốm được tính từ chiều cao và cân nặng của một người), nhưng mức cân nặng chung được khuyến nghị nên tăng khi phụ nữ mang thai là từ 11,3 kg đến 15,8 kg (Từ 25 pound đến 35 pound). Nếu bạn thiếu cân trước khi mang thai thì có thể sẽ cần tăng thêm một chút, và nếu thừa cân thì bạn sẽ tăng ít hơn.
Qua chỉ số BMI, sự trao đổi chất của bạn, thì bác sĩ sẽ là người đưa ra lời khuyên tốt nhất để cho bạn biết bạn nên tăng bao nhiêu cân trong quá trình mang bầu này.
Cần phải làm gì khi tăng cân quá nhanh?
Khi bác sĩ đã đưa ra chỉ số cân nặng cần thiết trong quá trình mang thai của bạn mà bạn lại vượt quá chỉ số cho phép thì chắc chắn bạn phải điều chỉnh lại khẩu phần ăn của bạn trong thời gian còn lại của thai kỳ.

Để quá trình tăng cân trở về đúng quỹ đạo bạn có thể làm những điều dưới đây:
- Nói chuyện với bác sĩ, người trực tiếp theo dõi quá trình thai kỳ của bạn.
- Giảm lượng calo rỗng: Giảm lượng calo không có nghĩa là giảm cân hay là làm cho cân nặng của bạn tăng chậm lại, bạn vẫn cần dung nạp đầy đủ loại calo phù hợp để cho em bé của bạn phát triển. Nhưng hãy giảm lượng calo rỗng không cần thiết theo những cách sau đây, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong quá trình tăng cân một cách rõ rệt: Ăn hoa quả tươi thay vi ăn hoa quả khô, ngưng ăn khoai tây chiên thay vào đó hãy ăn khoai tây hoặc khoai lang nướng, ăn thịt gà trắng bỏ da nướng và không ăn thịt gà đen chiên….
- Chất dinh dưỡng luôn được bổ sung đầy đủ: Số lượng thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết vẫn phải được duy trì trong khẩu phần ăn hàng ngày của các bạn.
- Ăn uống một cách thông minh và hiệu quả: Bạn có thể chọn những thực phẩm ít calo nhưng kích thước lớn như rau xanh hoặc hoa quả (loại có hàm lượng nước cao là sự lựa chọn thông minh, ví dụ như dưa), bột yến mạch, thịt gia cầm (thịt gà trắng…), thịt nạc và cá…. Uống nhiều nước lọc thay vì soda….
- Nên dung nạp vào cơ thể những chất béo lành mạnh: Để em bé của bạn được phát triển tốt nhất, bạn nên dành ra 25-35% trên tổng lượng calo nạp vào hàng ngày cho các chất béo lành mạnh. Đừng lầm tưởng chất béo nào cũng giống nhau. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật là chất béo không bão hòa đơn (Ví dụ như: dầu đậu phộng, dầu ô liu, dầu mè, dầu hạt cải, quả hạch, quả bơ…) cũng như chất béo không bão hòa đa có chứa trong cá hồi, đậu phụ, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương… là các chất béo nên được dung nạp vào cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, các chất béo kể trên cũng là nguồn cung cấp axit béo (Omega 3) rất dồi dào giúp em bé của bạn hình thành tim, não bộ, mắt và hệ miễn dịch.
Trong chế độ ăn hàng ngày, các bạn hãy cố gắng hạn chế khoảng 5% các chất béo từ bơ và pho mát cứng, vì đó là những chất béo bão hòa. Và hãy hạn chế tối đa việc dung nạp các chất béo chuyển hóa (calo rỗng) vào cơ thể (Ở trong các thực phẩm: Bánh quy, bánh nướng, pizza đông lạnh…)

- Chế độ ăn kiêng cần được bỏ qua: Khi các bạn mang bầu, ăn kiêng là điều không bao giờ được khuyến khích. Thai nhi luôn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện, nhất là trong 2 kỳ tam cá nguyệt cuối cùng. Và một lưu ý nữa là các thức uống và thuốc gây ức chế sự thèm ăn có thể sẽ rất nguy hiểm với các mẹ bầu, các bạn nên tránh sử dụng chúng.
- Nên hoạt động thể chất thường xuyên: Các mẹ có thể đăng ký lớp tập yoga hoặc thể dục trước sinh để duy trì thể lực, tuy nhiên các bạn cũng nên thực hiện những hoạt động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như đi dạo quanh nhà để hóng mát, đi siêu thị hay đi chợ gần nhà thay vì ở nhà và gọi ship…
- Ăn vặt vào buổi đêm? Chắc chắn là không nên rồi, ăn vặt đêm muộn chính là một trong những lý do khiến bạn tăng cân. Hãy giữ ở mức đủ dinh dưỡng và ở mức tối thiểu nếu bạn phải ăn nhẹ vào buổi tối.
- Nước trái cây và sinh tố là thức uống cần được hạn chế vì chúng chứa nhiều đường và calo. Thay vì nghĩ nước sinh tố tốt cho sức khỏe, các mẹ bầu hãy ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn nhé.
Các nguy cơ tiềm ẩn khi tăng cân quá nhiều trong khi mang thai.
Các vấn đề về sức khỏe dưới đây là điều được đề cập đến nếu bạn tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai:

- Làm cho quá trình siêu âm kém chính xác: Bạn sẽ phải siêu âm lâu hơn hoặc nhiều hơn nếu như bạn có quá nhiều chất béo trong cơ thể, vì nó làm cho việc siêu âm nhìn em bé của bạn hoặc chuẩn đoán các vấn đề về em bé của bạn trở nên khó khăn hơn.
- Cao huyết áp: Việc bạn thừa cân có thể dẫn đến việc bạn bị cao huyết áp thai kỳ, và được chuẩn đoán trong nửa cuối của thai kỳ.
- Bị tiểu đường thai kỳ: Tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Tiền sản giật: Nếu bạn tăng hơn 1.4 kg (3 pound) trong 1 tuần bất kỳ của tam cá nguyệt thứ hai hoặc 0.9 kg (2 pound) trong 1 tuần bất kỳ tuần nào của tam cá nguyệt thứ 3, mà bạn không ăn quá nhiều hoặc hấp thụ quá nhiều natri thì hãy nói ngay với bác sĩ của bạn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Tiền sản giật có thể dẫn đến các vấn đề về gan và thận cho bạn, hạn chế phát triển tử cung, bong nhau thai và nhiều biến chứng liên quan.
- Em bé của bạn quá lớn: Cân nặng của bạn càng tăng thì khả năng em bé của bạn cũng ngày càng tăng kích cỡ, và khi em bé quá to vì bạn sẽ phải sử dụng phương pháp sinh mổ. Em bé được sinh ra quá to cũng có khả năng mắc béo phì ở trẻ em.
- Sinh non: Tăng quá nhiều cân khi mang thai khiến bạn có nguy cơ sinh non ngày càng cao nếu chỉ số BMI trước bầu của bạn càng cao. Mức độ sinh non của trẻ quyế định vấn đề về sức khỏe của trẻ như: khó thở (sinh non khi phổi của trẻ chưa trưởng thành), khó khăn về ăn uống, các vấn đề về phát triển của trẻ trong cuộc sống sau này.
- Béo phì: Nếu bạn tăng quá nhiều cân trong quá trình mang thai, có thể bạn sau khi sinh bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giảm cân. Theo rất nhiều báo cáo và nghiên cứu, sau quá trình sinh con từ 6 tháng đến 1 năm, nếu bạn không giảm thêm cân sẽ có nguy cơ bị béo phì cao hơn 10 năm sau đó.
Hãy cố gắng kiểm soát cân nặng của bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé các mẹ!