Một điều không thể phủ nhận là trẻ em cần được quan tâm trên mọi phương diện đời sống. Chúng có nhu cầu được chăm chút từng thứ một từ việc ăn uống, vui chơi, sức khỏe và bao gồm cả việc ngủ nghỉ.
Có người nào đó đã nói với tôi rằng, một giấc ngủ tốt sẽ có lợi cho một đứa trẻ hơn những bữa ăn vặt yêu thích của chúng. Trong những năm tháng đầu đời của mình, đứa trẻ nào cũng sẽ có những lúc giật mình tỉnh dậy giữa đêm, điều này là rất bình thường. Nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong một thời gian dài em bé của bạn khó đi vào giấc ngủ, nếu ngủ thì chập chờn 2, 3 tiếng đồng hồ lại giật mình tỉnh dậy và quấy khóc?
Hẳn sẽ rất tồi tệ, không chỉ những đứa trẻ sẽ không thể phát triển bình thường, cáu gắt và ngủ không ngon giấc mà cả người lớn cũng bị ảnh hưởng theo. Giấc ngủ không trọn vẹn khiến tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, tinh thần không thoải mái và cáu gắt nhiều hơn, hiệu quả công việc bị gián đoạn. Để giúp bé khắc phục tình trạng này, bạn hãy đọc tiếp bài viết dưới đây.
Nguyên nhân vì sao trẻ em nhà bạn không ngủ ngon giấc?
Thành thực mà nói thì đứa trẻ 3 tuổi của bạn không ngủ ngon giấc được vì nhiều lý do.

Trẻ bị giật mình một cách bất ngờ và tỉnh dậy sau đó
Trong thời gian ngủ ban đêm, có thể do một lý do bất kì nào đó mà em bé của bạn bị giật mình và tỉnh dậy. Có thể một tiếng ồn, một đồ vật rơi gây tiếng vang lớn, hoặc đứa trẻ nhạy cảm có thể tỉnh dậy ngay cả khi chỉ là một tiếng động nhỏ.
Trẻ có thể quấy khóc sau khi dậy, gây ồn ào cho đến khi người lớn đến và vỗ về chúng mới dần dần quay trở lại với giấc ngủ. Bạn có thể sẽ mất thêm một khoảng thời gian dài để thức và dỗ dành bé, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của cả mẹ và bé.
Những nỗi sợ ẩn dấu của trẻ con
Người lớn hay đùa trẻ con là nếu chúng không chịu làm cái này, cái kia, con quái vật sẽ bắt chúng đi. Điều này có thể khiến chúng nghe lời trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng cũng khiến chúng mang nỗi ám ảnh cả vào giấc ngủ.
Có nhiều gia đình cho con mình tự lập từ sớm, chúng được cho ngủ riêng khác phòng với ba, mẹ. Chúng có thể không chịu ngủ vì đơn giản là chúng nghĩ ở dưới giường đang có một cái gì đó đáng sợ, hay chúng sợ bóng tối. Điều này sẽ dẫn đến việc chúng càng không chịu ngủ cho đến khi có người ở cạnh đảm bảo, và ngay cả khi đã ngủ, có khi em bé của bạn cũng giật mình bất kể khi bạn hết lời cam đoan rằng mọi thứ sẽ ổn.
Trẻ không có cảm giác “thèm ngủ”
Có nhiều đứa trẻ còn không có cảm giác muốn đi ngủ. Chúng luôn ở trong trạng thái tỉnh táo khi đến giờ bắt đầu phải ngủ của một đứa trẻ bình thường.
Nguyên nhân này có thể đến từ việc trẻ thích chơi đùa

Điều này sẽ xảy ra khi trẻ đang chơi đùa rất thích thú nhưng lại đến giờ ngủ và bạn bắt em bé của mình xếp lại đồ và chuẩn bị lên giường. Chúng sẽ làm những hành động chống đối. Không chịu mặc đồ ngủ vào người, tỏ ra khó chịu. Nhiều đứa trẻ còn viện cớ đi vệ sinh để rời khỏi giường tránh cho việc ngủ. Ngay cả lúc bạn đã tắt đèn, em bé của bạn vẫn không ngừng hô hào rằng mình chưa mệt và còn muốn nghe mẹ kể chuyện tiếp.
Bạn nghĩ sao nếu nó thể đến từ chiếc bụng đói meo của trẻ
Hãy đảm bảo bé đã được ăn no trước khi đi vào và leo lên giường để ngủ. Phải biết rằng, một chiếc bụng đói có thể khiến bé khó đi và giấc ngủ và thức dậy vào ban đêm nhiều lần. 3 tuổi là độ tuổi mà trẻ đã được cai sữa, do đó, muốn bé ngủ ngon hơn, bé phải được nạp đầy đủ chiếc dạ dày vào bữa tối.
Ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc giữa đêm cũng có thể do vấn đề sức khỏe.
Không tự nhiên mà một đứa trẻ thức dậy thường xuyên vào mỗi đêm và có giấc ngủ không ổn định. Trường hợp trẻ ngủ không ngon giấc, liền mạch xuất hiện cách nhau vài ngày thì không sao, có thể do các nguyên nhân đơn giản. Nhưng nếu bạn thấy em bé của mình khó ngủ, thường xuyên dậy vào ban đêm, mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian ngắn và lặp lại như vậy trong nhiều đêm thì bạn nên chú ý xem bé có bị đau bệnh gì hay không. Chẳng hạn như đau bụng, ốm, hay thậm chí là vấn đề tâm lý…Những lúc như vậy, bạn nên chú ý hơn để kịp thời phát hiện và chữa trị sớm cho bé.
Đó là những nguyên nhân khiến đứa trẻ của bạn không chịu đi ngủ và ngủ không ngon giấc. Còn hệ quả của việc chất lượng giấc ngủ của trẻ kém và trẻ quấy khóc thì cũng khá đáng ngại.
Hệ quả của việc đứa trẻ 3 tuổi nhà bạn không ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ như thế nào?
Chắc hẳn một điều rằng, việc đứa trẻ không chịu phối hợp đi ngủ sẽ gây ra vô vàn những rắc rối. Nó ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi vào hôm sau của trẻ. tính khí của chúng sẽ trở nên thất thường, cáu bẳn.
Không những thế, nếu tình trạng kéo dài, có thể em bé của bạn sẽ bị các bệnh về thần kinh và sụt giảm cân nặng. Chính vì thế bạn cần quan tâm và giúp đỡ bé vượt qua giai đoạn này.
Ảnh hưởng cho chính bản thân trẻ là điều chắc chắn, nhưng đối tượng cung quanh bé cũng không tránh khỏi. Rất hiếm trẻ khi tỉnh dậy giữa đêm và ngủ lại mà không cần sự an ủi của người lớn hoặc là không khóc thét lên. Điều này khiến cho giấc ngủ của những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng, Gây ồn ào cho họ.
Và kết quả là người lớn và bé đều không thoải mái, sức khỏe suy giảm, tinh thần không tốt và kéo theo hiệu quả công việc cũng giảm sút đi. Những hệ quả của việc đứa trẻ nhà bạn không có giấc ngủ tốt thật nghiêm trọng. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị một tâm lý tốt để đối phó với tình trạng giấc ngủ thất thường của con trẻ.
Vững tâm lý và chống chọi lại chứng ngủ thất thường ở trẻ.
Dù tính khí bạn có tốt đến như thế nào, chỉ cần bạn có giấc ngủ không mấy thoải mái và lặp đi lặp lại nhiều đêm thì bạn cũng sẽ trở nên cáu gắt và khó chịu. Bạn sẽ tự an ủi bản thân rằng, trẻ con không hiểu chuyện và chúng sẽ ổn hơn, nhưng suy nghĩ đó sẽ không kéo dài nếu giấc ngủ của trẻ cứ gặp vấn đề rồi quấy khóc và la hét.

Việc trẻ có giấc ngủ không ổn định và thức dậy vài lần trong đêm có thể sẽ xảy ra liên tục vài hôm nhưng thực tế nếu như nó xảy ra liên tục trong nhiều ngày. Dù rất khó nhưng bạn nên cố gắng khắc phục tránh cho tình trạng đó ở trẻ trở thành thói quen.
Người lớn hãy cùng nhau tìm cách xử lý, bạn có thể khuyên giải chúng, thậm chí là dùng biện pháp mạnh nếu chúng vẫn “cố gào khóc”, không chiều theo ý chúng nếu yêu cầu quá đáng.
Bạn nên tìm mọi cách hạn chế những tác nhân khiến trẻ thức dậy. Chẳng hạn như cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ, cho chúng ăn no vừa phải bữa tối để chúng không tỉnh dậy vì đói. Bạn cũng có thể sắm cho bé một bộ gối, mền và những thú bông mà bé thích để chúng ôm ngủ mỗi tối. Một điều quan trọng cũng không thể thiếu là ngừng việc đe dọa trẻ bằng những lực lượng siêu nhiên. Nếu con bạn ngủ một mình, trẻ sẽ rất sợ hãi đấy.
Trong quá trình giúp bé có giấc ngủ đúng hướng sẽ rất cần sự nỗ lực và kiên trì của người lớn. Bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt và đặc biệt không quá cáu gắt với trẻ dù thế nào đi chăng nữa. Đôi khi chính lời nói của chúng ta lại có thể gây tổn thương cho bé, và đôi khi điều đó cũng khiến tình trạng tồi tệ về giấc ngủ của bé sẽ càng nặng thêm.
Trẻ nhỏ là lứa tuổi đòi hỏi tình yêu thương lớn từ người thân, chúng sẽ luôn muốn có cảm giác an toàn. Chính vì điều này mà phụ huynh khi muốn cho trẻ tự lập bằng cách cho chúng ngủ riêng với ba, mẹ thường gặp tình trạng trẻ không chịu ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên thức dậy hoặc gào khóc. Hỏi han trẻ thường xuyên, an ủi chúng và tìm nhiều biện pháp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình cải thiện giấc ngủ tốt cho trẻ.