Sự thật về chất béo dành cho trẻ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Cũng với những chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ, đường, tinh bột,…thì trong chế độ ăn uống của trẻ ít nhiều có chứa một lượng chất béo nào đó. Trong đó, đáng nhắc đến là chất béo bão hòa, Khi ăn quá nhiều loại chất béo này, có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể trẻ lên cao và dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên bạn nên cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ. Chỉ sử dụng trong mức cho phép và không được lạm dụng. Thay thế chất béo bão hòa bằng các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa để trẻ vừa có thể được cung cấp chất béo, vừa không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Chất béo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Muốn tạo dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học thì không thể thiếu được thành phần chất béo trong các món ăn. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi chỉ cần một lượng rất nhỏ chất béo là đủ. Cũng như những thành phần dinh dưỡng khác, chất béo cũng có các công dụng của nó đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó là nguồn cung cấp các axit béo cần thiết cho trẻ mà trong cơ thể không thể tự sản sinh ra được.

Khi trẻ hấp thụ chất béo, chúng sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu những chất dinh dưỡng khác như Vitamin A, Vitamin E và D. Nguyên nhân của việc này là do những loại vitamin này có tính hòa tan trong chất béo, do đó, chỉ có sự hỗ trợ của chất béo thì cơ thể trẻ mới dễ dàng hấp thụ được những loại dinh dưỡng này.

Những gì ăn nhiều và không chọn lọc thì thường không tốt, chất béo cũng như vậy. nếu có loại chất béo nào mà sau khi trẻ ăn vào không được cơ thể sử dụng hoặc thông qua các quá trình để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể thì chúng có thể tích lũy lại và tạo thành mỡ trong cơ thể. Đồng thời, Các loại như Carbohydrate và protein nếu không dùng đến thì nó cũng sẽ tích tụ lại thành mỡ, chất béo trong cơ thể trẻ.

Chất béo chứa rất nhiều năng lượng. Thường thì một gam chất béo( bao gồm cả chất béo bão hòa hoặc chất béo không bão hòa) đều sẽ cung cấp cho cơ thể trẻ khoảng 9 kcal ( tương đương 37 KJ) năng lượng và ngang với 4 kcal ( khoảng 17 KJ) khi so với carbohydrate và các loại protein.

Những loại chất béo được tìm thấy trong thực phẩm:

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được trong thực phẩm tồn tại hai loại chất béo là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

Các loại thực phẩm chứa chất béo, các loại dầu có chứa cả 2 loại chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa, điểm khác ở chỗ là tỉ lệ của chúng không giống nhau.

Bất kì loại dinh dưỡng nào cũng có mặt quan trọng của nó, chất béo cũng là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Do đó, các mẹ nên cố gắng thay thế những thực phẩm chứa chất béo bão hòa thành những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa trong thực đơn của trẻ thì sẽ đem lại nhiều điểm tốt hơn.

Chất béo bão hòa là gì?

Chất béo bão hòa là một loại chất béo được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến, cả những loại có vị ngọt và cả trong thịt.

Thường thì nguồn cung cấp loại chất béo này đến từ động vật. Bao gồm những loại thịt và những sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở một số loài thực vật ( Có nhiều trong dầu cọ và dầu dừa).

Chất béo bão hòa được chứa nhiều trong loại thực phẩm nào

Bạn có thể tìm thấy chất béo bão hòa trong các loại thực phẩm sau;

Thịt mỡ động vật. Trong thịt mỡ động vật chứa rất nhiều chất béo bão hòa, đây là một nguồn cung cấp dồi dào nếu bạn muốn sử dụng chúng.

Những loại thịt và sản phẩm được làm từ thịt, bao gồm cả xúc xích và bánh nướng thịt. Ngoài protein ra thì trong thịt các loại cũng chứa một lượng chất béo bão hòa lớn.

Các loại bơ, bơ từ sữa trâu và thịt lợn mỡ. Nhắc đến tên của chúng thì chắc hẳn ai cũng biết được độ “béo ngậy” rồi.

thực phẩm chứa chất béo bão hòa
thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Những loại pho mát, đặc biệt là pho mát cứng được gọi là cheddar.

Những loại kem khác nhau ( kem chua, kem thường).

Các loại bánh kẹo như bánh sô cô la, bánh quy phô mai, bánh quy bơ, bánh ngọt, bánh bỏng ngô và cả những loại thức ăn nhẹ, ăn sẵn có vị hơi mặn.

Các loại dầu như dầu cọ, dầu dừa hay kem, kẹo dừa chẳng hạn.

Chất béo bão hòa và lượng chất cholesterol sinh ra. 

Khi cơ thể trẻ ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể sản sinh ra cholesterol, chất này là một chất béo được tạo ra ở trong gan. Các loại này có trong máu như lipoprotein với mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL).

Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ ăn quá nhiều chất béo bão hòa:

Nếu trong chế độ ăn của trẻ có hàm lượng chất béo bão hòa cao thì cơ thể trẻ có thể tăng loại cholesterol lipoprotein (LDL), loại này không tốt trong máu trẻ. Dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và lâu dài có thể dẫn đến đột quỵ.

Ngược loại những loại cholesterol HDL lại khá tốt, có tác động tích cực đến trẻ, chúng đi đều đến khắp cơ thể để chuyển hóa năng lượng và không dễ tích lũy.

Những lưu ý về chất béo bão hòa bạn cần biết:

Hầu hết các gia đình đều cho rất nhiều chất béo vào bữa ăn của mình. điều này hoàn toàn không nên. các nhà khoa học khuyến nghị rằng đối với con người tỉ lệ chất béo bão hòa có thể ăn mỗi ngày đối với nam không quá 30 gam, nữ không qua s20 gam và trẻ em chỉ nên ăn ở lượng rất ít ( dưới 20 gam).

Bạn có biết gì về chất béo chuyển hóa không?

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo được tìm thấy trong tự nhiên với tỷ lệ và hàm lượng rất thấp trong một số loại thực phẩm ăn uống. thường là thịt và các sản phẩm sữa.

Ngoài ra, chúng ta có thể tìm chúng trong các loại dầu từ thực vật đã được hydro hóa một phần nào đó ( những loại dầu này phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng và không gây nguy hiểm).

Loại chất béo này cũng giống với chất béo bão hòa, chúng có thể làm tăng khả năng chuyển hóa cholesterol trong máu của trẻ và cả người lớn.

Các nhà khoa học khuyến nghị trẻ em không nên ăn loại chất béo này hoặc ăn rất ít dưới 5 gam mỗi ngày.

Nhưng có thể thấy rằng chất béo chuyển hóa thường không được sử dụng nhiều trong chế biến và chúng ta ăn rất ít chúng vào khoảng cho phép nên không xảy ra những tình trạng nào không tốt.

Các bạn có thể chưa hình dung ra chất béo chuyển hóa là gì vì hầu như loại dầu thực vật đã được chuyển hóa hydro một phần này không được 

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên cắt giảm cả 2 loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa một phần ra khỏi chế biến thức ăn cho trẻ. Thay vào đó nên sử dụng nhiều chất béo không bão hòa hơn.Để biết thêm về chất béo không bão hòa các mẹ hãy tham khảo tiếp phần dưới đây.

Chất béo không bão hòa với chế độ ăn của trẻ:

Chất béo không bão hòa cũng là một phần trong các loại chất béo nói chung. Nếu các mẹ quan tâm đến sức khỏe cho trẻ và không muốn con mình hay gia đình mắc phải những bệnh lý tim mạch thì nên giảm lượng chất béo nói chung xuống, tiến hành thay thế chất béo bão hòa thành những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa vào bữa ăn của em bé.

Nguyên nhân là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc cắt giảm và thay thế bằng chất béo không bão hòa có thể giúp cho mức cholesterol trong máu của con người giảm xuống đáng kể.

Các loại chất béo không bão hòa thường được tìm thấy trong dầu thực vật và cá ( gồm hai dạng là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa).

Chất béo Không bão hòa đơn là gì?

Đây là một loại chất béo không bão hòa có tác dụng giúp bảo vệ hệ tim mạch của trẻ, chúng duy trì mức cholesterol HDL tốt trong máu và giảm bớt đi loại cholesterol LDL xấu ra ngoài.

Chúng được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu phết và dầu hạt cải dầu, bạn có thể tìm mua ở mọi siêu thị.

Ngoài ra còn có trong bơ và những loại hạt như hạnh nhân, bí và hạt đậu phộng.

thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn
thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn

Vậy còn chất béo không bão hòa đa thì sao?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng loại chất béo không bão hòa đa này cũng có thể giúp cho cơ thể trẻ giảm đi mức cholesterol LDL xấu với cơ thể trong máu của trẻ, giúp thoát khỏi tình trạng tách vỡ động mạch dẫn đến bệnh tim mạch.

Omega-3 và omega-6 là hai loại chất béo không bão hòa đa chính được tìm thấy. Nhưng cơ thể của chúng ta lại không thể tự tạo ra được hai loại này, do đó, các mẹ cần thiết phải bổ sung những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa cho bé trong một chế độ ăn uống lành mạnh.

Những loại thực phẩm chứa chất béo omega-6 và omega-3:

Bạn có thể tìm thấy loại chất béo không bão hòa đa omega-6 trong các sản phẩm như ngô, hạt hoa hướng dương, loại hạt cải dầu và trong một số loại hạt khác. Những thực phẩm này hoàn toàn gần gũi với căn bếp của mọi nhà. Các mẹ cũng có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở chợ và siêu thị.

Cùng với đó, bạn có thể tìm kiếm chất béo không bão hòa đa omega-3 ở trong những loại dầu cá hoặc cá nhiều dầu như: cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu,… đều là những món cá quen thuộc. Tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn 2 phần cá mỗi tuần trong đó 1 phần sẽ là loại cá nhiều dầu sẽ tốt với trẻ hơn.

cá hồi chứa nhiều omega 3-6
cá hồi chứa nhiều omega 3-6

Khi đi lựa đồ cho trẻ nhỏ các mẹ chú ý đến phần ghi nhãn thực phẩm, những thực phẩm có ghi trên nhãn là ít chất béo hơn hoặc chứa lượng chất béo thấp thì có khả năng là chúng thực sự ít hơn 30% so với sản phẩm chưa được chế biến, đóng gói.

Đối với những loại thực phẩm vốn chứa rất nhiều chất béo thì khả năng sau khi chúng đã được giảm bớt đi chất béo trong thành phần vẫn có thể chứa đến khoảng 17,5 gam chất béo trên tổng 100g thực phẩm.

Ví dụ với sốt mayonnaise được ghi trên nhãn hàng là loại đã được giảm chất béo thì có thể chúng đã giảm được khoảng 30 % lượng chất béo vốn có của loại sốt thường.

Bạn không nên nhầm lẫn giữa thực phẩm ít chất béo hơn thì nó sẽ có lượng calo thấp hơn. Đôi khi loại thực phẩm đó có thể được thay thế chất béo bằng đường hoặc các loại giàu năng lượng tương tự. Do đó, nên kiểm tra số hiệu trên bao bì cẩn thận để biết hàm lượng các chất.

Cắt giảm chất béo chính là một bước cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cho sự phát triển của một đứa trẻ.