Sốt xuất huyết ở trẻ em – nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới do virus do muỗi mang. Chúng có thể gây sốt, nhức đầu , phát ban và đau khắp cơ thể. Hầu hết các trường hợp bị sốt xuất huyết đều nhẹ và tự khỏi sau thời gian khoảng một tuần.

Bệnh sốt xuất huyết nguyên nhân từ đâu?

nguyên nhân khiến trẻ bị sốt xuất huyết
  • Bệnh sốt xuất huyết được gây ra bởi bốn lại virus tương tự do muỗi thuộc giống aedes lây lan .
  • Bệnh sốt xuất huyết phổ biến ở tất cả các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới.
  • Khi muỗi đốt người bị nhiễm bệnh thì chúng có thể trở thành vật mang virus , nếu chúng đốt vào người khác thì người đó sẽ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết .
  • Virus này không thể lây lan trực tiếp từ người sang người.
  • Có những trường hợp người mắc bệnh sốt xuất huyết có thể biến chứng thành những bệnh lý khác mang tính chất nguy hiểm hơn, thậm chí nguy cơ đe dọa đến tính mạng và cần phải được điều trị ngay

Bệnh sốt xuất huyết có những dấu hiệu như thế nào?

dấu hiệu của trẻ bị sốt xuất huyết.
  • Thông thường thì bệnh thường có triệu chứng nhẹ đối với những người mắc bệnh lần đầu và ở trẻ nhỏ. 
  • Còn đối với những người trưởng thành và những người bị mắc lại thì triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn.
  • Bệnh sốt xuất huyết có những dấu hiệu phổ biến như
  • Người bệnh có dấu hiệu sốt cao và tăng dần , nhiệt độ có thể lên 40 độ C
  • Người bệnh sẽ bị đau ở sau mắt và các khớp , cơ hoặc xương
  • Có những dấu hiệu đau đầu dữ dội
  • Trên cơ thể xuất hiện nhiều nốt phát ban đỏ , chảy máu nhẹ từ mũi hoặc nướu răng.
  • Dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ.
  • Sốt xuất huyết hay còn có tên khác là sốt gãy xương. Người mắc bệnh sẽ bị đau nhức xương và cơ kèm sốt cảm giác như gãy xương, thực tế thì không bị gãy bất kì một xương nào.ư

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài bao lâu?

  • Người mắc bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng có thể bắt đầu  từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị nhiễm bệnh và có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
  • Sau khi hạ sốt , người bệnh có những triệu chứng khác có thể trở nên tồi tệ hơn và có thể gây chảy máu và nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh có những triệu chứng về đường tiêu hóa như: buồn nôn , nôn, đau bụng dữ dội.
  • Các triệu chứng về đường hô hấp như khó thở. Người bệnh nhanh chóng rơi vào trạng thái mất nước,chảy máu nhiều và huyết áp giảm nhanh có thể dẫn đến sốc, trường hợp này người bệnh cần được điều trị kịp thời , nếu không rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:

biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
  • Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một loại vacxin nào có thể ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết và cách tốt nhất để ngăn không bị mắc bệnh là tránh để không bị muỗi nhiễm bệnh đốt.
  • Chúng ta nên sử dụng các tấm chắn trên cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời sửa chữa kịp thời các tấm chắn bị hỏng 
  • Đóng hết các cửa ra vào và cửa sổ không có mái che..
  • Nên cho trẻ mặc áo sơ mi dài tay, quần dài và đi giày tất khi đi ra ngoài và sử dụng màn chống muỗi vào ban đêm.
  • Hạn chế thời gian cho trẻ chơi ở bên ngoài trong ngày , đặc biệt là những buổi sáng sớm và chiều tối bởi khi ấy là thời gian mà muỗi hoạt động rất mạnh.
  • Các mẹ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi chống côn trùng cho trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Muỗi đẻ trứng trong nước sau đó ấu trùng lớn lên và trở thành muỗi ,chính vì vậy các bạn cũng nên loại bỏ những chỗ đọng nước trong các thùng chứa và lốp xe bỏ đi.
  • Đối với những vật dụng phải chứa nước như lọ hoa thì các bạn nên thay nước ít nhất một lần một tuần.
  • Ngoài ra các bạn cũng có thể làm giảm mật độ của muỗi trong môi trường bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian , môi trường xung quanh nhà của bạn cũng như khu vực bé hay chơi.