Trước tình hình hiện nay nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hữu hiệu và thuốc kháng sinh gia tăng nên việc phòng bệnh hết sức quan trọng. Đặc biệt, thời gian gần đây dịch bệnh covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp trên khắp thế giới. Việt Nam chúng ta đang ra sức để phòng chống dịch. Bộ y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện nghiêm túc 5k (khẩu trang, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế, khử khuẩn) để có thể sống an toàn với dịch bệnh. Khâu khử khuẩn bao gồm: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc; Giữ vệ sinh, lau rửa và luôn để nhà cửa thông thoáng). Rất dễ hiểu khi chúng ta thấy nhan nhãn trên các thông tin đại chúng đều rầm rộ tuyên truyền và hướng dẫn cách rửa tay sát khuẩn cho mọi người. Một trong những đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ nhiều là trẻ em. Cơ thể trẻ nhỏ cần sự bảo vệ của chúng ta, bởi vậy các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm nhé.
Vì sao em bé của bạn phải rửa tay thật sạch mỗi ngày?
Như chúng ta đã biết, những năm đầu đời, cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu và chưa có sức đề kháng cao. Trẻ dễ bị các yếu tố tác nhân gây hại xung quanh môi trường sống xâm nhập vào cơ thể mình và gây nên các bệnh lý. Chính vì thế, bé rất cần sự chăm sóc và bảo vệ chu đáo từ cha mẹ và người thân. Rửa tay sạch sẽ là một trong những cách hữu hiệu để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý thường gặp. Bởi vậy, khi chăm sóc trẻ, người lớn nên lưu ý trong việc vệ sinh bàn tay trẻ đúng cách để phòng bệnh cho bé.

Trước tiên, cha mẹ nên biết khi nào nên rửa tay cho bé yêu. Chúng ta sẽ phải vệ sinh tay cho bé trong những thời điểm sau:
– Cần vệ sinh tay cho bé trước và sau khi bé cầm đồ ăn, nhằm giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và cơ thể bé qua đường tiêu hóa sẽ gây nên các bệnh lý như bệnh tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm…
– Trẻ con rất hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh nên sẽ không tránh khỏi tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại và bẩn. Chính vì vậy, Cần rửa tay cho bé trước và sau khi bé chơi đồ chơi, đặc biệt những đồ chơi chung với trẻ khác.
Thông thường khi chơi, trẻ hay cầm nắm các loại đồ chơi hoặc chơi đùa những nơi bẩn như trên đất, cát. Các bé lại có thói quen cho tay vào miệng, mũi nếu chúng ta không vệ sinh tay cho bé kịp thời thì các loại vi khuẩn có trên đồ chơi và những vật dụng bé cầm sẽ nhân cơ hội đó mà theo con đường từ tay bé vào miệng, mắt, mũi… mà xâm nhập vào cơ thể của bé.
– Hàng ngày bé vui chơi với bạn mình hay tiếp xúc với những người xung quanh thì nguy cơ lây chéo nhau rất cao nếu trong số đó có người mắc bệnh. Bởi vậy, phải nhanh chóng rửa tay cho bé khi thấy bé tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào nghi ngờ đang bị nhiễm bệnh.
– Sau khi bé ho, hắt hơi hay sổ mũi làm dính các chất dịch tiết vào đôi bàn tay, nếu không được rửa sạch kịp thời thì vi khuẩn bám trên tay sẽ lại xâm nhập trở ngược vào cơ thể bé.
– Sau khi bé đi vệ sinh và tiếp xúc với những thứ trong nhà vệ sinh xong cũng là lúc cần làm sạch đôi bàn tay cho bé.
– Nếu gia đình nào có nuôi các vật nuôi như chó, mèo…thì cũng cần đảm bảo vệ sinh thường xuyên cho bé nếu bé chạm vào vật nuôi hay thức ăn, chuồng của chúng.
– Ngoài ra, khi người lớn cho bé uống thuốc hoặc bôi thuốc cũng nên rửa tay cho bé nhé.
Có rất nhiều vi khuẩn đeo bám trên đôi bàn tay mà chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường như ở bàn tay, móng tay, kẻ tay,… Hơn nữa, trong các hoạt động hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với rất nhiều thứ, dẫn đến lâu dần tích lũy nhiều vi khuẩn gây hại trên tay và các hành động vô tình của chúng ta lại gây bệnh cho chính bản thân chúng ta.
Trẻ nhỏ sẽ chưa ý thức được điều này nên các cha mẹ thông thái, những người chăm sóc trẻ nên hỗ trợ và hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách vì như vậy sẽ loại bỏ được bụi bẩn, vi rút và vi khuẩn gây hại.
Trẻ rửa tay như thế nào thì gọi là đúng cách?
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước rửa tay đúng cách để cha mẹ tham khảo hỗ trợ các bé còn nhỏ và hướng dẫn cho những bé tuổi lớn hơn có thể tự rửa tay được cho mình thực hiện:

Bước 1: làm ướt đôi tay của bé
Trước tiên, mở vòi nước và phải làm ướt 2 bàn tay bằng nước sạch. Sau đó lấy xà phòng cho vào lòng bàn tay, chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà và mát xa tay cho bé
Trẻ có thể sẽ chưa thể tự mình thực hiện một cách chính xác động tác này. Bạn cần ở cạnh và hướng dẫn bé, chỉ cho chúng cách dùng lực chà vừa phải hai lòng bàn tay trái và phải vào nhau thật kỹ. Kế tiếp, cho chúng thấy tác dụng của việc miết mạnh các kẻ tay, từng ngón một.
Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài của các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: chà và vệ sinh tay chuyên sâu
Đến bước này, bạn chỉ cho bé cách chà mặt bên ngoài của các ngón tay này áp vào lòng của bàn tay kia thật kỹ. Bước này sẽ giúp vi khuẩn còn bám lại ở lòng bàn tay bé bị đánh bay dễ dàng.
Bước 4: với bước này, ta sẽ xoay nhẹ lần lượt từng ngón tay kỹ càng hơn
Bước 5: Tiến hành xoay nhẹ lần lượt từng ngón tay của tay này vào giữa lòng của bàn tay kia và làm ngược lại cho đến hết các ngón tay.
Bước 6: bước hoàn thành công việc rửa tay cho bé.
Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đảm bảo nước ướt đến cổ tay và làm khô tay hoàn toàn bằng khăn sạch hoặc khăn dùng 1 lần.
Không đến nỗi khó phải không các mẹ nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhớ được hết các bước để rửa tay cho bé thật sạch, có thể là vừa rửa tay vừa hát một bài hát ngắn vui nhộn cùng với con giúp các con hứng thú với công việc này nhé. Lưu ý là mỗi bước phải chà đi chà lại nhiều lần và thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây. Ngoài ra, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm da cho trẻ để tránh da khô trong trường hợp trẻ phải rửa tay nhiều lần.
Trẻ em chỉ rửa tay với nước là chưa đủ, hãy rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
Chắc hẳn đa số phụ huynh sẽ băn khoăn nên dùng loại xà phòng nào để an toàn cho bé. Chúng tôi sẽ tư vấn như sau:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xà phòng rửa tay dành cho trẻ em như xà phòng ở dạng lỏng và dạng bánh. Chúng tôi khuyên các bạn nên dùng các loại xà phòng ở dạng lỏng để rửa tay cho bé vì nếu dùng xà phòng bánh thì bé sẽ dễ nhiễm bẩn do dụng cụ chứa xà phòng thường hay bị bẩn và nó rất trơn dễ bị rơi xuống sàn nhà nếu trẻ cầm không khéo. Hơn nữa, khó làm sạch được bánh xà phòng nếu chẳng may bị đất, cát dính vào, nếu trẻ sử dụng lần tiếp theo thì rất nguy hại.
Cuối cùng, chúng tôi cũng muốn hướng dẫn cách sử dụng các dung dịch sát vào một tay rồi xoa hai tay vào với nhau sao cho phủ kín hết mọi vùng trên bàn tay, nên nhớ đảm bảo tay phải ướt tối thiểu trong vòng 15 giây, sau đó để khô tự nhiên, không lau lại.
Một vài lưu ý trong quá trình vệ sinh tay cho em bé
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh được khuyến cáo dành cho đối tượng người lớn và trẻ em trên 2 tuổi vì nó có chứa nồng độ cồn cao (khoảng 60- 70 độ). Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến làn da non nớt và mẫn cảm của trẻ nhỏ. Vì vậy cách tốt nhất là chúng ta chỉ nên sử dụng sát khuẩn tay nhanh trong trường hợp môi trường khi đó không có xà phòng và nước sạch.
Rửa tay là một trong những cách dễ thực hiện nhất để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi các bệnh tật. Chúng tôi hi vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ sẽ quan tâm, đồng hành cùng con trẻ từ những hành động và việc làm nhỏ nhặt thường ngày để tạo nên thói quen tốt cho các bé, đẩy lùi các bệnh tật, giúp bé có một cơ thể phát triển khỏe mạnh, lớn lên trong vòng tay yêu thương trọn vẹn của cha mẹ và mọi người.