Trong thời gian mang thai, bà bầu thường dễ mắc phải các bệnh vặt như cảm. Bệnh cảm cũng có nhiều loại mà chủ yếu là cảm lạnh và cảm cúm. Cảm cúm thường kéo dài, có biểu hiện nặng hơn cảm lạnh và còn có thể để lại di chứng nếu như không được điều trị nhanh chóng và triệt để. Vậy khi bà bầu bị cảm cúm, phải làm sao để vừa nhanh khỏi lại vừa an toàn?
Bà bầu bị cúm – các triệu chứng cho biết
Bà bầu bị cảm cúm là khi trong quá trình mang thai, họ bị một loại virus có tên Influenza tấn công và gây bệnh. Influenza là một virus truyền nhiễm gây nên bệnh cúm cho cơ thể con người. Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị loại virus này tấn công bởi sức khỏe bà bầu thường yếu hơn những nhóm đối tượng còn lại.

Khi bị cảm cúm, bà bầu sẽ cảm thấy:
- Toàn thân đau nhức, nhất là những vùng nào tập trung nhiều nhóm cơ.
- Chán ăn, miệng đắng, ăn không cảm nhận được vị ngon của thức ăn.
- Hắt hơi, sổ/ nghẹt mũi, đau họng và ho.
- Đầu có cảm giác đau như búa bổ, chân tay buồn bày, mệt mỏi, không có sức lực để làm việc.
- Nhiều mẹ còn có thể bị sốt rét hoặc sốt nóng.
Bà bầu bị cúm ảnh hưởng thế nào đến từng tam cá nguyệt của thai kỳ?
Tam cá nguyệt đầu tiên
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu bà bầu bị cảm cúm cũng không nên quá lo lắng. Để biết rõ mức độ ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi ra sao, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Kèm theo đó là đi khám và siêu âm thai thường xuyên hơn.
Những tháng đầu tiên chính là thời điểm thai nhi bắt đầu phân chia và hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể. Nếu mẹ bị cúm trong giai đoạn này, virus Cúm có thể gây dị tật cho thai nhi. Nên để phát hiện nhanh và kịp thời, các bác sĩ sẽ siêu âm chính xác, phát hiện dị tật và thông báo cho mẹ biết. Nếu không may thai nhi bị dị tật do ảnh hưởng của việc mẹ bầu bị cúm, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ trên tinh thần khách quan nhất xem có nên bỏ thai hay không?

Tam cá nguyệt thứ hai
Nếu mẹ bầu bị cúm ở tam cá nguyệt thứ hai, thì mẹ đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi những tai biến, những biến chứng dị tật ở giai đoạn này do cúm gây ra là không nhiều, và ít ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng, cũng không vì thế mà mẹ bầu chủ quan không đi tìm gặp bác sĩ và thông báo về tình hình sức khỏe của mình hiện tại.
Dù không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng việc đi khám thai định kỳ là điều cần làm.
Tam cá nguyệt thứ ba
Ở ba tháng cuối cùng, thai nhi đã phát triển gần như là hoàn chỉnh cấu trúc cơ thể. Song, tuy cũng có một mức độ an toàn cao hơn cho thai nhi so với 2 tam cá nguyệt trước, nhưng mẹ bầu vẫn nên thận trọng hết sức có thể theo đúng những chỉ dẫn giống như hai tam cá nguyệt trên.
Một lời khuyên cho mẹ bầu khi bị cúm là tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc trong giai đoạn này là rất nhạy cảm, chỉ một sơ suất là nó có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng nặng nề. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc khi đã nhận được sự đồng ý và chỉ định từ phía bác sĩ chủ trị mà thôi.
Khi bà bầu bị cúm, phải làm sao để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Thời gian mang thai, cơ thể bà bầu đã cảm thấy mệt mỏi sẵn. Nếu không may bị cúm, mẹ sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn gấp bội và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nhiều. Khi bà bầu bị cúm, luôn lo lắng, tìm hiểu, suy nghĩ xem có cách nào để vừa chữa khỏi bệnh mà lại vừa an toàn, lành tính với sức khỏe của bé hay không?
Tất nhiên, câu trả lời là có. Và hơn nữa, còn là có rất nhiều cách nữa đó mẹ.
Dùng tỏi
Tỏi ngoài công dụng làm gia vị cho món ăn, tạo hương rất tốt, mà còn có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Khi nghiên cứu các thành phần của tỏi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Allicin – một loại kháng sinh có khả năng kháng lại các virus, đặc biệt là virus gây bệnh cảm cúm.

Sử dụng tỏi chữa cúm rất đơn giản. Có rất nhiều cách khác nhau:
- Dùng tỏi để xào, nấu đồ ăn.
- Nấu nước từ 3 nguyên liệu tỏi, gừng và đường đỏ. Loại nước nấu từ tỏi này vừa phổ biến, vừa dễ làm mà lại giúp giảm ho, đau/ rát họng, nhức đầu, chống viêm nhanh và sức đề kháng được nâng cao rõ rệt.
- Nước tỏi, mật ong: giảm ho, đau/ rát họng và rút ngắn thời gian hồi phục.
- Dùng tỏi và giấm để xông mũi, miệng.
Dùng lá tía tô
Ngoài công dụng là một loại rau gia vị, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Lá tía tô có tính ấm, có khả năng trị được nhiều bệnh, và cúm là một trong số đó. Bà bầu bị cúm chỉ cần đun sôi 5 – 10 lá tía tô cùng 200ml nước sạch, đun cho đến khi lượng nước giảm còn ½ rồi mang để nguội và uống. Hoặc mẹ cũng có thể dùng để nấu cháo trứng gà cũng là cách tốt để trị cúm.
Dùng nước muối
Khoang mũi họng của bà bầu không được giữ vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị cúm. Nước muối có tính sát trùng tốt nên cũng có tác dụng làm sạch tốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng để súc miệng, loại bỏ vi khuẩn.
Giữ ấm cơ thể
Khi bà bầu bị cúm, việc giữ ấm cơ thể cho mẹ là điều rất cần thiết. Tắm vào ban đêm là điều cấm kỵ với mẹ. Thay vào đó mẹ chỉ nên lau qua người cho bớt mồ hôi mà thôi.
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều cũng giúp bà bầu mau chóng hồi phục.
Đi khám bác sĩ

Trong một vài ngày đầu kể từ khi phát hiện triệu chứng cúm, bà bầu sử dụng các cách chữa dân gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để tránh bệnh trở nặng hơn, ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Trong quá trình thăm khám bệnh tình, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng bệnh của mẹ. Sau đó, tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định xem mẹ có cần phải uống thuốc hay không?
Không phải loại thuốc tây nào mà bà bầu uống cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Cũng có một số loại thuốc trị cúm mà bà bầu vẫn có thể sử dụng được. Các bác sĩ sẽ tìm ra cách tốt nhất để mẹ bầu nhanh khỏe lại mà sự an toàn của thai nhi vẫn được an toàn một cách tuyệt đối.
Phòng tránh bị cúm cho bà bầu thông qua một vài cách sau
Phòng bệnh sẽ luôn là biện pháp hàng đầu để bảo vệ cơ thể con người khỏi bệnh tật. Phòng tránh cúm cho bà bầu mẹ có thể chú ý một vài điều nhỏ sau đây:

- Thêm nhiều hoa quả giàu vitamin C vào khẩu phần ăn.
- Uống thật nhiều nước.
- Khâu vệ sinh cá nhân cần phải được chú trọng.
- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Hạn chế ra đường. Nếu có việc cần, mẹ nên trang bị cho mình những vật dụng như áo chống nắng, ô, khẩu trang, …
- Không nên tiếp xúc với những người đang bị cúm. Cúm là do virus truyền nhiễm gây nên nên nó có khả năng lây lan cho người khác rất cao.
- Những giấc ngủ đêm, nếu có sử dụng quạt, mẹ không nên cho quạt thốc gió trực tiếp vào mặt, vào mũi và miệng của mình để đề phòng bị khô mũi, khô họng.
Chẳng ai mong muốn cơ thể mình bị mắc bệnh nên hãy luôn phòng tránh và bảo vệ mình khỏi mọi tác nhân gây bệnh, dù là các nguyên nhân tiềm ẩn nhất. “Bà bầu bị cúm phải làm sao?” sẽ chẳng còn là một vấn đề quá lớn khi mẹ biết đến bài viết này. Chúc mẹ nhanh khỏi bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh để bé yêu được phát triển một cách khỏe mạnh và đầy đủ.