Những mốc thời gian phát triển quan trọng khi em bé vào 1 tuổi.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Vào giai đoạn này, trẻ có sự chuyển tiếp từ sơ sinh qua chập chững biết đi, đây là một trong các giai đoạn hết sức quan trọng mà mẹ cần lưu tâm đến. Trẻ vừa trải qua một mốc năm đầy những nỗ lực và cố gắng. Hẳn là cả mẹ và bé đều đã phải nỗ lực rất nhiều. Chặng đường sau một tuổi sẽ đầy rẫy những điều mới mẻ và thú vị hơn của bé cùng mẹ. Từ một em bé sơ sinh trẻ sẽ dần trở thành một em bé tập đi lững thững và dần có nhân cách, nhận thức hơn.

Chính vì thế, mẹ cần lưu ý đến những mốc thời gian phát triển sau một tuổi của bé để có thể giúp đỡ cho bé phát triển đúng mức độ.

Nhận biết các mốc quan trọng cho bé 1 tuổi qua biểu đồ sau:

Để nhận biết được các mốc quan trọng trong chu trình phát triển sau 1 tuổi của bé, đòi hỏi người lớn phải nắm bắt được những gì bé đã có, tức là nền tảng đã đạt được trước 1 tuổi. Từ đây, bạn có thể dễ hiểu và giúp đỡ được cho bé những phát triển mới sau mốc 1 tuổi.

Nền tảng phát triển trước cột mốc 1 tuổi

trẻ đang ngủ
trẻ đang ngủ

Trước khi bước qua cột mốc 1 tuổi, về cơ bản những em bé đã có thể tự mình làm một vài công việc như:

Vịn vào một vật gì đó để đứng dậy, “chựng tài” trong vòng một thời gian nhất định (bé càng chắc chắn thì thời gian đứng càng lâu và vững hơn).

Sau khi đã chững chắc chắn hơn một chút, nhiều đứa trẻ có thể tự mình đi một vài nước nhỏ tuy là chưa mấy vững vàng. Trẻ có thể phát âm những chữ đơn giản như “Ba”, “bà”,…Nhiều đứa trẻ còn có thể nói được nhiều từ khác hơn.

Hẳn là bạn đã quan sát thấy được em bé của bạn “tấu hài” bằng cách bắt chước những hành động hoặc vài cử chỉ mà người khác làm rồi cười lớn. Thậm chí, ngay cả âm thanh mà người khác nói ra, trẻ cũng có thể bắt chước được nếu chúng có hứng thú.

Trẻ phát triển hơn về mặt nhận thức, có thể nhận biết tốt hơn trước. Chúng có thể nghe và đáp ứng những yêu cầu đơn giản của người khác. Nhớ được những vật thể, đối tượng mà bé từng tiếp xúc ở chỗ nào. Hơn thế, trẻ đã dùng tay và cầm nắm những vật vừa tầm, dơ ngón trỏ để chỉ vào vật và vị trí. Nhiều dẫn chứng cho thấy trẻ đã có thể phối, kết hợp hoạt động giữa tay và mắt rất tốt thể hiện qua việc trẻ hướng ánh mắt vào thứ mà chúng muốn và chỉ tay,…

Những mốc thời gian tiếp nối sau 1 tuổi.

Lúc này, với những tiền đề đã có trước đó, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng mới. Từ dựa vào một vật cố định để đứng lên, trẻ đã có thể tự đứng mà không cần hỗ trợ. Các bước đi chập chững trước đó sẽ dần thành những bước đi chắc chắn và quãng đường đi dài hơn.

trẻ đang ngủ ngon
trẻ đang ngủ ngon

Trẻ đã có thể nói được những câu đơn giản thay vì một vài chữ tách rời trước đó. Bạn sẽ ngạc nhiên và vui sướng biết bao khi nghe trẻ bi bô nói những câu như “con đói”, “đi chơi”,…

Về cử chỉ, trẻ tự thân nhớ những cử chỉ của người khác, tự bắt đầu thực hành những cử chỉ đó. Thậm chí, vài hướng dẫn phức tạp của bạn trẻ cũng có thể hiểu được.

 Một vài âm thanh được trẻ nhận biết và nếu ra được nguồn phát ra, ví dụ như bạn gọi bé và chúng có thể quay về đúng phía người gọi và đáp lại bằng cái cười. Một điểm mới khác là em bé của bạn nhớ và đặt đúng những vật thể mà chúng biết vào vị trí đúng của nó.

Việc phối hợp hoạt động của các bộ phận trên cơ thể cũng tốt hơn.

Trẻ thay đổi những thói quen cũ.

Bẽ đã “có tuổi”, mốc thời gian 1 tuổi thật ý nghĩa. Em bé của bạn có những thay đổi đáng kể, chúng có thể “tự” làm một vài việc. Giấc ngủ nhiều vào ban ngày nay dần ít lại nhường chỗ cho những giờ ngủ ban đêm. Ban ngày ngủ không còn chia thành nhiều giấc, sáng, trưa chiều như trước. Thay vào đó, trẻ chủ yếu ngủ vào 1,2 tiếng buổi trưa và chiều.

Thức ăn cũng có những thay đổi nhất định, từ thức ăn chủ yếu là sữa sang thức ăn dạng lỏng và rắn mà trẻ dễ nuốt. Như chuối mềm, dưa hấu,, xoài chín,…Trẻ cũng sẽ thể hiện những thay đổi hay phát triển mang tính khoa học hơn, cụ thể như sau:

Nhận thức có những mốc phát triển mới

Nói đến sự phát triển nhận thức tức là những phát triển bao gồm tư duy và những chức năng có tính tổng thể ở não của bé. Một em bé bình thường sẽ có những phát triển về mặt nhận thức khi ở mốc sau 1 tuổi như thế này:

Khi bạn cố tình giấu đồ chơi của bé bên dưới một cái gì đó, thay vì trẻ cuống quýt và bối rối không biết nên làm như thế nào thì bây giờ, em bé của bạn đã biết để lấy được cái đó, bé cần lấy vật che giấu nó đi.

Bạn cất giữ đồ áo của trẻ ở một chỗ cố định thì chỉ cần bé biết được, lần sau muốn chơi, bé sẽ đi đến chỗ đó để tìm. Điều này cho thấy bé đã có sự tiến bộ rõ ràng về trí nhớ, ghi nhớ nhiều thông tin cũng như thị giác và chú ý hơn.

Thử hỏi bé về một con vật, đồ vật. Chẳng hạn như bạn hỏi bé, con chó ở đâu? Bé sẽ chỉ ngay đến hướng của con chó đang nằm. Chứng tỏ, em bé nhận biết những danh từ ứng với đồ vật nhất định rồi.

Bé nhận biết được đồ vật nào ứng với cách sử dụng nấy. Ví dụ như bé biết chiếc lược sẽ dùng để chải tóc trên đầu hay là điện thoại sẽ úp vào tai để nghe,…

Thể chất cũng có những biến chuyển mới

Trẻ nhỏ lớn rất nhanh về chiều cao lẫn cân nặng vào những năm đầu. Nhiều bà mẹ thường thảo luận về việc đồ áo của trẻ nhanh chật và thường xuyên sắm đồ mới cho bé. Những phát triển mới về mặt thể chất giúp cho trẻ khéo léo hơn trong hành động, điều khiển đồ vật đỡ luống cuống hơn. Cụ thể, về mặt thể chất, trẻ có những phát triển mới lạ như sau:

 Đầu tiên là khả năng chống đỡ cơ thể của các khớp chân, nắm chắc vào đồ vật của khớp tay. Trẻ chống đỡ cơ thể, dùng sức víu vào một vật nào đó và đứng dậy, giữ nguyên tư thế đứng đó trong một thời gian vài giây.

Sau 1 tuổi, những đứa trẻ “cứng cáp” có thể thử bước chập chững 1 vài bước, có nhiều đứa trẻ đã có thể đi được một vài bước mà không cần quá nhiều từ sự giúp đỡ của người lớn.

trẻ 1 tuổi thông minh
trẻ 1 tuổi thông minh

Lực tay mạnh hơn. Điều này thể hiện qua vài chi tiết như việc dùng ngón trỏ, chỉ vào những đồ vật được nhắc đến. Nắm tay chặt hơn, cầm được vài đồ vật thật chặt, lấy chúng ra khỏi vị trí và để chúng lại vị trí ban đầu. Mắt và tay kết hợp tốt giúp em bé phân biệt và phán đoán chính xác phương hướng và vị trí của đối tượng.

Mốc phát triển về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp

Nhu cầu giao tiếp ở trẻ đã được hình thành từ sớm, tuy nhiên sau mốc 1 tuổi trẻ tỏ ra thích thú hơn với việc giao tiếp và có những tiến bộ rõ nét. Về phương diện này, bé làm được những điều như:

Bạn đưa ra một vài hướng dẫn và yêu cầu đơn giản, bé sẽ hiểu được và cũng biết rằng việc thực hiện những hành động đó chính là đáp ứng yêu cầu mà người lớn đặt ra. Ví dụ như bạn bảo bé cười xem, dù không phản ứng ngay nhưng bé sẽ thực hiện nếu chúng thích.

Bạn thử trò chuyện với bé, dù chưa thể nói được quá nhiều nhưng bé sẽ cố gắng ú ớ vài chữ ( dù là vô nghĩa) như để đáp lại bạn. Qua sự nỗ lực giao tiếp này, bé sẽ nghiêm túc bắt chước lại những từ mà bạn nói khi giao tiếp với bé.

Ngoài bắt chước lời nói trong giao tiếp với người lớn, trẻ cũng bắt chước những hành động hay âm thanh khác. Chẳng hạn như bắt chước bạn vẫy tay tạm biệt, bắt chước con chó hay tiếng bò kêu và một vài âm thanh khác. Sử dụng nhiều hơn các âm thanh như câu cảm thán như “á, đau,…”

Nếu trẻ không muốn tham gia hoặc không hài lòng với điều gì đó, chúng sẽ học được cách lắc đầu hay tỏ ra không muốn và nói “không”.

Mối quan hệ xã hội và tình cảm cũng có sự phát triển

Bước vào mốc phát triển sau 1 tuổi, những cảm xúc của trẻ cũng như tính khí, hành vi bộc lộ cảm xúc càng bộc lộ nhiều hơn, càng ngày càng nhiều cảm xúc, đa dạng và phức tạp hơn.

Khi sợ hãi, trẻ có xu hướng bám chặt vào người lớn. Bé cũng sẽ tỏ ra sợ hãi mỗi khi trời tối hay tiếng động bất ngờ thậm chí ngay cả khi không thấy bạn đâu cả. Đó là những biểu cảm hốt hoảng trên khuôn mặt hoặc gào khóc để kêu cứu sự giúp đỡ từ người khác.

Trường hợp gặp một người lạ nào đó, bé sẽ trở nên nhút nhát, sợ và cần thời gian để “thích nghi” với sự mới mẻ này.

Bạn hãy thử để ý xem, trẻ thường có xu hướng vứt đồ xuống nhà chờ bạn nhặt lên và vứt lại về chỗ khác hoặc là chống đối lại việc ăn cơm, lắc đầu, ngậm trong miệng thời gian dài như để kiểm tra xem phản ứng của bạn như thế nào và xem bạn có kiên nhẫn được hay không. Những lúc như vậy, bạn không nên hùa theo và nhặt đồ lên cho trẻ để chúng ném tiếp hoặc là cáu gắt lên, hãy nghiêm túc cho bé thấy bạn không thích thú với trò đó).

Sự phát triển các mối quan hệ xã hội thể hiện qua việc trẻ bắt đầu thể hiện sự thích thú của mình với vài người nhất định, bé sẽ báo và thích chơi với người đó.

Việc chơi và bắt chước những em bé khác, người khác cũng thể hiện sự phát triển về mặt quan hệ xã hội.

Bạn cần lo lắng cho sự phát triển ở mốc sau 1 tuổi khi nào?

Mỗi đứa trẻ sẽ có một đồng hồ sinh học riêng bên trong chúng, hãy thuận theo sự phát triển tự nhiên của trẻ, không thúc ép hoặc buộc trẻ phải phát triển sớm hơn ngưỡng bình thường mà chúng cho phép. Chẳng hạn như nhồi nhét cho trẻ ăn thật nhiều để trẻ tăng cân hay sử dụng những loại thuốc kích ăn, kích thích xương phát triển trong khi trẻ không phải suy dinh dưỡng hay là còi xương, dẫn đến trẻ bị béo phì và hay đau ốm,…Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng phát triển bình thường, có vài dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển không tốt hoặc chậm hơn so với những gì mà lứa tuổi của bé đã có thể làm được. Vấn đề này thì mẹ cần phải chú ý trẻ nhiều hơn, nếu cần thiết, cũng có thể cho trẻ  thăm khám và tham khảo những ý kiến bổ ích của bác sĩ nếu trẻ có vài biểu hiện mà bạn cho là có nguy cơ của sự phát triển không bình thường sau đây:

trẻ 1 tuổi
trẻ 1 tuổi

Trẻ không chịu đứng, chựng, ngay cả khi có người lớn hỗ trợ bên cạnh hoặc có vật để nắm.

Phần lớn trẻ đã có thể ngồi được từ sớm, bắt đầu từ việc ngồi có điểm tựa sau lưng, đến khi tự ngồi mà không cần điểm tựa và ngồi vững trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu sau mốc 1 tuổi mà bé vẫn chưa thể tự mình ngồi dậy đúng vị trí và khi được ai đó giúp đỡ ngồi thẳng, bé không thể duy trì tư thế đó được lâu.

Ngay cả khi bạn che dấu đồ chơi của bé, hoặc là thứ đó để ở nơi nào đó gần bé, bé cũng không thể phát hiện ra được, kể cả khi nó nằm trong tầm mắt chúng. Đó là biểu hiện của sự thiếu chú ý và khả năng quan sát kém.

Trẻ không chịu bắt chước bất kỳ một hành động, âm thanh, cử chỉ nào dù là cơ bản nhất như vẫy tay chào. Ngay cả khi người khác nói chuyện với trẻ, chúng cũng không nhiệt tình đáp lại, không bắt chước hay phát ra bất kì một từ nào. Khả năng trườn, bò cũng gặp khá nhiều trở ngại. Ngay cả việc chỉ vào vật thể nào đó trẻ cũng hầu như không hề làm tới.

Khi gặp phải những trường hợp như vậy, bạn cần lưu tâm tới bé, không thể cứ chủ quan cho rằng chỉ đơn giản là trẻ “chậm” bình thường.

 Làm cách gì để giúp trẻ đạt được các mốc phát triển quan trọng trên?

Mặc dù có nói ở trên là không nên ép buộc trẻ phát triển, nhưng bạn có thể hỗ trợ bé trong quá trình phát triển tự nhiên đó của trẻ. Những tác động gián tiếp và mang tính hỗ trợ cũng giúp trẻ cải thiện quá trình phát triển và dễ dàng hơn. Bạn có thể thử vài cách này để giúp bé đạt kết quả tốt vào mốc phát triển này như là:

Để giúp cho kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của bé dần hoàn thiện bạn thử mô tả những cái bạn nói bằng cử chỉ cho bé hiểu nghĩa của từ mà bạn nói và ý muốn của bạn. Hình ảnh bao giờ cũng đọng lại trong trí nhớ lâu hơn là lời nói suông. Qua đây, trẻ sẽ hình thành những sự liên kết ban đầu.

Sự mô tả của bạn đến một mức nào đó sẽ khiến trẻ nảy sinh những cảm xúc mới mẻ. Như là bạn đang cố cho bé thấy bạn đang vui như thế nào khi thấy trẻ làm theo những gì bạn nói, trẻ cũng sẽ cười theo cảm xúc của bạn.

Hãy kích thích ngôn ngữ của trẻ bằng việc cho trẻ nghe âm thanh nói, kể chuyện hoặc đọc cho bé nghe những mẩu chuyện thiếu nhi, có ảnh phù hợp.

Luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay của bé. Bằng cách tổ chức những trò chơi hình khối, dùng tay để di chuyển đồ vật. Như vậy, những ngón tay của bé sẽ nhanh nhẹn hơn, sự quan sát cũng tinh tế hơn.

Cột mốc sau 1 tuổi này, trẻ sẽ không ngừng phát triển, lớn lên, hình thành và phát triển những kỹ năng mới mẻ. Chúng sẽ không ngừng khám phá và học hỏi những điều mới xung quanh thể giới. Từ sự tò mò, trẻ sẽ thực hiện nhiều hành vi bằng những khả năng hiện tại mà chúng có. Đây là độ tuổi ưa thích những thứ lạ lẫm, hãy đồng hành cùng trẻ hoàn thiện chặng đường mà mốc thời gian này đã đặt ra. Kết quả sẽ không phụ lòng những nỗ lực, kiên nhẫn mà mẹ và bé cùng nỗ lực.