Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ em?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sốt phát ban là một biểu hiện của tình trạng nóng sốt kết hợp tình trạng nổi các đốm đỏ ẩn trên bề mặt da thường do virus gây nên. Bệnh sốt phát ban thông thường không nguy hiểm và các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm và hồi phục hoàn toàn nếu được nghỉ ngơi và điều trị .Tuy nhiên thì bệnh nào cũng vậy nếu bệnh kéo dài , để quá lâu dẫn đến tình trạng sốt cao kéo dài thì sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Bệnh sốt phát ban nguyên nhân do đâu

nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban
  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ là do virus herpes 6 hoặc 7
  • Loại virus này lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người bị nhiễm bệnh trước đó hoặc cũng có thể do sử dụng chưng đồ vật với người bệnh sẽ bị lây nhiễm bệnh.
  • Đối với trẻ em khi ở môi trường nhà trẻ sẽ dễ bị lây nhiễm hơn vì tiếp xúc với những trẻ khác cóc virus trong sinh hoạt hàng ngày
  • Bên cạnh đó sốt phát ban cũng có xuất hiện do một số nguyên nhân khác như;
  • Sốt phát ban do chấy rận
  • Sốt phát ban do chuột
  • Sốt phát ban do mò mạt

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh sốt phát ban.

dấu hiệu trẻ sốt phát ban
dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban
  • Có hai loại sốt phát ban : sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào.

Triệu chứng sốt:

  • Đối với bệnh này thì tình trạng sốt là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất.
  • Triệu chứng sốt này xuất hiện vào tuần thứ nhất hoặc thứ hai sau trẻ bị mắc bệnh.
  • Người mắc bệnh có triệu chứng sốt cao , thường là sốt trên 39,4 độ ngay khi nhiễm bệnh
  • Đối với người bệnh là trẻ nhỏ có thể có các triệu chứng đi kèm theo như : ho, viêm họng , sổ mũi, hoặc xuất hiện các hạch bạch huyết ở phần cổ của trẻ.
  • Tình trạng sốt này kéo dài trong khoảng 3-5 ngày.

Triệu chứng phát ban:

  • Đây là triệu chứng xuất hiện sau những cơn sốt của người bệnh, trên da người bệnh xuất hiện các đốm nhỏ bằng hoặc sưng lên, một số đốm có thể có vòng màu trắng bao quanh 
  • Tình trạng bệnh sốt phát ban đỏ ở trẻ em sẽ lan rộng bắt đầu từ vùng ngực của trẻ đến lưng, bụng cho tới vùng cổ và cánh tay.
  • Những vết ban này không sẽ có thể tự mất sau vài ngày hoặc nhanh hơn thì vài giờ mà không gây bất kì tổn thương hay khó chịu nào cho trẻ
  • Bên cạnh những triệu chứng này thì sốt phát ban còn có những triệu chứng , dấu hiệu khác như : 
  • Trẻ thường cảm thấy khó chịu , quấy khóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Người bệnh có thể sẽ bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, tình trạng chán ăn , sưng mí mắt.

Bệnh sốt phát ban lây truyền qua các con đường nào?

  • Bệnh sốt phát ban chủ yếu là do virus gây lên bởi vậy đường lan truyền bệnh thường sẽ do những tiếp xúc trực tiếp giữa người bệnh và người bình thường.
  • Những tiếp xúc thường là dịch tiết ,bọt khí của người bị bệnh thông qua các hoạt động ho , hắt hơi hay giao tiếp truyền qua người đang khỏe mạnh.
  • Bệnh sốt ban thường sẽ xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 22 tháng tuổi. 
  • Bên cạnh đó bệnh cũng xuất hiện ở cả người lớn.
  • Phần lớn trẻ em bị nhiều hơn là do hệ miễn dịch kém và bị lây bệnh từ cộng đồng khi đi nhà trẻ.

Các biện pháp điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ em tại nhà :

trẻ sốt phát ban
biện pháp điều trị trẻ bị sốt phát ban
  • Sốt phát ban ở trẻ em rất phổ biến và chúng do các virus lành tình gây lên , nếu được điều trị và chăm sóc tốt thì trẻ sẽ hồi phục bệnh rất nhanh, vì vậy các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
  • Hãy để trẻ nghỉ ngơi trên giường cho đến khi khỏi hẳn sốt.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm mát cho trẻ bằng nước ấm, trường hợp trẻ sốt cao >38 độ C thì có thể cho bé sử dụng thuốc paracetamol theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Cần cho bé uống nước đầy đủ , để có thể bù nước và điện giải bằng các loại nước chanh, nước ép trái cây tươi …
  • Cho bé sử dụng các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược giúp làm giảm tình trạng viêm ,sưng ở cổ họng.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo loãng hoặc súp…
  • Vệ sinh sạch mũi cho bé, vệ sinh da cơ thể đầy đủ , tránh cho trẻ ra gió , kỵ nước bằng cách trùm kín chăn
  • Nếu tình trạng của trẻ không giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện co giật thì cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban ở trẻ em:

  • Sốt phát ban mặc dù là một bệnh lành tính ở trẻ em , tuy nhiên nếu trẻ bị mắc bệnh sẽ có những biến chứng bệnh khác hoặc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ.
  • Vì vậy thay vì phải chữa trị cho trẻ chúng ta lên có các biện pháp phòng ngừa bệnh, tiêm vacxin là một trong những bệnh tốt nhất hiện nay.
  • Bệnh sởi có thể được tiêm phòng khi trẻ được 9 tháng tuổi .
  • Bệnh Rubella được tiêm chung với bệnh quai bị khi trẻ được 12-15 tháng tuổi.Và khi trẻ được từ 4-6 tuổi thì tiêm liều thứ hai. Các mẹ cần nhớ và đưa trẻ đi tiêm phòng định kỳ đầy đủ.
  • Bên cạnh đó cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ là đang mắc virus sốt phát ban khi ở trong môi trường như : nhà trẻ , trường học.
  • Bổ sung các loại vitamin C để tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây tươi như: cam, bưởi, xoài …