Cảm lạnh ở trẻ là một trong những bệnh rất thường gặp, khi trẻ bị cảm lạnh thường có những dấu hiệu như sổ mũi, ngạt mũi. Việc sớm phân biệt, nhận biết những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa và điều trị cho trẻ. Những bệnh cảm lạnh thông thường tưởng chừng không nguy hiểm nhưng nếu không được sớm điều trị rất dễ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe cũng như sư phát triển của trẻ.
Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh?

- Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cảm lạnh ở trẻ .
- Có khoảng hơn 200 chủng virus có khả năng gây ra bệnh cảm lạnh ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là chủng virus rhinovirus
- Khi trẻ tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp với nguồn bệnh từ đó các virus này có thể nhiễm và xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ.
Một số nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm bệnh của trẻ:
- Người mắc bệnh chạm vào miệng hoặc mũi của mình mà không vệ sinh lại tiếp xúc trực tiếp với trẻ .
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng có chứa những virus gây bệnh như: đồ chơi, quần áo, tay nắm cửa …
- Trẻ vô tình hít phải những siêu vi trùng có khả năng gây bệnh ở trong không khí.
- Thời tiết đột ngột thay đổi trở lên hanh khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi hay ho, dẫn tới tình trạng cảm lạnh ở trẻ.
- Trẻ bị dị ứng hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
Trẻ bị cảm lạnh có những dấu hiệu như thế nào?
- Thông thường trẻ bị cảm lạnh, thời gian ủ bệnh thường khá ngắn từ 1-3 ngày .Sau đó sẽ bắt đầu có các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu như:
- Trẻ bị cảm lạnh sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Trẻ bị cảm lạnh ho, đau họng
- Nước mũi ban đầu trong, lỏng như nước rồi dần chuyển sang màu xanh hoặc vàng rồi đặc dần lên.
- Những ngày tiếp theo trẻ có những dấu hiệu rõ ràng hơn và dễ nhận biết hơn như:

- Trẻ có dấu hiệu sốt cao
- Trẻ bị cảm lạnh, nôn trớ
- Trẻ có những dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Mắt của trẻ có màu đỏ, chảy nước mắt, hay quấy khóc .
- Trẻ bị khó ngủ bởi những triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi thường xuyên hơn.
- Ở vùng cổ hay sau đầu của trẻ xuất hiện các hạch bạch huyết sưng lên.
- Trẻ biếng ăn: Do nghẹt mũi và ho nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống đồng thời, vị giác cũng sẽ thay đổi khẩu vị.
- Bên cạnh đó thì ngoài những dấu hiệu trên thì đối với trẻ bị cảm lạnh còn xuất hiện những dấu hiệu về đường tiêu hóa như: Trẻ bị đi ngoài , tiêu chảy … Tuy nhiên những triệu chứng này khá ít gặp và nhiều cha mẹ sẽ bị nhầm lẫn sang bệnh cảm cúm.
- Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên như: mũi, họng, thanh quản, do virus gây lên
- Do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị cảm lạnh nhất.
- Ngoài ra cũng có một số trẻ nhỏ bị mắc bệnh cảm lạnh vào mùa hè.
Cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh
- Cảm lạnh là một bệnh lý rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Bệnh này thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng những triệu chứng mà bệnh mang lại lại gây ra nhiều những phiền toái, khó chịu cho trẻ nhà bạn.
- Lúc này các bậc cha mẹ sẽ cần phải sử dụng một số biện pháp để điều trị nhằm thuyên giảm đi những dấu hiệu bị cảm lạnh ở trẻ.
Những việc nên làm khi thấy trẻ bị cảm lạnh
Khi trẻ bị cảm lạnh thì cha mẹ nên làm một số việc sau:
- Đầu tiên các bậc cha mẹ cần vệ sinh, làm sạch niêm mạc mũi cho bé bằng nước muối sinh lý giúp cho mũi của trẻ thông thoáng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Các mẹ cũng cần hạ sốt cho trẻ bằng các biện pháp không kháng sinh như khăn chườm ấm
- Các mẹ cũng có thể làm giảm chất nhầy trong cổ họng cho bé bằng cách cho bé uống nước thêm. Trường hợp với những trẻ bé hơn các mẹ có thể cho trẻ uống sữa hoặc nước khoáng.
- Các men nên giữ đủ ấm cho cơ thể của trẻ, các mẹ cũng có thể sử dụng máy tạo ẩm để làm giảm mức độ hanh khố trong không khí nếu như thời tiết quá hanh khô.
- Khi cho trẻ ngủ các mẹ nên kê cao gối hơn, điều này giúp cho bé giảm ho và dễ thở hơn, nên cho trẻ ngủ nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
- Các mẹ cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để trẻ dễ nuốt hơn như món cháo , súp…

Khi trẻ bị cảm lạnh cần tránh điều gì?
- Khi trẻ bị cảm lạnh, các bậc cần tránh một số điều để giúp cho trẻ nhanh khỏi hơn hay tránh cho bệnh lý của trẻ trở lên tồi tệ hơn.
- Không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cảm lạnh cho bé bởi chúng không có tác dụng với virus.
- Không sử dụng Aspirin để trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không nên sử dụng bất kì một loại thuốc điều trị nào cho trẻ khi chưa hiểu hay được chỉ định của bác sĩ.
- Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm giảm tình trạng sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ.
Cần làm gì để trẻ ít bị cảm lạnh hơn:
- Trẻ bị cảm lạnh thông thường là khi tiếp xúc và các đồ vật có những vi khuẩn, virus gây bệnh có trên đồ vật như: đồ chơi, cánh cửa, sách bút, ….những virus cảm lạnh này có thể tồn tại ở môi trường đó trong vòng vài giờ.
- Vì vậy các mẹ cần phải lưu ý như rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng
- Các mẹ không nên cho trẻ lại gần tiếp xúc đối với những người đang bị bệnh để tránh tình trạng lây lan bệnh từ người này qua người khác.
- Bổ sung vitamin, thực phẩm bổ sung hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.