Nguy hại của việc cho trẻ sơ sinh nằm gối ít ai biết

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Các trang mạng xã hội hiện nay đã trở nên thông dụng và cần thiết với tất cả mọi người. Tại đây, mọi người mà cụ thể là các mẹ bỉm có thể chia sẻ với nhau các cách chăm sóc trẻ khác nhau. Nhiều mẹ vẫn thường thắc mắc như thế này: “Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối hay không? Nằm gối có những ưu điểm, nhược điểm gì? Nó có giúp bé ngủ ngon hơn không?”,… Những điều xoay quanh vấn đề này sẽ có lời giải tại bài viết này, cùng tham khảo nhé.

Khái quát về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần đến 18 – 20 giờ mỗi ngày cho việc ngủ của mình và nó sẽ giảm dần khi lớn lên. Đặc trưng giấc ngủ của trẻ sơ sinh là rất khác biệt, các bé thường ngủ nhiều nhưng không liền mạch, mà sẽ được chia thành các giấc ngủ ngắn khác nhau. Càng lớn lên, bé sẽ càng học được cách thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm nhiều hơn.

Thường thường, các em bé sơ sinh sẽ chỉ ngủ được từ 1 – 2 tiếng mỗi giấc vào ban ngày. Ban đêm các bé có thể ngủ được lâu hơn nhưng cũng sẽ không liên tục suốt đêm. Các bé vẫn phải dậy ăn một hoặc hai lần và cũng có thể nhiều hơn nếu bé không ngủ sâu giấc và không học được cách ăn no trước khi ngủ. Điều này dẫn đến bé mau chóng bị đói và khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

Đồng hồ
Đồng hồ

Giấc ngủ của một em bé sơ sinh rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của bé. Nếu bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít, mẹ cũng nên cần sự tư vấn và góp ý của bác sĩ để điều chỉnh giấc ngủ cho bé được hợp lý hơn.

Ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm gối

Khi bé sơ sinh được nằm gối sẽ được hưởng những lợi ích sau:

Chống trào ngược

Bé sơ sinh thường gặp phải vấn đề trào ngược rất nhiều. Khi bé ăn no mà được đặt nằm luôn xuống giường, không được kê cao đầu sẽ rất dễ bị nôn, trớ. Lý do là bởi dạ dày và ruột của bé còn đang rất thẳng, chưa có độ cong, xoắn cần thiết như người trưởng thành nên khi ăn no mà bé được nằm luôn, sữa sẽ rất dễ bị trào ngược trở lại gây nôn, trớ ra ngoài.

Giúp bé dễ đi vào giấc ngủ

Gối cao đầu ở mức độ vừa phải không những không có hại mà còn giúp bé đi vào giấc ngủ rất nhanh. Bé cũng có thể ngủ sâu giấc khi được bố mẹ gối đầu đúng cách.

bé ngủ ngon
Bé yêu ngủ ngon

Cho trẻ sơ sinh ngủ gối có nguy hại không?

Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng gối nằm cho bé sơ sinh, thì những nguy hại, hay những nhược điểm của việc nằm gối lại khiến người ta giật mình phải thốt lên rằng nó quá nguy hiểm.

Có nguy cơ bé bị ngạt thở

Trẻ sơ sinh chưa thể tự kiểm soát được những hoạt động của cổ mình khi chưa được khoảng từ 2 – 3 tháng tuổi. Nếu như không may, mũi hoặc miệng của bé bị gối che kín, đầu bé không tự di chuyển thoát ra được sẽ có nguy cơ cao khiến bé bị ngạt thở nếu như không được phát hiện kịp thời. Hơn nữa, việc kê gối đầu quá cao khiến tư thế nằm của bé không đúng sẽ làm bé đau gáy, ngủ không ngon giấc.

Giảm nguy cơ bị viêm tai giữa

Gối lâu ngày không giặt có chứa rất nhiều bụi bẩn cũng như vi khuẩn, nấm mốc. Nếu sử dụng gối này cho bé sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như căn bệnh viêm tai giữa rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, nếu hít phải bụi bẩn, nấm mốc này cũng làm cho hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng, có nguy cơ dị ứng.

Bé có thể bị bẹt đầu

Trẻ thường có những tư thế nằm yêu thích của mình, nên việc nằm gối quá lâu một bên làm cho bé có nguy cơ bị bẹt đầu, đầu không tròn.

Ảnh hưởng đến đốt sống cổ

Khi bé được cho nằm trên những chiếc gối quá dày, các đốt sống cổ của bé dễ bị uốn cong nếu như nằm lâu ngày. Nó có thể tồn tại vĩnh viễn và ảnh hưởng rất lớn đến tư thế ngồi sau này.

Phân bổ nhiệt ở đầu không đều

Đầu trẻ sơ sinh là bộ phận thoát nhiệt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên điều này lý giải tại sao các bé rất hay đổ mồ hôi đầu. Khi bé ngủ, quá trình thoát nhiệt này cũng được diễn ra bình thường. Việc sử dụng một chiếc gối ngủ được kê dưới đầu làm phần nhiệt tỏa ra không đều. Dẫn đến phần da đầu tiếp xúc với gối bị ẩm, khiến bé dễ bị cảm lạnh.

Kết luận: Trẻ sơ sinh có nên nằm gối khi ngủ không?

Ở hầu hết người trưởng thành, gối như một vật bất ly thân mỗi khi chìm vào giấc ngủ. Vậy liệu một em bé sơ sinh có nhất thiết phải cần một chiếc gối bên mình mỗi khi lên giường đi ngủ không? Để làm sáng tỏ thắc mắc này, cần phải đặt ưu – nhược điểm của việc nằm gối ở trẻ sơ sinh lên bàn cân để làm rõ theo  một cách trực diện và khách quan nhất.

Theo những phân tích ở trên có thể thấy được rằng, cho trẻ sơ sinh nằm gối đều có những mặt lợi và mặt hại song song với nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rõ được rằng những nhược điểm, những nguy hiểm mà vấn đề này đem lại nó vượt trội hơn hẳn những ưu điểm được liệt kê trước đó. Vậy nên, nếu mẹ nào đang sử dụng gối cho bé thì nên hạn chế lại nhé. Còn đối với các mẹ có bé hay gặp phải tình trạng nôn, trớ do trào ngược dạ dày thì vẫn nên tiếp tục sử dụng gối cho bé. Nhưng nhất định phải nhớ một điều là đặt bé nằm với một tư thế chuẩn, đầu không quá bị cao, gập cổ gây đau cổ, thoái hóa đốt sống cổ sớm ở người trưởng thành.

Ở một vấn đề nào đó, cái nào cũng sẽ có mặt hại đi kèm mặt lợi, mặt tốt nhưng nếu biết cách tiết chế lại, nguy (nguy hại) sẽ biến thành cơ (cơ hội) để giúp bé hoàn thiện hơn, phát triển hơn.

Trẻ bao nhiêu tháng tuổi bắt đầu nên được dùng gối và cách tập nằm gối cho bé?

bé ngủ sủ dụng gối đúng cách
bé ngủ trên gối

Trong một vài trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi do mắc chứng trào ngược, bác sĩ vẫn khuyến khích sử dụng gối cho bé để bé cảm thấy thoải mái hơn sau mỗi bữa ăn và chuẩn bị bước vào giấc ngủ. 

Mẹ cần lưu ý một điều, với các bé mắc chứng trào ngược, mỗi lần bé được ăn no, mẹ không nên cho bé nằm luôn xuống. Mẹ cần bế bé thêm khoảng từ 5 – 10 phút và áp dụng phương pháp vỗ ợ hơi cho bé để bé tống hết được lượng bọt khí nuốt phải trước đó trong bữa ăn. Sau khi đã chắc chắn rằng bé đã ợ hơi được rồi, mẹ mới đặt bé nằm xuống. Áp dụng cách này, chắc chắn một điều rằng bé của bạn sẽ không còn bị nôn, trớ sau mỗi lần ăn no nữa đâu.

Khi bé được 24 tháng tuổi, lúc này cơ thể bé đã hoàn chỉnh được đến 60 – 70% so với một người trưởng thành nên lúc này mẹ hoàn toàn có thể dùng gối cho bé. Nhưng, nếu bé vẫn cảm thấy việc ngủ không cần gối vẫn thoải mái hơn, mẹ có thể bỏ qua gối, tùy vào sở thích của bé.

Nếu bé có hứng thú với việc nằm gối, mẹ có thể tập cho bé cách nằm gối theo trình tự: Ban đầu mẹ chuẩn bị một chiếc khăn lớn. Gấp lại thành hình dáng của chiếc gối nhưng với độ dày chỉ nên bằng 1/2 chiếc gối thông thường. Mẹ cho bé nằm quen một thời gian, sau đó lại tăng dần độ cao cho chiếc gối bằng cách lại gấp đôi chiếc khăn đó lại một lần nữa. Hoặc mẹ cũng có thể mua cho bé một chiếc gối dành riêng cho độ tuổi của bé.