Đến một giai đoạn phát triển nhất định đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn mọc răng. Răng của bé thường sẽ mọc 1 đến hai chiếc trong một lần và thứ tự móc cũng theo loại răng. Không có một thời gian cố định nào cho việc mọc răng ở trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian mọc răng không giống nhau, phù hợp cơ địa cũng như chế độ chăm sóc.
Một điều có thể khẳng định là đa số trẻ đều mọc răng ngay từ năm đầu tiên của cuộc đời. Mọc răng thường là một việc rất thú vị, tuy nhiên nó thường kèm theo những cơn nóng, sốt và khó chịu ở bé nên càng khiến các bậc phụ huynh trở nên lo lắng hơn. Để giúp cho em bé thoải mái hơn, các mẹ cần nắm được những dấu hiệu khi nào trẻ mọc răng và thứ tự mọc của các loại răng khác nhau để tiện chăm sóc bé.
Thời điểm em bé của bạn bắt đầu mọc răng là khi nào?
Như đã nói ở trên thì không có một thời gian cụ thể nào để xác định em bé của bạn sắp mọc răng. Thời điểm mọc răng của bé thường sẽ giao động từ tháng tuổi thứ 4 đến tháng tuổi 12 cho những chiếc răng đầu tiên. Các nhà khoa học đã thống kê được rằng, đã số những em bé đều mọc chiếc răng đầu đời vào tháng tuổi thứ 6.

Thông thường trẻ sắp mọc răng sẽ có những dấu hiệu dễ thấy như:
Có khá nhiều dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận ra được em bé của mình đang mọc răng. Đầu tiên bạn nên căn thời gian như đã giới thiệu ở trên để dự đoán được. Thường thì mọc răng sữa đầu đời sẽ khiến bé đau nhức, thậm chí phát sốt. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp bé không hề phát đau hay khó chịu.
Nếu không chắc trẻ có thực sự đang mọc răng hay không bạn có thể quan sát những dấu hiệu dễ thấy sau:
Bạn sẽ quan sát thấy điều đặc biệt này:
Hãy nhìn vào nướu của bé đầu tiên. Nếu thấy có một vùng nướu có màu đỏ, hồng đỏ và sưng tấy lên, thậm chí là bé phát đau ở chỗ nướu đó thì khả năng sẽ có một chiếc răng sữa mọc lên tại vị trí này.
Việc sưng nướu cũng kéo theo dấu hiệu sưng và làm ửng hồng một bên má của bé. Điều này sẽ thực tồi tệ nếu trẻ nằm ngủ và nằm ngang, ép má xuống dưới.
Thường thì sẽ có sự liên quan giữa phần tai, mũi và họng của trẻ. Do đó, bạn thấy trẻ xoa tai, khó chịu bứt tai, hơn nữa là nằm vào thời gian dự kiến trẻ sẽ mọc răng thì có thể em bé của bạn đã bắt đầu mọc răng rồi đó. Bạn nên kiểm tra miệng và nướu của chúng ngay đi, biết đâu sẽ có bất ngờ lớn.
Một dấu hiệu thường thấy nữa ở trẻ mọc răng là chúng chảy rất nhiều nước dãi. Dường như nhiều đến nỗi chúng không thể tự kiểm soát được khác với những lúc bình thường. Trường hợp này mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn đeo ở cổ bé, vừa tránh làm ướt quần áo bé, vừa có thể lau cho chúng và dễ dọn vệ sinh.
Trẻ sắp mọc răng thường sẽ ngứa vùng lợi và nướu. Điều này sẽ dẫn đến chúng có những biểu hiện như nhai ngón tay, nắm đấm của mình và sẵn sàng vơ bất kì một vật gì vừa mắt vào miệng để gặm và nhai. Việc gặm nhấm này sẽ giúp cho chúng cảm thấy thoải mái cơn ngứa hơn rất nhiều.
Bạn cảm thấy em bé của mình thường xuyên hốt hoảng, lo lắng hơn trước. Đó có thể là một dấu hiệu để nhận biết bé đang sắp mọc một chiếc răng. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường khó nhận biết hơn các trường hợp đã nêu ra ở trên và đôi khi trẻ tỏ ra hoảng sợ chỉ là vì chúng bị dọa bởi một điều gì đó.
Nếu bạn không thể chắc chắn rằng trẻ đã đến kỳ mọc răng hay chưa. Hoặc bạn muốn cho bé mọc được một hàm răng đẹp và đều đặn thì bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nha khoa để biết thêm những thông tin đắt giá.
Nhiều người có cách quan niệm rằng, khi trẻ mọc răng thường kèm theo tiêu chảy, sốt cao. Nhưng thực ra, nó chỉ là một sự trùng hợp và chưa có một nghiên cứu chính xác nào được đưa ra để khẳng định điều này.
Thứ tự mọc của các loại răng sữa như thế nào?

Không phải chiếc răng sữa nào cũng mọc cùng một lúc. Ứng với một vị trí và chức năng khác nhau sẽ có thời gian mọc khác nhau ở răng sữa. Do đó, sau khi đọc xong các phần thông tin này, bạn sẽ không cần phải thắc mắc tại sao lúc thì 1 chiếc mọc, lúc thì nhiều chiếc răng mọc cùng một lúc. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng thực bằng các công trình lớn. Bạn có thể sẽ cần biết về điều này để quá trình chăm sóc trẻ mọc răng trở nên dễ dàng hơn.
Thông tin liên quan đến thời gian mọc răng của bé.
Căn cứ vào các nghiên cứu , các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có 4 loại răng trong miệng của con người. Đó lần lượt là răng cửa, răng hàm, răng nanh ( hay còn gọi là răng khểnh) và răng khôn ( chiếc răng trong cùng của hàm răng, mọc muộn nhất, thường khi chúng ta đã trưởng thành).
Về thời gian mọc của răng, đầu tiên phải nhắc đến răng cửa dưới ( chiếc răng cửa mọc ở hàm dưới của trẻ). Chúng được ghi nhận là những chiếc răng mọc đầu tiên khi bé đến độ tuổi mọc răng. Chiếc răng này thường mọc vào khoảng tháng tuổi thứ 5 đến tháng tuổi thứ 7 của trẻ.
Tiếp đến, phải kể đến răng cửa trên ( Chiếc răng cửa mọc ở phía hàm trên của miệng). Đây thường là những chiếc răng mọc sớm thứ 2 sau răng cửa dưới. Thời gian được ghi nhận là chúng mọc vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 tùy vào các trẻ khác nhau.
Răng cửa bên ở trên (Chiếc răng này sẽ mọc bên cạnh chiếc răng cửa trên). Đôi khi chúng chỉ mọc 1 cái, nhưng cũng có lúc chúng sẽ mọc 2 cái cùng 1 lần. Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 đầu đời của bé là giai đoạn trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng này.
Chiếc răng thứ tư được nhắc đến là răng cửa bên dưới. Cũng giống như răng cửa bên trên là mọc bên cạnh chiếc răng của trên thì răng cửa bên dưới cũng mọc ngay cạnh răng cửa dưới. Thời điểm những chiếc răng này mọc lên là từ tháng 10 đến tháng tuổi thứ 12 của trẻ.
Điều quan trọng không thể bỏ qua chính là những chiếc răng hàm đầu tiên của bé ( hay còn gọi là răng sau). Thường thì sẽ có khoảng vài chiếc và được mọc đều trong khoảng thời gian từ tháng tuổi 12 đến 16 tùy thuộc vào các trẻ khác nhau. Mức độ dinh dưỡng khác nhau của mỗi trẻ cũng khiến răng của chúng mọc ở những thời gian không xác định khác.
Những chiếc răng nanh, thường được gọi với cái tên duyên dáng là răng khểnh, những chiếc răng này có thời gian mọc giao động từ 20 đến 30 tháng tuổi đầu đời của trẻ.
Sau cùng, không thê rkhoong kể đến răng hàm số 2. Đây là loại răng mọc vào khoảng thời gian từ 20 đến 30 tháng tuổi của bé.
Về cơ bản, phần lớn trẻ nhỏ sẽ kết thúc quá trình mọc răng sữa của mình ( tức là mọc đủ bộ răng sữa) vào thời điểm trẻ được 2 tuổi rưỡi và chậm nhất là khi chúng được 3 tuổi. Chúng sẽ tiến hành thay răng sữa để có bộ răng trưởng thành vào thời điểm chúng được 7 hoặc 8 tuổi trở lên.
Về cơ bản, sẽ không có gì tốt hơn để hỗ trợ bé mọc răng thật tốt bằng việc cung cấp cho bé một chế độ ăn thật hợp lý, khoa học và giàu dinh dưỡng. Một điều đáng lưu ý là nên tránh những tác nhân gây ra sâu răng ở trẻ như đường, kẹo, các loại bánh ngọt có chứa lượng đường lớn vì răng bé còn rất “non” và dễ bị tấn công bởi sâu hại. Vệ sinh răng miệng của bé đúng cách cũng là một yếu tố làm nên một hàm răng đẹp và chắc khỏe khi trẻ lớn lên.
Việc chăm sóc răng cho bé là một việc cần thiết, nên nếu có gì không thể xử lý được thì bạn nên đến gặp các bác sĩ nha khoa để được sự hỗ trợ kịp thời cho trẻ, chẳng hạn như trường hợp bé mọc răng trồng lên nhau,…