Nuôi nấng một đứa trẻ nhỏ là cả một quá trình dài. Trẻ có thể gặp rất nhiều vấn đề, đau ốm, bệnh, ngã và có khi cũng mắc phải những tình huống không lường trước được, chẳng hạn như bị nghẹt thở do nuốt nhầm đồ hoặc các trường hợp khác.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là những đứa trẻ từ 1 đến 3 tuổi thường có thói quen lấy những đồ vật và nhét vào miệng để gặm nhấm do chúng đang vào giai đoạn mọc răng, gây ngứa lợi. Đây vừa là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang bắt đầu mọc răng vừa để thể hiện cách trẻ khám phá thế bên ngoài.
Trẻ gặm những vật có kích thước khác nhau. Những vật lớn thì có thể gây ra vết xước ở miệng trẻ, những vật có kích thước như viên bi, các loại hạt hoặc là cúc áo,…nếu vô tình mà trẻ ngậm và nuốt phải thì trẻ có thể bị nghẹt thở và hậu quả không lường được nếu không được phát hiện kịp thời.
Cách tốt nhất để tình trạng này không xảy ra là đảm bảo rằng những đồ vật nhỏ như thể nằm ngoài tầm với của trẻ. Trẻ lớn hơn một chút thì nên răn đe trẻ, khuyên bé không nên ngậm những đồ vật đó.
Mặc dù là vậy, nhưng dù bạn có cẩn thận đến đâu thì cũng không thể tránh được hoàn toàn và con bạn vẫn có thể bị nghẹt vì một thứ gì đó. Trong một số trường hợp bạn hoặc ai đó có thể thấy được lúc trẻ nuốt phải vật gì đó và gây mắc nghẹn ở cổ. Thậm chí khi trẻ ăn những thứ rắn và dễ trơn tuột như quả nhãn,… nếu không cẩn thận trẻ cũng có thể nuốt phải.
Nếu chẳng may trẻ nuốt phải dị vật nhưng mẹ không biết là thứ gì, chỉ thấy trẻ ho và khó thở thì lúc đó, có thể trẻ đã nuốt phải thứ gì đó và nghẹt thở, khó chịu.
Những cách giúp trẻ khi trẻ bị nghẹt thở .
Sẽ thật lo lắng nếu trẻ gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp con bạn bị ngạt thở do vô tình nuốt phải dị vật thì bạn cần làm những việc sau:
· Trước hết bạn vẫn nên chú ý loại bỏ những đối tượng dễ gây nguy cơ nghẹt thở ở trẻ trước ( các vật kích thước nhỏ).
· Khi trẻ nuốt phải thứ gì đó và bị nghẹt thở bạn đừng cố gắng dùng ngón tay chọc vào miệng bé và móc ra một cách mù quáng hoặc liên tục. Có thể bạn nghĩ cách đó giúp trẻ ói ra hoặc bạn có thể móc được vật đó, nhưng hành động đó có thể khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ. Vật thể có thể bị đẩy vào sâu hơn và càng khó lấy ra hơn.
· Nếu khi nuốt vật thể mà trẻ khó thở, ngứa họng và ho rất to, hãy khuyến khích trẻ ho để giải phóng những thứ đang nghẹn trong họng. Luôn nhớ rằng không nền rời xa chúng trong lúc này, bạn phải đứng cạnh quan sát, nếu trẻ ho mà vật thể ra ngoài thì càng tốt và mẹ cũng biết được tình hình. Nếu chưa thì bạn có thể biết được và tìm phương án khác để giúp bé.
· Nếu con ho không có tác dụng và bạn bắt đầu thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì bạn nên cầu cứu ngay lập tức. Bé có thể gặp các biểu hiện như im lặng, khó thở, hít thở bất thường, thậm chí là bất tỉnh.
· Nếu trẻ vẫn trong tình trạng tỉnh táo nhưng không ho hoặc có họ nhưng không có hiệu quả thì bạn có thể hướng dẫn con thổi ngược lại vào trong, áp suất bên trong sẽ đẩy hơi trở ngược lại, vật thể có thể bị đẩy ra.
Bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp vật lý khác nhằm giúp bé đẩy vật thể lạ ra ngoài. Nhiều trường hợp áp dụng những biện pháp vật lý này đã thành công giúp trẻ tránh khỏi tình trạng ngạt thở do đồ vật mắc ở cổ.
Biện pháp vật lý giúp trẻ vượt qua ngạt thở:
Vỗ vào lưng trẻ trên 1 tuổi:
Thao tác này khi áp dụng cho trẻ ở những độ tuổi khác nhau cũng sẽ có các yêu cầu thực hiện khác nhau. Ở trẻ trên 1 tuổi thì chúng ta làm như sau:
Cho trẻ úp mặt vào lòng bạn hoặc cho trẻ nghiêng người về phía trước và đánh vào phía sau lưng của trẻ 5 lần.
Nếu biện pháp này không hiệu quả và không làm dịu cơn nghẹt thở của trẻ hoặc trẻ vẫn còn trong trạng thái tỉnh táo thì bạn có thể thực hiện tiếp động tác thư shai để giúp cho trẻ đó là đẩy ngực hoặc đẩy bụng.
Hiệu quả của biện pháp này là ở chỗ nó tạo ra một cơn ho nhân tạo, tăng áp lực trong lồng ngực của trẻ từ đó giúp trẻ có thể tống dị vật mà chúng đã nuốt ra ngoài.
Đẩy bụng cho trẻ trên 1 tuổi:
Biện pháp vật lý này cần thực hiện như sau: Bạn hãy đứng hoặc quỳ sau lưng trẻ. Vòng tay ra trước ngực trẻ, đặt cánh tay của bạn dưới cánh tay của trẻ và xung quanh phần bụng phía trên của bé.
Bạn hãy nắm chặt tay của mình đặt nó ở vị trí giữa rốn và xương sườn của trẻ.
Nắm chặt hai bàn tay lại với nhau, sau đó, dùng lực kéo mạnh vào trong bụng và hướng dần lên trên.
Bạn cần phải thực hiện đều tay và không tạo lực quá lớn lên phần lồng ngực dưới của bé, điều này có thể gây ra những tổn thương cho phần bụng của trẻ. Tương tự như biện pháp vỗ vào lưng ở phía trên, phương pháp này cũng lặp đi lặp lại tối đa 5 lần.
Đó là hai phương pháp mà người lớn có thể làm để giúp cho trẻ thoát khỏi tình trạng bị nghẹt thở do nuốt hoặc ăn phải dị vật ( bị, hạt, trái cây, thức ăn lớn,…), Nhưng, các phương pháp này không phải bao giờ cũng đem lại kết quả tốt. Nếu áp dụng mà không làm đúng thao tác, không những không giúp được trẻ mà còn gặp phải những trường hợp khác. Do đó, bạn cần phải chú ý thêm và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để được giúp đỡ loại bỏ dị vật ra khỏi cơ thể bé. Tình trạng có thể sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thời gian kéo dài quá lâu. Những trẻ còn tỉnh táo thì không sao, nhưng những trường hợp trẻ trở nên tím tái, ngạt và khó thở thì rất nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời, ảnh hưởng đến tính mạng.
Kêu gọi sự trợ giúp:
Khi trẻ bị ngạt thở do nuốt phải dị vật như vậy, bạn phát hiện ra kịp thời thì hãy đảm bảo luôn ở cạnh bé và sớm kêu gọi sự giúp đỡ từ những người khác.
Nếu trong trường hợp sau khi thực hiện các biện pháp vật lý nói trên lần đầu tiên mà dị vật trong cơ thể trẻ vẫn không bị bật ra ngoài và trẻ vẫn trong tình trạng tỉnh táo thì bạn có thể tiếp tục thực hiện những động tác vỗ vỗ vào lưng và đẩy bụng, ngực cho trẻ ( theo đúng hướng dẫn) trong lúc chờ đợi sự cứu viện.
Gọi điện cho người thân nếu bạn đang ở đó một mình cùng với trẻ hoặc số điện thoại y tế và bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời.
Đừng để trẻ ở một mình, bạn sẽ không biết điều gì có thể xảy ra với trẻ khi bạn vắng mặt ở thời điểm đó. hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp sơ cứu vật lý cho trẻ cho đến khi có sự trợ giúp.
Ngay cả khi dị vật đã thoát ra ngoài, bạn cũng không nên chủ quan hãy đưa trẻ đi khám, vì bạn không biết trẻ đã nuối những gì, hoặc một phần nào đó của dị vật vẫn còn trong cơ thể ( cổ ) của trẻ và chúng chưa ra ngoài hoàn toàn. Các biện pháp cứu trợ của trẻ cũng có thể gây tổn thương cho bé trong quá trình bạn thực hiện và có sai sót về ỹ thuật. Do đó, tốt nhất là bạn nên yêu cầu sự trợ giúp y tế.
Sẽ ra sao nếu trẻ bị bất tỉnh vì nghẹt thở do nuốt phải vật thể lạ.
Nếu trẻ con nhà bạn bị nghẹt thở, thở hổn hển, khó thở, cơ thể có những mảng tím tái và chúng trở nên bất tỉnh, hãy đặt trẻ lên một bề mặt phẳng, cứng và kêu to lên để yêu cầu sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Gọi ngay vào số điện thoại cấp cứu hoặc ngay lập tức đưa trẻ đến địa chỉ y tế gần nhất (mở loa ngoài điện thoại để không cản trở tay và sự quan sát của bạn đến trẻ).
Hãy luôn ở bên cạnh trẻ, không để trẻ lại một mình và đi đâu đó. Quan sát các dấu hiệu của trẻ để khi đến gặp bác sĩ có thể nói rõ tình hình.
Hãy cố mở miệng của đứa trẻ ra, nếu bạn có thể trông thấy vật thể đó còn trong phần cổ họng của trẻ và bạn có thể lấy ra được thì hãy lấy nó ra ( có thể dùng nhíp, tay,…).
Sau khi lấy được vật thể ra có thể quan sát xem có còn không, và hô hấp nhân tạo cho bé nếu thấy tình trạng hơi thở chưa bình thường lại.
Biện pháp cứu chữa chỉ mang tính tương đối, quan trọng nhất là nên phòng hơn chữa. Hãy luôn để ý con bạn nhiều hơn. Khi dọn dẹp nhà cửa nên gọn gàng, cất hết những đồ dùng có kích thước nhỏ và dễ gây chú ý với trẻ lên trên cao để trẻ không với tới. Tuy nhiên không có gì là chắc chắn cả, nên khi tình huống xảy ra, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết kịp thời và tốt nhất.