Với những mẹ cho bé ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật, chắc hẳn không ai là không biết đến nước Dashi. Dashi rất dễ nấu và được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nó có thể được nấu từ rong biển, cũng có thể từ các loại cá như cá cơm, cá ngừ,… Nhưng hơn hết, dashi từ rau, củ vẫn được nhiều mẹ ưa chuộng hơn cả. Tại đây, trong bài viết này sẽ đưa cho mẹ 5 tips để nấu nước dashi rau củ được thơm ngon, dinh dưỡng và đơn giản hơn bao giờ hết.
Sơ lược về loại nước Dashi
Nước Dashi là một loại nước dùng được hầm từ nhiều nguyên liệu khác nhau khác nhau. Nước dashi được bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản. Nó có nhiều loại như dashi từ rong biển, dashi rau củ, dashi cá ngừ, dashi xương gà, dashi nấm hương,… Tùy từng loại dashi mà nguyên liệu cũng sẽ là khác nhau để tôn lên hương vị đặc trưng của loại dashi đó.
Đối với các bé ăn dặm, việc nấu dashi từ rau củ có lẽ đơn giản và hiệu quả nhất. Hệ tiêu hóa của các bé mới tập tành ăn dặm còn chưa được hoàn thiện đầy đủ, dung nạp nhiều chất đạm có thể khiến dạ dày bé bị quá tải. Do vậy, sử dụng rau củ nhiều chính là giải pháp lâm sàng.
Nước Dashi có đủ dinh dưỡng không?
Để nấu được dashi từ rau, củ mẹ cần phải lựa chọn từ 5 loại rau, củ khác nhau trở lên. Trong mỗi loại rau củ đều có chứa các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và cho sức khỏe của bé. Do vậy, thêm dashi vào những bữa ăn dặm hằng ngày cho con chính là một quyết sách đúng đắn.
Rau, củ nổi tiếng với tất cả những nhóm vitamin như A, B, C, E, D và K cũng như các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, canxi,….
Nước dashi tuy tốt nhưng không phải cứ nấu càng đậm đặc thì càng nhiều dinh dưỡng. Nếu mẹ không biết cách cho từng loại rau, củ theo thứ tự sẽ vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong đó. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng vẫn thường khuyến cáo không nên dùng nước dashi quá đặc cho các bé ăn dặm dưới 12 tháng. Bởi lý do, nó có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé.
Nước dashi có vị ngọt thanh và hương thơm rất riêng của rau củ nhưng sẽ là không thể nếu như mẹ thay thế hoàn toàn các loại thực phẩm thô ban đầu. Nước dashi có tác dụng tạo mùi vị cho hấp dẫn hơn nhưng không vì vậy mà mẹ bỏ qua các thực phẩm khác. Mẹ vẫn cần bổ sung thêm các nhóm chất còn thiếu hụt như tinh bột, chất đạm, chất béo vào khẩu phần ăn cho bé.
Kết hợp rau, củ, quả để nấu nước Dashi đúng cách
Lưu ý khi nấu Dashi rau củ
Để cho ra đời thành phẩm nước dashi ngọt ngào, thanh mát, trước tiên mẹ cần lưu ý những điều sau.

- Chỉ nên chọn từ 5 đến 6 loại rau củ để dùng chế biến dashi. Các loại rau củ này nên có nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng sử dụng các chất kích thích, phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật,…
- Tuyệt đối không chọn các loại rau củ kỵ nhau trong cùng một nồi nấu dashi. Ví dụ: củ cải trắng và cà rốt. Chúng kỵ nhau bởi khi nấu chung, củ cải trắng sẽ làm mất hết vitamin sẵn có trong cà rốt.
- Những loại củ nào cần thời gian làm chín nhiều hơn thì cho vào trước, những loại rau, củ nào nhanh chín sẽ cho vào sau. Tuyệt đối không cho cùng một lúc.
- Nói không với mắm muối khi chế biến dashi. Nhiều mẹ vẫn có thói quen cho mắm muối và đồ ăn của bé để cho vị được đậm đà hơn. Nhưng không, bé dưới 12 tháng hoàn toàn chẳng cần đến một giọt mắm muối nào cả.
Quy cách nấu nước Dashi
Quy trình để cho ra một hỗn hợp dashi mẹ có thể tham khảo như:
- Chọn các loại rau củ sạch, sơ chế loại bỏ phần không ăn được. Mang rửa sạch và thái khúc.
- Tỷ lệ là 250g rau củ tương ứng với 800ml nước. Càng nhiều rau củ, số lượng nước cũng sẽ tăng lên tương ứng.
- Các loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt,… nên cho vào nấu ngay từ ban đầu khi bắt đầu bật bếp. Còn các loại rau mau chín hơn như đậu cove, súp lơ, mồng tơi, mướp,… mẹ nên cho vào trước khi tắt bếp 5 – 7 phút.
- Sau 20 phút, mẹ đã thu được một hỗn hợp nước và cái dashi. Mẹ dùng muôi vớt hết phần rau, củ ra sẽ thu được nước. Nước này mẹ đem lọc qua rây một lần cho hết những mảnh nát từ rau củ còn sót lại.
Phần nước sau khi rây xong chính là nước dashi mẹ đang cần chế biến đấy ạ.
Một vài sự kết hợp
Một số sự kết hợp nguyên liệu rau củ nấu dashi mẹ có thể tham khảo như:
- Cà rốt, ngô ngọt, khoai lang, đậu cove, rau cải thảo.
- Mướp, su su, bí đỏ, cà rốt, ngô ngọt, khoai tây, mía.
- Khoai tây, bắp cải, cà rốt, hành tây.
- Củ cải đỏ, cùi dừa, ngô ngọt, mía, củ đậu, su su.
- Đậu Hà Lan, mía, ngô nếp, cà rốt, bí đao.
- Súp lơ, cà rốt, mía, khoai lang, bí ngô.
- Măng tây, củ cải đỏ, đỗ tương Nhật, bí ngòi, su su, cà rốt.
- Khoai tây, hành tây, cải ngọt, súp lơ, cải thảo, ngô bao tử.
- Mồng tơi, mướp, hành tây, khoai lang, cà rốt, ngô bao tử, khoai tây.
- Lê, bí ngòi, bắp cải, khoai tây, cà rốt, đậu cove, bí đao.

Trữ đông nước Dashi
Nếu mẹ bận rộn với công việc chốn cơ quan, ít có thời gian cho việc nấu nướng cho con. Trữ đông dashi chính là một giải pháp hữu hiệu cho mẹ. Nếu mẹ áp dụng hình thức trữ đông, mẹ cần mua hộp trữ đông chuyên dụng để trữ đồ ăn cho bé. Sau đó, mỗi lần nấu mẹ nấu nhiều lên một chút, ước tính sao cho lượng dashi đó chỉ ăn tối đa trong vòng 1 tuần thôi.
Sau khi thành phẩm được nấu xong, mẹ chỉ cần đổ vào các hộp nhỏ, để nguội một chút ở ngoài, sau đó mang bỏ vào ngăn đá tủ lạnh để bắt đầu thực hiện trữ đông dashi.
Trữ đông giúp mẹ giảm bớt được kha khá công đoạn chuẩn bị, ninh hầm mỗi khi nấu ăn cho bé mà lại không bị mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ăn dặm cùng nước Dashi
Mẹ đã hiểu về dashi, đã biết nấu dashi như thế nào? Biết trữ đông dashi ra sao? Nhưng mẹ vẫn còn thắc mắc cách dùng dashi cho bé như thế nào? Đây chính là câu trả lời.
Đối với các bé ăn bột, mẹ lấy lượng dashi và bột phù hợp tỷ lệ và khuấy đều, mạnh tay cho bột tan hết vào nước. Bắc lên bếp đun lửa nhỏ đến khi nào thành một hỗn hợp bột sánh mịn là xong. Trong những ngày đầu tiên ăn dặm, mẹ có thể chỉ cho bé ăn cùng với mỗi dashi. Nhưng khi được nửa tháng, mẹ nên kết hợp thêm cùng với các thực phẩm khác như trứng, cá hoặc thịt,…
Với cháo cũng vậy, mẹ vo gạo cho thật sạch, đổ nước dashi vào ninh cùng gạo cho chín. Trước khi tắt bếp, mẹ cũng nên cho một chút thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, chất béo như thịt băm nhỏ xào qua cùng dầu ăn cho thơm để khiến cho món cháo đầy đủ chất hơn.
Nếu bé lớn hơn một chút nữa, bé đã có thể ăn cơm nát, mẹ có thể dùng dashi để nấu canh rau cho bé. Sử dụng thêm vài miếng sườn, sơ chế cho sạch, đem ninh cùng dashi và một chút rau củ như khoai tây, cà rốt và ngò gai sẽ cho ra đời một món sườn hầm dashi rau củ thơm ngon, tròn vị.
Chỉ với những loại rau củ thường gặp, dễ mua, dễ chế biến, mẹ đã có ngay một hỗn hợp dashi thanh ngọt, kích thích mọi vị giác cho bé. Mình có thể tự tin đảm bảo rằng, bé sẽ nghiện ngay món này ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên thôi. Là một người trưởng thành, mình còn cảm thấy nó vô cùng dễ ăn và thu hút, huống chi một em bé đang có niềm đam mê được khám phá mọi thứ xung quanh, từ đồ ăn đến mọi ngóc ngách trong ngôi nhà.