Mức độ ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin với sức khỏe của bé

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên thường là đối tượng tấn công của các virus và vi khuẩn có hại. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho bé chính là cách tốt nhất để phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh và ngăn chặn sự lây lan rộng ra ngoài cộng đồng. Mức độ ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin với sức khỏe của bé là rất lớn nên mẹ cần theo dõi và cập nhật lịch tiêm phòng thường xuyên và cho bé đi tiêm đúng thời gian và đúng loại vắc xin.

Khái niệm về vắc xin và tiêm phòng vắc xin

Vắc xin là một chế phẩm dược học dùng cho mọi đối tượng. Nó dựa trên cơ chế sử dụng các kháng nguyên để tạo nên một hệ miễn dịch đặc hiệu.

Vắc xin có nhiều loại, mỗi loại có những đặc tính riêng biệt khác nhau để chống chọi lại nguyên nhân gây ra bệnh đó. Những căn bệnh có vắc xin phòng ngừa nếu không được tiêm chủng đúng thời gian thường để lại những hậu quả xấu hoặc rất xấu với sức khỏe con người.

tiêm vá
tiêm vác xin cho bé

Tiêm phòng vắc xin là cách mà các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng đủ điều kiện do Bộ Y tế cấp phép, sử dụng vắc xin lên cơ thể con người trong việc phòng bệnh. Nó có thể được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm qua da hoặc uống qua đường miệng.

Về bản chất, tiêm phòng vắc xin là cách đưa các kháng thể có nguồn gốc từ chính những virus gây bệnh vào bên trong cơ thể để kích thích cơ thể tạo ra một hệ miễn dịch mang tính chủ động để chống lại các tác nhân truyền nhiễm đó.

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho bé

Vắc xin được ví như một loại “vũ khí hạng nặng”, rất quan trọng trong việc chủ động ngăn ngừa, phòng chống các căn bệnh có tính truyền nhiễm. Nó quan trọng tới mức nào?

Là biện pháp phòng bệnh hiệu quả bậc nhất

Những căn bệnh truyền nhiễm vừa có nguy cơ cao gây tử vong cho con người, lại vừa khiến dịch bệnh lây lan ra toàn xã hội một cách nhanh chóng nếu như không có biện pháp cách ly, ngăn chặn kịp thời. 

Tiêm phòng sẽ khiến tỷ lệ người mắc bệnh giảm đi đáng kể do cơ thể đã có hệ miễn dịch sẵn với bệnh. Nhất là ở trẻ em, nhờ có vắc xin mà khoảng 2.5 triệu trẻ em mỗi năm không bị chết do các bệnh truyền nhiễm.

Phát triển nguồn nhân lực

Một xã hội phát triển khi nguồn nhân lực đáp ứng được đủ nhu cầu cho mọi lĩnh vực. Khi được tiêm phòng, cơ thể con người sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt về cả hai mặt thể chất và trí não. Khi đó, quá trình học tập, tích lũy kiến thức để phục vụ tương lai là điều hiển nhiên.

Xóa đói, giảm nghèo

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ chẳng cần đến sự trợ giúp của các đơn vị chăm sóc y tế. Do đó sẽ giảm thiểu được các chi phí chăm sóc sức khỏe tại đây. Hơn nữa, nó cũng làm giảm thời gian và công sức của người thân. Dành những điều đó để làm kinh tế, phát triển nguồn lực kinh tế cho gia đình và xã hội.

Các bé dưới 1 tuổi cần tiêm phòng vắc xin những bệnh nào?

Trong vòng 1 năm đầu đời, sức đề kháng, hệ miễn dịch của các trẻ nhỏ vẫn còn ở mức yếu, chưa đáp ứng đủ điều kiện để chống lại toàn bộ các tác nhân gây bệnh. Do đó, tiêm phòng vắc xin ngay từ khi mới chào đời chính là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bé.

tiêm vác xin
tiêm vác xin

Vậy trước khi được 1 tuổi, bé sẽ cần tiêm những mũi tiêm phòng những bệnh nào?

Vắc xin viêm gan B

Không đâu xa, ngay trên lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B đang ở mức rất cao. Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm dễ lây qua đường tiêm chích, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Khi bị viêm gan B, người bệnh rất dễ để lại các di chứng sau này như xơ gan, ung thư gan.

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, bé được tiêm vắc xin viêm gan B sẽ là cách tốt nhất để ngăn chặn virus viêm gan B truyền từ mẹ sang con.

Vắc xin BCG

Là một loại vắc xin phòng bệnh lao, nõ sẽ ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh là một trực khuẩn lao lây lan qua đường hô hấp. Lao màng não vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

1 mũi tiêm vắc xin BCG sẽ được tiêm cho bé khi bé được tròn 1 tháng tuổi.

Vắc xin 5in1, 6in1

Đây là 2 loại vắc xin tích hợp để phòng ngừa 5 hoặc 6 bệnh cùng lúc chỉ với 1 mũi tiêm. Những căn bệnh có thể được phòng ngừa khi được tiêm 1 trong 2 loại vắc xin này là: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do khuẩn Hib.

Hai loại vắc xin này được tiêm 3 mũi khi bé được 2 – 3 – 4 tháng tuổi.

Vắc xin phế cầu

Bệnh phế cầu được gây ra bởi các khuẩn phế cầu. Nó là các tác nhân gây ra những căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm trùng huyết,…

Vắc xin phế cầu được tiêm tất cả 4 mũi dành cho các bé từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.

Vắc xin Rota

Virus rota trong đường tiêu hóa khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây nên căn bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ.

Vắc xin rota được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Nó sẽ là 2 hoặc 3 liều tùy thuộc vào loại vắc xin bố mẹ lựa chọn sử dụng. 

Vắc xin Sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, và có khả năng tạo thành đại dịch là rất lớn.

Khi bé được 9 tháng tuổi bé sẽ được tiêm vắc xin Sởi, và 18 tháng bé sẽ được tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

Vắc xin viêm não Nhật Bản

Muỗi là một tác nhân khiến bệnh viêm não Nhật Bản lây lan nhanh ngoài cộng đồng. Bệnh thường gây viêm não, màng não hoặc tử vong tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ hoặc để lại những di chứng nặng nề về cả tinh thần và quá trình vận động.

3 liều vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ được tiêm cho bé khi bé bắt đầu được 1 tuổi. 

Tiêm vắc xin phòng bệnh có gặp phản ứng phụ nào không?

Sau khi đi tiêm phòng về, hầu như các bé vẫn có tình trạng sức khỏe bình thường. Ngoại trừ một số mũi tiêm như 5in1 hoặc 6in1 có thể khiến bé bị sốt, sưng đau tại vết tiêm, biếng ăn,…

Đi tiêm phòng cần chú ý những điều sau

Cho bé đi tiêm phòng cần chú ý 7 điều sau:

  • Mang theo sổ tiêm để đối chiếu, theo dõi thông tin và quá trình tiêm cho bé.
  • Trong quá trình khám sàng lọc, hãy thông báo cho bác sĩ về tình hình sức khỏe của bé 1 tuần trở lại đây.
  • Sau khi tiêm xong, bắt buộc phải ở lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi bé trong ít nhất 30 phút.
  • Khi trở về nhà, quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện của bé. Nếu có các biểu hiện bất thường như bé nôn ói, khó thở, tím tái,… hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, bảo toàn tính mạng.
  • Bảo đảm một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho các bé sau tiêm.
  • Tuyệt đối không đắp bất kỳ một thứ gì lên miệng vết tiêm theo các kinh nghiệm dân gian như đắp khoai tây. Bởi nó có thể gây mất tác dụng của thuốc, hoặc gây nhiễm trùng vết tiêm. Hậu quả sẽ là rất khôn lường nếu mẹ không có những kiến thức chính thống.
  • Nếu bé có phản ứng sốt bình thường do mũi tiêm 5in1 hoặc 6in1, hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sốt dưới 38.5 độ, chỉ cần chườm ấm ở trán, cổ, nách, bẹn. Sốt trên 38.5 độ mới cho bé dùng thuốc hạ sốt.

Cuộc sống càng hiện đại, sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ càng cần được chú trọng. Hãy đưa bé đến các cơ sở tiêm chủng đúng thời gian theo lịch đã hẹn để bé được tiêm phòng vắc xin đúng mũi, đúng liều lượng, đảm bảo cho một nền tảng sức khỏe vững chắc cho tương lai.