MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH CẢM CÚM Ở TRẺ NHỎ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

“Có sức khỏe là có tất cả”- tài sản đầu tiên mà bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng muốn giành trọn vẹn cho con mình là sức khỏe, đặc biệt là vào những năm đầu đời của con. Vậy nên cha mẹ hãy biến tình yêu thương của mình thành những hành động thiết thực để có thể bảo vệ tốt con mình trước những diễn  biến phức  tạp của bệnh tật như hiện nay.

     Môi trường sống xung quanh không lành mạnh, yếu tố thời tiết thay đổi là những nguyên nhân trực tiếp gây ra những bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là cơ thể đang còn non yếu của trẻ nhỏ. Một trong những bệnh liên quan thường gặp là bệnh cúm mùa.

    Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở nước ta dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm và ở độ tuổi nào cũng có thể bị mắc bệnh nhưng đối tượng mà chúng ta nên đặc biệt quan tâm hơn là trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ còn quá non yếu, chưa có thể tự chăm sóc bản thân.

    Trước tiên, muốn phòng và chữa trị có hiệu quả bệnh, bạn nên hiểu đúng về bệnh. Cúm là một bệnh viêm đường hô hấp trên do virus cúm gây nên. Ở trẻ nhỏ, khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh thì bé sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh nếu trẻ bị lây nhiễm bệnh.

1. Cha mẹ nên nghi ngờ con bạn bị bệnh cúm khi có các triệu chứng sau:

trẻ bị cúm
trẻ bị cúm

    – Trẻ day mũi, hắt xì hơi nhiều, cha mẹ không nên bỏ qua dấu hiệu này vì có thể  nó đang báo hiệu bệnh.

    – Cơ thể bị sốt cao, nhiệt độ đột ngột cao, nếu cặp nhiệt độ có thể lớn hơn 38°.

    – Trẻ sổ mũi, ban đầu dịch có thể lỏng không màu sau đó chuyển sang đặc quánh có màu vàng, màu xanh, khiến trẻ nghẹt mũi khó thở, có khi trẻ phải thở bằng mũi, hoặc đang trong cữ bú, trẻ phải buông ra để thở. Nếu áp sát tai vào mũi của trẻ thì ta sẽ nghe tiếng  thở khụt khịt.  

    – Nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, chân tay lạnh. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chuyện thì chỉ có thể nhận ra triệu chứng này thông qua những biểu hiện như bé quấy khóc, bú kém, chán ăn, thay đổi khẩu vị, bứt rứt khó ngủ.

   – Ở những trẻ lớn hơn có thể biết kêu đau rát cổ họng, nuốt nước miếng và thức ăn cảm thấy đau,

   – Ngoài ra còn có các triệu chứng như phát ban đỏ, ngứa ngáy, phù nề mí mắt, có gỉ mắt, cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng…

  Các triệu chứng cúm mùa thường xuất hiện rất nhanh, tùy vào cơ địa của trẻ và mức độ bệnh mà triệu chứng sốt có thể sẽ thuyên giảm sau 1 tuần, còn mệt mỏi và ho sẽ kéo dài hơn. Sau khoảng 2 tuần bệnh có thể sẽ tự khỏi nên cha mẹ cũng đừng nên lo lắng quá nhiều mà nên tập trung chăm sóc trẻ chủ đáo để tránh các biến chứng bệnh gây nên những hậu quả ngoài mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.

   Trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện nhiều dịch bệnh phức tạp liên quan đến đường hô hấp và nếu cần thiết cẩn thận hơn và đặc biệt đối tượng trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ có thể tìm đến bác sĩ khoa nhi để được tư vấn và thăm khám đúng bệnh nhằm chữa trị bệnh đạt kết quả tối ưu, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

  Điều cần thiết chúng ta cần bàn thêm ở đây là phải phân định giữa triệu chứng của cúm mùa, cảm lạnh . Nếu xét theo mức độ nặng nhẹ của bệnh từ thấp đến cao thì cảm lạnh là trường hợp nhẹ nhất rồi tới bệnh cúm mùa .

    Tuy nhiên ba bệnh này lại có triệu chứng tương tự nhau và đều là nhóm bệnh truyền nhiễm lây trực tiếp từ người này sang người khác thông qua dịch tiết ra ở đường hô hấp nên rất khó phân định, rạch  ròi, việc này lại càng khó khăn hơn đối với đối tượng là trẻ nhỏ. 

         Đối với bệnh cúm và cảm lạnh thì dấu hiệu này không nặng, nếu có là do trẻ bị ngạt mũi vì chất dịch tiết ra nhiều và ho có đờm. Triệu chứng của bệnh cảm lạnh nhẹ hơn so với bệnh cúm…Cha mẹ nên theo dõi và tùy theo diễn tiến của bệnh để xử trí kịp thời.

2. Không có gì quan trọng hơn điều trị bệnh kịp thời:

   Khi cha mẹ đã chắc chắn xác định đúng bệnh cho bé thì nên tiến hành điều trị cho bé càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị bạn có thể tiến hành theo hướng dẫn sau:

   Trẻ nghỉ ngơi đầy đủ trong điều kiện tốt

  – khi trẻ ốm, cúm, điều chúng cần nhất là được nghỉ ngơi thoải mái. Không có gì tốt hơn là cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ không khí trong lành. Người chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho cả mình và bé, nếu khi cần ra ngoài thì nên đeo khẩu trang cho bé.

  Đảm bảo trong chuẩn bị trang phục cho bé:

  – Nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, đảm bảo sạch sẽ da cho bé. Vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm trong phòng kín khi trẻ không sốt, nên mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt.

  Kết hợp các phương pháp nhằm giảm nhiệt độ cơ thể cho bé.

  – Nếu trẻ sốt cao thì nên nới lỏng đồ áo cho trẻ, có thể kết hợp giữa phương pháp giảm sốt bằng cách dùng khăn ấm lau cơ thể, bẹn, nách kết hợp cho trẻ uống thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh, thuốc ho nếu như trẻ ho. 

trẻ bị cúm
trẻ bị cúm

     Và tất nhiên khi có sử dụng thuốc tây cho trẻ thì phải có đơn thuốc của bác sĩ để biết loại thuốc và liều lượng nên dùng cho bé. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng loại thuốc lạ nào hoặc thuốc khi chưa được xác nhận và kê đơn từ bác sĩ và dược sĩ.

Vệ sinh, bù nước và bổ sung dinh dưỡng cho bé khi bị cúm.

  – Vệ sinh mắt, mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9 % nhằm cải thiện tình trạng nghẹt mũi, phù  nề mắt cho trẻ.

   – Bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước, nước điện giải, nước hoa quả nhiều vitamin c để tránh tình trạng mất nước và tăng cường kháng thể cho trẻ.

  – Nếu trẻ còn bú thì các mẹ nên tăng cử bú trong ngày cho bé, cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa hơn, vì trong quá trình bị cúm, bé sẽ mất đi hứng thú ăn uống cũng như khả năng tiêu hóa suy giảm.

– Thường xuyên cặp nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt cho trẻ, quan sát cơ thể của trẻ xem có những biểu hiện bất thường không.

   Như đã nói từ đầu, thông thường bệnh cúm sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian chúng ta chăm sóc và điều trị nhưng cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến ngay bệnh viện khi có các triệu chứng trở nặng có thể gây  biến chứng cho trẻ như: Trẻ liên tục sốt cao, khó thở, thở nhanh, co giật, tím tái, chân tay lạnh, nằm li bì, bỏ bú, nôn trớ nhiều, uống thuốc cũng không đáp ứng được.

3. Cách phòng bệnh cho trẻ:

Trong quá trình chăm sóc trẻ, chắc hẳn các mẹ cũng tích lũy được cho mình một vài phương pháp chăm sóc bé trong nhiều khía cạnh như dinh dưỡng, phòng bệnh, tăng trưởng và năng lượng,… Để tránh trẻ bị cúm, các mẹ hãy kết hợp những kinh nghiệm đã có để kết hợp cùng các cách sau:

 Không có gì tốt hơn việc thực hiện tiêm phòng cho bé

   – Tiêm phòng là cách  phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ, cha mẹ nên đảm bảo rằng bé đã tiêm được đầy đủ các mũi tiêm theo quy định. Đặc biệt là giai đoạn  những năm đầu đời của trẻ. Thời điểm tốt nhất là vào mùa  thu trước khi bệnh cúm bắt đầu lây lan.

 Tập trung vào một thực đơn bữa ăn an toàn, đủ chất

   – Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ cũng là điều rất cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé. Nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.

rau xanh tốt cho sức khỏe
rau xanh tốt cho sức khỏe

Đảm bảo vệ sinh là một bước quan trọng trong phòng tránh cúm

   – Người chăm sóc trẻ nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ và khi cho trẻ ăn.

   – Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch, hướng dẫn trẻ che  miệng khi ho và hắt xì, sử dụng khăn giấy lau mũi.

Giữ ấm và cách ly

   – Luôn đảm bảo giữ ấm cơ thể cho bé khi trời lạnh và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng của bé,, giữ môi trường sống của trẻ phải thoáng mát, sạch sẽ.

   – Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, nếu cần đưa bé ra ngoài thì phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho bé.

      Bệnh cúm mùa tương đối lành nhưng đối với những trẻ nhỏ sức đề kháng yếu và những người có tiền sử mắc các bệnh nền thường có nguy cơ trở nặng hoặc nguy hiểm hơn là không lường được điều gì sẽ xảy ra khi không được chữa trị kịp thời. Cha mẹ nên cân nhắc các phương pháp để chăm sóc, bảo vệ con mình tránh khỏi bệnh tật một cách tốt nhất.