LỜI KHUYÊN CHO ĐƯỜNG RUỘT KHỎE MẠNH Ở TRẺ NHỎ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Khi được làm mẹ là một điều thiêng liêng hạnh phúc, nhưng từ đó cũng luôn phải bộn bề với nhiều công việc hơn. Đôi lúc mẹ trở thành siêu nhân với vô số việc không tên. Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng phải đặt việc chăm sóc con lên hàng đầu.

Muốn trẻ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng thì điều thiết yếu đầu tiên là trẻ phải có một hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Khi bạn thấy con bạn kém ăn, ốm yếu hay từ một đứa trẻ năng động, vui vẻ nhưng một vài ngày trở lại đây, bé có dấu hiệu hơi khác thường, rõ ràng bé không bị ốm nhưng chắc hẳn đang có điều gì đó không ổn đang xảy ra với bé. Nếu những trường hợp này xảy ra bạn nên chú ý đến việc đường ruột của bé có ổn không.

Hiểu về đường ruột của cơ thể người như thế nào?

Đường ruột chúng ta gồm hệ thống các cơ quan tiêu hóa, thức ăn bắt đầu từ miệng đến trực tràng.  Bên trong đường ruột là vô số hệ vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn, nấm và virus. Chúng có thể bao gồm một số loại vi khuẩn tốt nhằm giúp duy trì một hệ sinh thái lành mạnh và giữ các chức năng như tiêu hóa các thức ăn, đồng thời hỗ trợ khả năng miễn dịch cũng như đảm bảo hệ thống thần kinh.

Khi mới sinh ra, đường ruột của trẻ đã được vô trùng, vi khuẩn đường ruột cũng bắt đầu phát triển từ đó. Giai đoạn này về sau sức khỏe của ruột còn phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ ăn uống, tiếp xúc với vi trùng và sử dụng thuốc kháng sinh. Khi trẻ được 3 tuổi thì hệ vi sinh đường ruột của trẻ sẽ phát triển khá hoàn thiện tương ứng giống như của người lớn.

LỜI KHUYÊN CHO ĐƯỜNG RUỘT KHỎE MẠNH Ở TRẺ NHỎ
trẻ ăn ớt

Đường ruột không được khỏe mạnh sinh ra những vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, nôn mửa, trẻ sinh ra biếng ăn, cáu kỉnh khó chịu.Trẻ gặp những vấn đề về đường ruột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.Vì vậy, đảm bảo thói quen đường ruột lành mạnh ngay từ ban đầu là một vấn đề hết sức quan trọng.

Có nhiều lý do để tạo ra những vi khuẩn đường ruột không lành mạnh như căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động…Sau đây chúng tôi muốn dành lời khuyên hữu ích để cha mẹ có thể áp dụng nhằm bảo vệ đường ruột khỏe mạnh cho các bé.

1. Cho con bú sữa mẹ- bước đệm đầu cho một đường ruột khỏe

Sữa mẹ là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ. Nó có khả năng thích ứng với từng độ tuổi và nhu cầu của bé. Nguồn sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và kháng thể cho cơ thể trẻ.

Cho con bú sữa mẹ
Cho con bú sữa mẹ

Như chúng ta đã biết ngay từ sau sinh, đường ruột của trẻ sơ sinh đã được vô trùng, nên việc cho con bú nguồn sữa non trong 24 tiếng đầu sau sinh là khởi đầu tốt cho con bạn có một sức khỏe đường ruột tốt trong tương lai. Sau đó bạn nên duy trì cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và duy trì càng lâu càng tốt, giới hạn thời gian tốt nhất là trong vòng 24 tháng đầu đời.

2.Thêm nhiều chất xơ vào phần ăn của em bé

Để trẻ nhỏ có một đường ruột khỏe mạnh thì chế độ ăn uống hàng ngày là một yếu tố rất quan trọng. Chất xơ sẽ nuôi các vi khuẩn đường ruột có lợi cho sức khỏe. Trong khẩu phần ăn của trẻ cần bổ sung chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nhằm giúp thức ăn có đủ khối lượng để di chuyển hệ thống đường ruột đúng cách và tiêu hóa dễ dàng hơn. Một số thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: bông cải xanh, yến mạch, các loại đậu, các loại quả như quả lê, dâu tây, bơ, táo, mâm xôi, chuối,…là những lựa chọn tốt cho bé.

3. Cắt giảm dần các thức ăn có chứa chất béo vì đường ruột tốt

Cơ thể trẻ nhỏ cần một lượng chất béo phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Nhưng nếu quá nhiều chất béo có thể lại làm ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nên để con bạn tránh xa các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe của bé. Chúng bao gồm các loại đồ ăn vặt, đồ uống có chứa caffeine, bánh kẹo. Bạn chỉ cần đảm bảo trong khẩu phần ăn của trẻ có đầy đủ nguồn chất béo lành mạnh kết hợp với thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa tốt cho trẻ.

4. Tăng cường protein trong thịt nạc

Thịt nạc chứa protein dễ tiêu hóa. Nó giúp tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đảm bảo cho vùng ruột luôn khỏe mạnh. Thịt gà là một trong những loại thịt nạc tốt nhất mà bạn nên áp dụng trong những khẩu phần ăn của trẻ nhỏ.

thịt lạc Cho con bú sữa m
thịt bò

5. Bổ sung vi khuẩn sống probiotics giúp đỡ hoạt động đường ruột

Về cơ bản, probiotics là chủng vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Nó có thể có sẵn trong một số loại thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, dưa cải bắp…Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung probiotics cho đường ruột của bé từ các chế phẩm sinh học. Một trong số đó có chế phẩm sinh học Enterogermina là lựa chọn tốt nhất mà các bác sĩ nhi khoa khuyên dung cho trẻ nhỏ. Nó là một loại vi khuẩn lành mạnh giúp phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột và trạng thái tối ưu và tạo ra các chất kháng khuẩn hữu ích chống lại các vi trùng gây nhiễm trùng đường ruột.

Nếu bạn thấy con bạn có hệ đường ruột yếu thì bạn nên nhanh chóng bổ sung các men vi sinh cho bé kịp thời giúp nâng đỡ hệ đường ruột của bé hoạt động khỏe mạnh.

6. Áp dụng những bữa ăn được chia nhỏ và thường xuyên cho bé.

Trong kế hoạch ăn uống hàng ngày của bé, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên, có thể là tầm 3 đến bữa nhỏ trong ngày. Việc chia thành từng bữa nhỏ sẽ tránh được tình trạng một lúc nhồi nhét một lượng lớn thức ăn làm quá tải hệ tiêu hóa của trẻ khiến đường ruột hoạt động liên tục và suy yếu. Từng bữa nhỏ với lượng thức ăn phù hợp giúp trẻ dễ ăn hơn, tiêu hóa dễ hơn. Đồng thời,  cho đường ruột bớt áp lực hơn đôi chút.

Các bữa ăn thường xuyên sẽ cung cấp cho trẻ năng lượng liên tục để đáp ứng duy trì hoạt động suốt cả ngày cho trẻ. Đồng thời nó cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và đường ruột  cũng được làm mới.

7. Bổ sung quá trình hydrat hóa cho đường ruột

Hydrat hóa là quá trình bổ sung một phân tử nước vào một hợp chất hữu cơ vào cơ thể và ở đây liên quan đến đường ruột của bé.

Trong cơ thể con người tồn tại hơn 70 % là nước, điều này chứng tỏ rằng nước rất cần cho cơ thể chúng ta. Bạn cần phải đảm bảo trẻ nhỏ có đủ nước trong suốt cả ngày và chất xơ và protein có thể sẽ phản tác dụng trong trường hợp mất nước.

Để bổ sung nước cho bé, bạn có thể sử dụng nước ngâm hoa quả, nước hoa quả tươi, nước dừa hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều nước như các loại dưa.

8. Cho trẻ hoạt động thường xuyên

Cho trẻ vận động thường xuyên là việc rất quan trọng để trẻ có một sức khỏe tổng thể nói chung và đặc biệt là sức khỏe dạ dày, đường ruột nói riêng. Một hoạt động nhỏ như tập thể dục, một số tư thế yoga hay chỉ đơn thuần được chạy nhảy, vui chơi thường xuyên sẽ khuyến khích hệ thống tiêu hóa làm việc tăng tốc và kích thích đào thải chất thải trong cơ thể và làm giảm đau dạ dày đáng kể.

Cha mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ được vận động thoải mái sẽ rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột của trẻ nhỏ.

9. Tránh dùng thuốc kháng sinh khi không thật sự cần thiết-hại đến đường ruột của trẻ

trẻ bị rối loạn tiêu hóa
trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có dấu hiệu cử động của hệ tiêu hóa lỏng lẻo phân có nước thì lập tức sử dụng ngay thuốc kháng sinh cho bé. Điều này không những không giúp chữa trị đúng bệnh cho bé mà ngược lại còn làm tổn hại đến sức khỏe đường ruột cho trẻ lâu dài về sau. Sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột có lợi, vì vậy cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho con. Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh cho bé cần có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và bạn nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh cho con càng nhiều càng tốt.

10. Khuyến khích tiếp xúc ngoài trời

Hãy để trẻ vui chơi ngoài trời, trong bùn đất, thậm chí với vật nuôi, chỉ cần sau đó bạn vệ sinh cho bé sạch sẽ là được. Đây là cách tốt nhất để tăng khả năng miễn dịch và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Chính cách tiếp xúc với vi trùng trong môi trường tự nhiên ngoài trời giúp bé xây dựng được khả năng miễn dịch tự nhiên mà không loại thuốc kháng sinh nào có thể thay thế được.

Chúng ta có thể thấy được rằng việc duy trì một hệ đường ruột khỏe mạnh không khó nhưng điều đó rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ những năm tháng đầu đời của chúng, góp phần tạo nền tảng vững suốt cuộc đời.