Làm Thế Nào Để Mở Nhà Thuốc Thành Công Mà Không Cần Kinh Nghiệm Trước Đó?

Mở nhà thuốc là một trong những lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn. Đặc biệt khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để mở được một nhà thuốc thành công, bạn cần nắm vững các quy định pháp lý, quản lý tài chính, cách lựa chọn địa điểm, và nhiều yếu tố khác. Bài viết này sẽ cho bạn thấy những điều bạn cần lưu ý khi bạn chưa có kinh nghiệm trong việc mở nhà thuốc.

1. Chi Phí Mở Nhà Thuốc Tốn Bao Nhiêu Tiền?

Tất nhiên, đề bắt đầu mở 1 nhà thuốc của riêng mình. Bạn sẽ tự hỏi không biết cần bao nhiêu để mở một nhà thuốc mới? . 

Mở nhà thuốc tốn bao nhiêu tiền?
Mở nhà thuốc tốn bao nhiêu tiền?

1.1. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu

Chi phí đầu tư ban đầu cho việc mở nhà thuốc có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và vị trí của nhà thuốc. Dưới đây là một vài khoản chi phí chính bạn để bạn tham khảo:

Chi phí thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào vị trí và diện tích mặt bằng, chi phí thuê mặt bằng dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Nếu bạn chọn các khu vực trung tâm hoặc gần bệnh viện, chi phí có thể cao hơn, từ 40 triệu đến 50 triệu đồng/tháng trở lên.

Chi phí trang thiết bị: Bao gồm: tủ thuốc, quầy kệ, máy tính quản lý, phần mềm bán hàng, máy điều hòa, hệ thống an ninh,… Ước tính chi phí trang thiết bị dao động từ 50 triệu đến 100 triệu đồng. Thậm chí có thể hơn như vậy

Chi phí hàng hóa ban đầu: Tùy thuộc vào danh mục sản phẩm và số lượng nhập ban đầu, bạn cần dự trù khoảng 100 triệu đến 300 triệu đồng để nhập các loại thuốc và sản phẩm y tế…

Chi phí cấp phép và pháp lý: Gồm chi phí xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm… Chi phí này thường rơi vào khoảng 10 triệu đồng.

1.2. Tổng Chi Phí Cụ Thể

Theo khảo sát của Hiệp hội Dược phẩm Việt Nam, chi phí trung bình để mở một nhà thuốc nhỏ dao động từ 300 triệu đến 500 triệu đồng. Đối với nhà thuốc quy mô lớn hơn, chi phí có thể lên đến 1 tỷ đồng hoặc hơn, tùy thuộc vào vị trí và danh mục sản phẩm.

2. Mở Nhà Thuốc Cần Bằng Gì?

Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực gì cũng cần tuân thủ Pháp luật. Đây là những điều bạn cần lưu ý

2.1. Yêu Cầu Bằng Cấp Đối Với Chủ Nhà Thuốc

Bằng Dược sĩ Đại học: Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, chủ nhà thuốc phải có bằng Dược sĩ Đại học và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc tại cơ sở kinh doanh dược phẩm hợp pháp. Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo chủ nhà thuốc có đủ chuyên môn trong việc quản lý và tư vấn dược phẩm.

Chứng chỉ hành nghề dược: Ngoài bằng cấp, chủ nhà thuốc cần có chứng chỉ hành nghề dược, được cấp bởi Sở Y tế. Chứng chỉ này xác nhận bạn đủ điều kiện chuyên môn để tư vấn và bán các loại thuốc cho khách hàng.

Xem thêm: tại đây

2.2. Chủ  Đầu Tư Không Có Bằng Cấp Phải Làm Sao Mở Nhà Thuốc?

Nếu bạn không có bằng Dược sĩ, bạn vẫn có thể mở nhà thuốc bằng cách:

Kết hợp với dược sĩ phụ trách chuyên môn: Bạn có thể kết hợp với một dược sĩ có đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Dược sĩ này sẽ chịu trách nhiệm chuyên môn và có mặt tại nhà thuốc trong thời gian hoạt động.

Liên kết với các dược sĩ: Nếu bạn có nhiều vốn và muốn mở chuỗi nhà thuốc, bạn có thể liên kết với các dược sĩ để chia sẻ trách nhiệm quản lý và chuyên môn.

3. Quy Trình Xin Giấy Phép Mở Nhà Thuốc

3.1. Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh

Để mở nhà thuốc, bạn cần xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu.

Bản sao chứng chỉ hành nghề dược của chủ cơ sở hoặc người phụ trách chuyên môn.

Giấy tờ chứng minh địa điểm kinh doanh như hợp đồng thuê mặt bằng.

Thời gian xử lý hồ sơ thường mất từ 5 đến 7 ngày làm việc.

3.2. Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Dược

Giấy chứng nhận này được cấp bởi Sở Y tế, yêu cầu bạn phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.

Danh sách nhân sự với bằng cấp và chứng chỉ hành nghề của từng người.

Danh mục trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà thuốc.

Thời gian xử lý hồ sơ khoảng 20 đến 30 ngày làm việc. Chi phí xin giấy phép này thường từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

3.3. Chứng Chỉ Hành Nghề Dược

Để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, bạn cần nộp đơn xin cấp chứng chỉ, kèm theo bản sao bằng dược sĩ, giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ dược và chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Thời gian xử lý hồ sơ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Chi phí xin cấp chứng chỉ là 500.000 đồng theo Thông tư 277/2016/TT-BTC.

4. Quầy Thuốc Được Mở Ở Đâu Để Đảm Bảo Lợi Nhuận?

4.1. Tiêu Chí Lựa Chọn Địa Điểm Mở Nhà Thuốc

Gần bệnh viện, phòng khám: Những nơi này có lượng bệnh nhân đông, nhu cầu mua thuốc cao. Theo khảo sát, doanh thu trung bình của các nhà thuốc gần bệnh viện có thể cao hơn 30% so với các khu vực khác.

Khu dân cư đông đúc: Lựa chọn những khu vực dân cư tập trung, đặc biệt là gần chợ, trường học, khu công nghiệp sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Khoảng cách tối thiểu: Bạn cần tuân thủ quy định về khoảng cách giữa các nhà thuốc để tránh vi phạm pháp luật. Theo quy định, khoảng cách tối thiểu giữa hai nhà thuốc phải từ 200 mét trở lên, tùy khu vực.

Xem thêm: Cách chọn địa điểm kinh doanh Nhà thuốc hiệu quả

4.2. Tính Toán Lợi Nhuận Dự Kiến

Doanh thu trung bình: Theo báo cáo của Nielsen, doanh thu trung bình của một nhà thuốc nhỏ tại các khu vực dân cư dao động từ 100 triệu đến 300 triệu đồng/tháng.

Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận sau khi trừ các chi phí vận hành như tiền thuê mặt bằng, nhân viên, hàng hóa… thường vào khoảng 20% đến 25% doanh thu. Tức là, nếu doanh thu đạt 300 triệu đồng/tháng, lợi nhuận ròng có thể đạt 60 triệu đến 75 triệu đồng. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.

5. Những Rủi Ro Và Thách Thức Khi Mở Nhà Thuốc

5.1. Rủi Ro Về Pháp Lý

Vi phạm quy định về khoảng cách: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt vì không tuân thủ quy định về khoảng cách tối thiểu. Mức phạt có thể lên tới 50 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động.

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Đây là vấn đề nan giải, đặc biệt khi bạn không kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa. Nếu bị phát hiện, bạn có thể bị tước giấy phép kinh doanh và bị phạt hành chính.

Còn rất nhiều những quy định trong Luật Dược, bạn cần nắm rõ trước khi Khởi nghiệp kinh doanh mở nhà thuốc.

5.2. Thách Thức Về Quản Lý

Quản lý tồn kho: Nếu không có hệ thống quản lý tốt, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng hàng tồn kho quá hạn sử dụng, gây thiệt hại lớn. Theo thống kê, khoảng 10% số nhà thuốc mới mở gặp phải tình trạng này trong năm đầu tiên.

Cạnh tranh: Sự cạnh tranh gay gắt từ các chuỗi nhà thuốc lớn như Pharmacity, Long Châu… cũng là một thách thức lớn. Các chuỗi này thường có ưu thế về vốn và hệ thống quản lý, marketing chuyên nghiệp.

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *