KẾ HOẠCH ĂN DẶM CHO TRẺ 12 THÁNG TUỔI

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

   Từ 6 tháng trở đi chính là thời điểm trẻ bắt đầu cho quá trình tập ăn dặm. Đến 12 tháng tuổi là điểm mốc quan trọng đánh dấu một bước nhảy vọt báo hiệu trẻ qua thời kỳ sơ sinh.

    Giai đoạn này trẻ có cân nặng trung bình khoảng từ 9 đến 12kg, bé bắt đầu tập đứng, bám vịn tay vào chỗ dựa, dò dẫm tập đi trong nhà, thậm chí có những bé cứng cáp hơn thì đã biết đi và thích học hỏi khám phá thế giới xung quanh mình nhiều hơn trước. Cùng với sự thay đổi đó thì cha mẹ cũng cần thay đổi khẩu phần trong mỗi bữa ăn và lịch trình ăn uống để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não của bé.

  Dĩ nhiên các bậc cha mẹ đang chăm sóc con trong độ tuổi này sẽ có vô vàn câu hỏi băn khoăn xoay quanh vấn đề về chế độ ăn uống của đứa trẻ một tuổi sẽ bao gồm những gì, cần liều lượng bao nhiêu là đủ… Thấu hiểu được sự lo lắng của các bạn, trong bài viết này, chúng tôi mong muốn sẻ chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích về các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và nhiều khía cạnh khác nhau liên quan giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái.

Những thực phẩm cần thiết cho khẩu phần ăn của trẻ 12 tháng tuổi.

  Giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ sẽ rất hứng thú với thế giới bên ngoài bằng những phản ứng nhanh nhạy hơn qua sự quan sát, cầm, nắm các đồ vật xung quanh. Việc khám phá một bữa ăn dặm với những món ăn của mẹ chế biến cũng là một điều khiến bé thích thú hằng ngày. Cha mẹ sẽ cần cung cấp nhiều nhóm thực phẩm khác nhau để đáp ứng lượng dinh dưỡng dồi dào, đa dạng cho con.

   Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số loại thực phẩm cần thiết mà các bạn có thể tham khảo để đưa vào chế độ ăn uống của con bạn.

Những loại trái cây, rau củ dùng để chế biến món ăn cho trẻ

      Khi áp dụng nhóm thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày cho con bạn thì cần lưu ý đến đến đối tượng trẻ, chế độ ăn, cân nặng, thể trạng của trẻ để lên kế hoạch và khẩu phần ăn cho phù hợp.

rau xanh tốt cho trẻ

   Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi con người đều cần có các thức ăn chế biến từ các loại rau, củ, quả. Điều này chứng tỏ rằng nhóm thực phẩm này rất cần thiết và không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt là quá trình sinh trưởng của một đứa trẻ.

  Riêng đối với những trẻ đang được áp dụng chế độ ăn kiêng (chẳng hạn như các bé thừa cân, béo phì) hay ăn chay, thì các bạn nên quan tâm những loại trái cây, rau quả thanh đạm nhưng cũng phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể bé.

      Những loại trái cây tốt cho cơ thể trẻ có thể bao gồm: lê, táo, chuối, đào, bơ, xoài, mận, nho, dưa hấu, dâu, quả việt quất, …

   Các loại rau, củ chứa nhiều chất dinh dưỡng không thể thiếu trong các bữa ăn của trẻ như: các loại củ (khoai tây, khoai lang, cà rốt,…), các loại đậu (đậu nành, đậu hà lan…), rau cần tây, rau bina, bí ngô, súp lơ trắng, bông cải trắng, rau chùm ngây,…

   Mỗi loại thực phẩm này sẽ cung cấp cho con bạn các loại vitamin A, B, C, D, E, B12,…và khoáng chất thiết yếu như: chất xơ, canxi, sắt, kẽm, magie,…Thậm chí một số loại rau, quả, củ cũng chứa các dưỡng chất cung cấp thay thế chất béo, chất đạm, omega 3… có trong nguồn thực phẩm chế biến từ thịt, cá, trứng. Vì vậy khi lên kế hoạch cho chế độ ăn chay hay ăn kiêng của con trẻ, cha mẹ cũng sẽ rất an tâm vì con mình sẽ không bị rơi vào tình trạng thiếu chất.

Những thực phẩm chế biến từ thịt của các loại động vật, cá, trứng

  Nhóm thực phẩm này có thể là sự lựa chọn số một trong những bữa ăn chính hoặc phụ của các đối tượng trẻ trong độ tuổi 12 tháng tuổi không áp dụng chế độ ăn kiêng và ăn chay. Thông thường những thực phẩm này rất dễ chế biến thành các món ăn ngon và trẻ thường thích ăn hơn nhóm thực phẩm từ rau, củ, quả. Bởi vậy, các bà mẹ thường chọn cách chế biến các thức ăn ở nhóm làm thành phần chính trong khẩu phần ăn của con.

       Thịt lợn là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu trong các bữa ăn của người Việt. Chính vì vậy mà phần thịt lợn mềm và xương được các bà mẹ lựa chọn để chế biến các món ăn cho bé.

      Ngoài ra, thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng của được khuyến cáo nên dùng trong các bữa ăn cho trẻ ngay thời kỳ ăn dặm, và nó là nguồn cung cấp rất lớn protein, sắt, vitamin cho trẻ, song người ta cũng thường hay nói “cái gì quá cũng không tốt”, bạn cũng cần cân đối trong bữa ăn của trẻ sao cho hợp lý và không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên.

    Các món ăn làm từ thịt gà cũng luôn là món ăn khoái khẩu của bé. Các bà mẹ có thể lựa chọn phần ức hoặc đùi gà để chế biến thức ăn cho bé.

      Trứng gà cũng là một trong những thực phẩm chế biến các món ăn hấp dẫn cho bé. Chúng ta có thể cho trẻ ăn ở dạng luộc hoặc đánh trứng. Dạng luộc thì sẽ giữ được trọn vẹn dưỡng chất nhưng một số trẻ lại chỉ thích ăn phần lòng trắng bên ngoài và thường không thích ăn phần lòng đỏ ở bên trong trong khi đó phần chứa nhiều dưỡng chất lại nằm ở phần lòng đỏ trứng. Bởi vậy, khi chế biến các món ăn từ trứng các mẹ có thể chọn cách đánh trứng hoặc chế biến thành những loại bánh thơm ngon cho bé thưởng thức. Cách thay đổi  này cũng tránh được sự đơn điệu trong khẩu phần ăn của bé.

  Những món ăn được làm từ cá, đặc biệt là cá hồi, cá bơn… chứa rất nhiều các loại dinh dưỡng tốt và góp phần đắc lực cho việc ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm về sau cho bé. Nó luôn mang lại rất nhiều lợi ích cho trí não và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt, các mẹ nên hạn chế cho các con ăn một số loại cá như: cá thu, cá da trơn, cá tuyết, cá chình…Điều mà cha mẹ nên hết sức lưu tâm khi cho trẻ ăn các món ăn làm từ cá là phải cố gắng lấy hết xương cá tránh tình trạng trẻ bị hóc xương cá.

Ngoài các thực phẩm trên thì còn có một số thực phẩm khác:

  Cũng được áp dụng trong khẩu phần ăn của trẻ một tuổi phải kể đến như: Pho mát Cottage, Phô mai, bánh mì, sữa chua, gạo lứt, bánh xốp nướng, bánh ngô, kem lúa mì, bánh quế,…Các thực phẩm này thường dành cho các bữa ăn phụ trong ngày cho trẻ.

Một khi chúng ta đã có tất cả các danh mục thực phẩm cần thiết sẵn sàng để chế biến các món ăn cho trẻ thì việc còn lại là cần sự trổ tài nấu nướng của các ông bố và bà mẹ.

Lượng sữa cần cho bé 12 tháng tuổi

Giai đoạn này mặc dù đã cho con ăn dặm nhưng các mẹ cũng nên nhớ là vẫn phải duy trì nguồn sữa cho con. Nguồn sữa có thể là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều quan trọng là làm sao phải cân đối được giữa nhu cầu sữa với các bữa ăn dặm của trẻ.

sữa tươi tốt cho sức khỏe bé
sữa tươi tốt cho sức khỏe bé

      Khi trẻ bước qua tuổi đầu tiên, tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn 3 đến 4 bữa ăn dặm trong ngày. Và  trong chu kỳ 24 giờ bạn cũng có thể cho trẻ bú bất kỳ lúc nào từ 22 đến 33 ounce sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên lượng sữa dùng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào lượng thức ăn đặc và sự thèm ăn các bé. Những bé bú sữa mẹ thì nên duy trì cho bé đến 24 tháng tuổi.

Kế hoạch ăn uống cho trẻ 12 tháng tuổi

   Trẻ ở độ tuổi này còn nhỏ nên cha mẹ là người quyết định cho trẻ ăn gì và lượng thức ăn mỗi bữa như thế nào, song cũng không nên vì vậy mà ép trẻ ăn. Nếu trẻ không thích ăn hoặc ăn không hết được một lượng thức ăn nào đó thì lúc đó cha mẹ cũng nên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ và có thể tìm cách thay đổi khẩu vị cho bé và thử lại sau. Nếu cha mẹ cứ cố theo ý mình, lo con mình thiếu chất mà cứ ngoan cố ép trẻ ăn cho bằng được thì có thể tác động tiêu cực đến trẻ. Trẻ sẽ không thèm ăn, thậm chí là sợ ăn những thức ăn được chế biến từ những thực phẩm đó.

      Ngoài ra, trẻ có thể ăn ít hoặc nhiều ở các bữa ăn và các ngày là khác nhau,  cha mẹ cũng nên linh động thay đổi hàng ngày lịch ăn uống cho bé để bé cảm thấy mỗi bữa ăn hàng ngày đều rất ngon miệng.

Ví dụ minh họa cho lịch trình ăn uống của trẻ 12 tháng tuổi

Sau đây chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về lịch trình ăn uống mẫu cho trẻ 12 tháng tuổi, cha mẹ hãy tham khảo và sáng tạo để áp dụng cho con mình nhé.

   – Bữa ăn sáng của bé với thực đơn gồm có bánh kếp yến mạch với bơ và chuối thái nhỏ.

   – Bữa trưa cho bé gồm nửa bát cháo rau củ, thịt viên cắt nhỏ, lát táo.

    – Bé thưởng thức bữa ăn chiều với  bánh mì, pho mát, cà chua bi cắt nhỏ.

   – Bữa tối dành cho bé là cá hồi nướng, củ cải và cà rốt, 1 quả nho.

   Tùy theo cách chia thời gian các bữa ăn dặm mà bạn có thể cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống 1 cốc sữa công thức một cách hợp lý.

Có một lưu ý nho nhỏ dành cho các mẹ là dù ở độ tuổi này bé đã có một vài chiếc răng xinh xắn để có thể gặm nhấm cả thế giới của bé nhưng khi chế biến thức ăn bạn cũng nên thái mỏng thức ăn thành những kích thước nhỏ  vừa với miệng bé để tránh tình trạng bé bị hóc thức ăn.

Nuôi con nhỏ là một việc không hề dễ, cần phải có kinh nghiệm và đầu tư nhiều thời gian, đặc biệt là những bà mẹ trẻ mới lần đầu làm mẹ thì lại càng khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch ăn uống đầy đủ và khoa học cho con trong thời kỳ ăn dặm. Với bài viết này, các bạn hãy tham khảo và tích lũy thêm nhiều kiến thức để làm hành trang nuôi dạy các bé ngày càng khỏe mạnh nhé.