Một chế độ ăn uống phong phú và lành mạnh không thể bỏ qua những loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột lớn. Tinh bột có trong thực phẩm không những có chức năng giúp trẻ ăn ngon, tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện tiêu hóa và tốt cho đường ruột. Nếu các mẹ đang phân vân trong việc lựa chọn những loại thực phẩm nào chứa lượng tinh bột cho bữa ăn của trẻ thì có thể tham khảo phần trình bày dưới đây.
Những loại khoai như khoai tây, khoai lang.
Các loại khoai là thực phẩm tuyệt vời cho những bữa ăn của trẻ. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho bé, khoai chứa nhiều dinh dưỡng như tinh bột, chất xơ, chất khoáng (Kali) và vitamin B.
Các nghiên cứu do các nhà khoa học Anh đưa ra cho thấy trong thành phần của khoai, đặc biệt là khoai tây có chứa vitamin C. Hàm lượng rất nhỏ nhưng lại có ích cho cơ thể trẻ. Nói không ngoa khi khoai tây, khoai lang là những loại thực phẩm đáng đồng tiền bát gạo và rất tốt khi đưa vào thực đơn giàu tinh bột cho trẻ.
Khoai là nguồn cung cấp tinh bột, carbohydrate dồi dào cho những bữa ăn của trẻ.
Các loại khoai không phải là loại thực phẩm được ăn trong tất cả các bữa ăn, song chúng rất có lợi. Bạn có thể chế biến chúng một cách lành mạnh như luộc, hấp, nghiền hoặc xay sẽ tốt hơn là ăn chiên ngập trong bể dầu và lắc muối.
Khi chế biến các loại khoai tây cùng với những thực phẩm khác thành món ăn nên chọn những loại chất béo, dầu không bão hòa ( có thể kể đến dầu ô liu và dầu hướng dương, đối với trẻ có thể chế biến với dầu cá).
Nếu bạn có ý tưởng nghiền khoai tây làm bánh, nên sử dụng sữa ít chất béo ( với hàm lượng 1% chất béo hoặc tách béo thay vì sữa tươi) .
Vỏ củ khoai cũng chứa nhiều chất xơ, do đó tốt nhất nên để nguyên chúng khi chế biến ( chú ý làm sạch vỏ bằng nước, loại bỏ bùn đất vì đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ). Đặc biệt, khi luộc khoai, nếu lột vỏ thì có thể các chất dinh dưỡng bên trong sẽ dễ thoát ra ngoài. Chính vì vậy, bạn nên để vỏ và để nước ở mức xấp xỉ vừa phải và nấu trong thời gian cần thiết để củ chín.
Không bảo quản khoai, đặc biệt là khoai tây vào tủ lạnh, nên bảo quản ở phòng khô, ráo để tránh mọc mầm. Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại khoai tây khi còn quá xanh, bị mọc mầm và hư hỏng do thối rữa, sâu bọ thường chứa độc tố có hại cho sức khỏe, do đó không sử dụng cho trẻ.
Bánh mì nướng chứa nhiều tinh bột:
Khi xây dựng chế độ ăn uống giàu tinh bột cho trẻ không thể không kể đến bánh mì. Đặc biệt là những loại được làm từ bột mì nguyên chất, bột ngũ cốc và các loại hạt rất tốt cho sức khỏe trẻ.
Những loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo, tinh bột củ,…chứa một lượng lớn những chất dinh dưỡng như tinh bột vitamin B, E, chất xơ và những loại khoáng chất tốt.

Tương tự như bánh mì làm từ ngũ cốc ở trên bánh mì trắng trong thành phần của chúng cũng có những loại vitamin và khoáng chất tốt nhưng với tỉ lệ chất xơ ít hơn.
Một số đứa trẻ có dấu hiệu của chứng không dung nạp được thực phẩm hoặc bị dị ứng bởi thành phần của bánh mì như là lúa mì thì không nên cho trẻ ăn. Đặc biệt trẻ bị béo phì cũng nên hạn chế ăn bánh mì.
Tuy nhiên, không vì thế mà cắt bỏ hoàn toàn bánh mì ra khỏi bữa ăn của trẻ vì đó có thể được tính là bạn đã để cho trẻ bỏ lỡ một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và giàu dinh dưỡng trong quá trình phát triển của bé.
Trong trường hợp trẻ bị chứng không dung nạp thức ăn ( đặc biệt bánh mì) và dị ứng thì bạn nên hỏi thăm bác sĩ, có thể trẻ bị dị ứng với tinh bột hoặc có thể là một thành phần nào đó trong bánh mì.
Bánh mì chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường. Không sử dụng bánh mì đã hết hạn hoặc sắp hết hạn cho trẻ ăn. Nếu ăn phải trẻ có thể bị ngộ độc và đau bụng.
Những loại ngũ cốc:
Những loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch và gạo lứt là những loại ngũ cốc phổ biến và có thể chế biến ở dạng nguyên hạt cho trẻ ăn.
Các thực phẩm được chế biến từ chúng như cháo yến mạch hay các dạng bột cũng chứa nhiều dinh dưỡng tương tự. Chúng chứa tinh bột, chất xơ, vitamin B. Xác định là loại thực phẩm bổ dưỡng rất cần cho một chế độ ăn lành mạnh cho bé.
Ngoài ra, còn có một số loại khác như ngô và sắn cùng những sản phẩm được chế biến từ chúng cũng rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: khi lựa chọn ngũ cốc cho trẻ nên chú ý đến thành phần, nguồn gốc, trong siêu thị có rất nhiều gian hàng, nên sáng suốt lựa chọn loại tốt.

Gạo và bột làm từ gạo:
Gạo là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của chúng ta. cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể ăn cơm nấu từ gạo. Gạo có giá thành không quá đắt, gạo rất giàu tinh bột và ít chất béo, bổ sung đủ năng lượng cho trẻ phát triển.
Lựa chọn gạo:

Có nhiều loại để bạn lựa chọn, gạo nấu nhanh, gạo nếp, gạo hạt dài, hạt nâu, hạt ngắn,…đều là lựa chọn tốt. Bạn có thể lựa chọn theo sở thích của gia đình, khi nấu cho trẻ ăn cùng thì nên cho nhiều nước để gạo nhão, dẻo hơn.
Thành phần của gạo:
Nhiều nhất là tinh bột, tiếp theo là chất xơ giúp cơ thể trẻ loại bỏ dễ dàng những chất thải.
Lượng vitamin B đáng kể. Khi trẻ ăn sẽ giúp cho trẻ giải phóng và chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm khác mà trẻ ăn.
Cơm được dùng cho trẻ ăn là loại được nấu chín và trẻ ăn cơm đó khi còn “mới” không nên cho trẻ ăn lại cơm cũ, đã bỏ tủ lạnh hoặc bỏ ngoài quá lâu. Trẻ ăn phải cơm chưa chín hoặc để lâu ở ngoài có thể dẫn đến ngộ độc, nôn mửa và tiêu chảy. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập thế nên mẹ nên cẩn thận.
Cơm sau khi nấu xong nếu không sử dụng hết nên để tủ lạnh trong vòng 1 giờ và ăn cơm trong vòng 24 giờ, bởi để ở điều kiện bên ngoài quá lâu nhất là thời tiết nóng, cơm sẽ bị thiu.
Nếu hâm nóng cơm thì nên hâm ở nhiệt độ 70 độ C trong 2 phút để cơm nóng và dẻo lại. Chỉ nên hâm nóng lại cơm 1 lần và không để hơn. Cơm để ngoài tủ lạnh cũng không nên hâm nóng và cho trẻ ăn.
Các loại cơm được sản xuất theo kiểu đóng hộp thì nên để ý thời gian sử dụng và không dùng cho trẻ nhỏ ăn.
Có nên đưa mì ống vào thực đơn của trẻ không?
Mì ống được chế biến bằng cách nhào bột mì và nước. Bởi vì làm từ bột mì do đó chúng có hàm lượng tinh bột lớn kèm theo đó là chứa nhiều sắt và vitamin B. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đứa món ăn đặc biệt này vào thực đơn của trẻ khi muốn đổi món.
Bột ngũ cốc nguyên hạt thì tốt hơn là mì ống thông thường, nguyên nhân là vì lượng chất xơ nhiều hơn. Có nhiều nghiên cứu cho thấy con người tiêu hóa thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt chậm hơn ngũ cốc ở dạng tinh thể, do đó đối với những mẹ muốn cải thiện cân nặng cho bé tránh béo phì thì nên chọn mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt vì chúng gây no lâu hơn.
Cách bảo quản mì ống không quá phức tạp. Bạn có thể bảo quản những gói mì ống dạng khô chưa dùng tới trong tủ và sử dụng được lâu dài. Đối với mì ống tươi, thì nên để tủ lạnh vì tuổi thọ của chúng ngắn hơn, để ngoài sẽ nhanh hỏng.
Khi chọn mì ống cho trẻ ăn, mẹ nên chú ý quan sát nhãn dán để biết về thành phần cũng như hạn sử dụng.
Chất acrylamide có trong thực phẩm giàu tinh bột không?
Theo các nhà nghiên cứu acrylamide là một chất hóa học hình thành khi những loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chứa lượng tinh bột dồi dào (khoai tây, khoai lang, bánh mì,…) được nấu chín ở nhiệt độ cao trong một thời gian tương đối dài bằng các phương pháp như nướng, chiên,…
Có nhiều trường hợp ghi nhận chất acrylamide có thể gây ra bệnh ung thư. Cơ thể cần được bổ sung tinh bột nhưng nếu trường hợp chế biến mà lại sinh ra chất gây ung thư thì thật khó khăn. Do đó, có những mẹo giảm nguy cơ ăn phải acrylamide và gây ra ung thư.
Cách chế biến thực phẩm giàu tinh bột giảm nguy cơ nhiễm acrylamide tại nhà:
Chỉ nấu củ chứa nhiều tinh bột đến màu vàng: khi sử dụng phương pháp nướng hoặc chiên để nấu chín những loại giàu tinh bột như khoai tây, rau củ, bánh mì thì chỉ nên để màu sắc của chúng đến màu vàng hoặc vàng nhạt đủ chín. Không quá vàng và cháy đen.
Kiểm tra ký thực phẩm: Trong siêu thị, những loại thực phẩm thường được đóng gói và có ghi đầy đủ trên nhãn mác. Bạn cần lựa chọn cẩn thận và có thể thực hiện theo cách được hướng dẫn ở trên đó để nấu nướng. Đối với những thức ăn chứa tinh bột tốt nhất không nên nấu quá lâu ở nhiệt độ quá cao.
Xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh và cân bằng cho trẻ: chúng ta không thể tránh không ăn phải chất acrylamide có trong thực phẩm. Do đó, khi muốn cho trẻ ăn những loại thực phẩm tinh bột thì nên chế biến chúng cùng với những loại thực phẩm trong nhóm khác. Thay vì chiên và nướng nhiều dầu mỡ thì chúng ta nên luộc hoặc hấp sẽ giảm những nguy cơ sản sinh ra acrylamide, sức khỏe của trẻ sẽ được đảm bảo hơn.
Không để khoai tây trong tủ lạnh: Việc bảo quản những củ khoai tây chưa được nấu chín trong tủ lạnh có thể làm tăng nguy cơ sản sinh ra acrylamide trong khoai tây. Điều kiện bảo quản những củ khoai tây tốt nhất là ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trên mức 6 độ C.