Các mẹ chăm sóc con nhỏ sẽ hiểu vấn đề này, mỗi khi thời tiết chuyển lạnh là lúc em bé nhà bạn phải đối mặt với sự tấn công mạnh mẽ của bệnh cảm lạnh và cúm. Khi có những dấu hiệu như là hắt xì hơi, sổ mũi, chắc hẳn lúc đó bé đã bắt đầu cảm lạnh và người ta gọi đó là cảm lạnh bình thường. Nhưng nếu điều xảy đến với trẻ nhỏ thì nó sẽ không là một căn bệnh bình thường nữa. Bởi đặc điểm của trẻ là chúng chưa có hệ miễn dịch mạnh nên chúng là đối tượng dễ bị các vi khuẩn gây bệnh ghé thăm nhất.
Chính vì lý do này, việc phòng chống căn bệnh cảm lạnh và cúm mùa trong khoảng thời gian thời tiết trở lạnh trong năm là việc vô cùng quan trọng.
Ngay cả những người lớn khỏe mạnh nhất khi đứng trước sự thay đổi của thời tiết cũng sẽ phải bị những tổn thương dù chỉ một chút huống gì những đứa trẻ nhỏ 1 đến 3 tuổi. Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng đã chỉ ra ở trẻ em tỉ lệ về nguy cơ bị cảm lạnh và cúm có xu hướng cao hơn khoảng 25 % so với tỉ lệ của người lớn mắc phải.
Điều bất đắc dĩ hơn là chính em bé của bạn đôi khi lại chính là người bị nhiễm và lây lan bệnh cảm lạnh và cúm mùa cho những thành viên khác tiếp xúc với bé trong gia đình.
Tại sao lại nói trẻ là một phần quan trọng trong việc truyền nhiễm bệnh
Sở dĩ nói như vậy là bởi một vài lý dại như thế này về trẻ. Có thể không phải do chúng cố ý, nhưng đơn giản là chúng chưa nhận thức và chưa tự bản thân bảo vệ mình thật tốt trước những nguy cơ to lớn của căn bệnh phổ biến mỗi khi giao mùa này.
Mầm bệnh từ nơi bé học và vui

Độ tuổi từ 1 đến 3 có nhiều em bé đã đi học ở trường mẫu giáo, nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều bạn học và môi trường thoáng. Nếu trong lớp học có một thành viên bị nhiễm bệnh, các em bé khác sẽ rất dễ lây nhiễm bởi tiếp xúc gần, cùng ăn, cùng ngủ và chơi đùa với nhau. Chính vì thế, trẻ thường dễ mang mầm bệnh từ trường, chỗ vui chơi về nhà của mình và lây cho các thành viên khác cảm lạnh và cúm mùa theo.
Tiếp xúc nhiều với bề mặt vật thể khác để lại mầm bệnh
Đứa trẻ nào cũng có tính tò mò, dù ít, nhiều. Chính điều này đã kích thích bé thích đụng vào bất cứ thứ gì gây hứng thú với chúng, điều này vô tình đã phát tán vi khuẩn đến những chỗ mà chúng đi qua, chạm vào. Một nghiên cứu đã chỉ ra, trung bình một đứa trẻ hiếu động sẽ tiếp xúc với bề mặt những vật ở tầm mắt chúng hơn 300 lần chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Mà, nếu em bé của bạn đang bị cảm lạnh và cúm mùa, những vi khuẩn mà bé vô tình phát tán trên đó sẽ còn tồn tại trên bề mặt đồ vật đến hơn 2 ngày. Chính nguyên nhân hi hữu này mà bất kỳ ai chạm phải, không vệ sinh cẩn thận đều có nguy cơ mắc phải bệnh cảm lạnh và cúm mùa này.
Do trẻ chưa đảm bảo về mặt vệ sinh
Trẻ nhỏ không độc lập giữ vệ sinh tốt như người lớn. Chính nguyên nhân này mà trẻ dễ bị lây nhiễm bệnh tật từ vi khuẩn trong đó có cảm lạnh và cúm mùa. Những em bé lớn còn có lúc quên dùng tay để che miệng khi hắt xì hơi (những em bé nhỏ thì khỏi phải nói, chúng chưa biết ý nghĩa của việc che miệng lại và thoải mái hắt xì mọi nơi). Ngay cả những trẻ đã được ba mẹ rèn cho thói quen rửa sạch tay sau mỗi lần đi vệ sinh, đi chơi, đi ra ngoài hoặc trước khi ăn cơm cũng có những lúc quên rửa tay đúng cách. Trẻ nhỏ hầu như không biết được chúng sẽ gặp phải điều gì khi không tuân thủ những vấn đề vệ sinh.
Những lý do trên đây đã cho thấy được vai trò của trẻ trong chuỗi mắt xích lây nhiễm căn bệnh cảm lạnh và cúm mùa do thời tiết vào lạnh này. Nhìn qua có vẻ rất khó khăn, nhưng kỳ thực lại khá dễ giải quyết nếu bạn áp dụng 7 cách đơn giản phòng, ngừa căn bệnh cảm lạnh và cúm mùa dưới đây thường xuyên và chu đáo cho trẻ và cả gia đình.
Cách 1. Cố gắng tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé
Nếu nói vi khuẩn gây bệnh là những toán quân giặc thì hệ thống miễn dịch chính là tấm giáp vững chãi và kiên cố để phòng thủ cho con bạn chống lại những nguy hại đó.

Để có một hệ miễn dịch mạnh, hãy luôn đảm bảo em bé của bạn có đủ điều kiện thường xuyên hoạt động thể chất và nghỉ ngơi chu đáo thật tốt mỗi ngày. Điều này cũng bao gồm luôn cả một chế độ ăn uống hỗ trợ tăng miễn dịch cho trẻ. Cấp đủ nước mỗi ngày cũng là một cách tốt để tăng miễn dịch chống lại cảm lạnh và cúm giao mùa cho trẻ.
Cách 2. Phòng ngừa từ sớm bằng tiêm vắc-xin cảm, cúm
Trẻ nhỏ ngay từ khi mới sinh ra đã được tiêm phòng từ rất sớm. Chính vì vậy mà bé phòng, chống được nhiều bệnh trong suốt quá trình lớn lên. Mặc dù mỗi lần tiêm phòng trẻ sẽ thường bị sốt nhưng đó chỉ là một cơ chế bình thường giúp cơ thể dần quen với mầm bệnh và nảy sinh kháng thể.
Nếu bạn thấy em bé nhà mình thường xuyên bị cảm lạnh, cúm vào cùng một thời điểm trời chuyển lạnh hằng năm, bạn có thể xem xét cho bé đi tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bé về sau. nếu bạn còn quá ít những hiểu biết về việc này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để có hướng bảo vệ trẻ phù hợp do mỗi trẻ sẽ có cơ địa khác nhau.
Cách 3. Giúp cho trẻ tránh xa nguồn bệnh cảm cúm.
Những đứa trẻ là những đối tượng còn “non nớt” để có thể chống lại những mầm bệnh mạnh mẽ. Trong đó cảm lạnh và cúm mùa là một trong những mầm bệnh như vậy, cần nêu cao sự quan trọng của việc phòng chống căn bệnh này ở trẻ.
Có thể không được triệt để hoàn toàn nhưng bạn cũng có thể hạn chế phần nào không cho bé tiếp xúc với những thành viên bị bệnh và những nơi vui chơi, công cộng mà bạn đưa trẻ đến.
Trong một đám đông, bạn không thể biết ai đang bị nhiễm bệnh cảm lạnh và cúm mùa này, bởi thế tốt nhất nên đảm bảo đứa trẻ của bạn tránh xa môi trường đông người.
Việc quan trọng nữa cần lưu ý cho mẹ chính là giữ vệ sinh xung quanh môi trường sống thật sạch sẽ, thoáng mát. Có thể sẽ không khiến bé tránh khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng chí ít nó cũng loại bỏ bớt những tác nhân gây bệnh cho bé.
Cách 4. Hướng dẫn bé, hắt xì hơi đúng cách khi bị cảm lạnh và cúm mùa
Đa số chúng ta vẫn thường nghĩ rằng hắt xì hơi thì phải dùng lòng bàn tay che miệng lại. Điều này có thể đúng, nhưng bạn cần đi rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó. Nếu không, mọi thứ sẽ trở nên công cốc, thậm chí còn đem lại hậu quả ngược vì trẻ có thể dùng bàn tay vừa tiếp xúc với vi khuẩn để chạm vào mọi thứ.
Để tránh truyền nhiễm cảm lạnh và cúm mùa, bạn nên chỉ cho trẻ từ sớm cách hắt xì đúng cách. Đó là hắt hơi vào phần khuỷu tay hoặc tay áo chứ không phải vào lòng bàn tay như trước. trẻ có thể sẽ không cố ý quên những điều bạn dặn dò nên hãy thường xuyên nhắc nhở chúng thực hiện đến khi nó thành thói quen nhé.
Cách 5. Học cách rửa tay đúng cách
Rửa tay thôi là chưa đủ. Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần kỹ thuật. Nhất là với đối tượng trẻ con thì việc rửa tay lại càng quan trọng hơn hết. Chúng thường chỉ rửa tay nhanh chóng hết mức khi nghe lời đề nghị của bạn, cách làm thật mang tính đối phó.
Hãy nhắc nhở chúng sử dụng đủ xà phòng và nước để xoa và tạo ra những cục bọt bằng cách xoa 2 bàn tay vào nhau thật kỹ trong ít nhất 20 giây thực hiện. Chú ý từng phần kẽ ngón tay một, và phần móng tay trước khi quyết định rửa sạch lại bằng nước sạch. Làm như vậy sẽ loại bỏ được phần nhiều vi khuẩn đang bám vào tay của bé, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ ít hơn.

Bé vẫn chưa biết rửa tay trong bao nhiêu thời gian là đủ, bạn có thể nói với bé hát bài hát nào đó, chẳng hạn như bài chúc mừng sinh nhật chẳng hạn.
Cách 6. Cố gắng khử trùng mọi bề mặt trong nhà
Trong nhà, đôi khi nhà vệ sinh không phải là nơi bẩn nhất mà thứ nhiều vi khuẩn hơn có thể là ở chiếc điều khiển tivi hoặc điều hòa của bạn. Càng là những bề mặt vật thể được chạm vào nhiều nhất trong nhà càng là những nơi bám nhiều vi khuẩn nhất. Em bé của bạn cũng dễ tiếp xúc với những thứ đó và lây nhiễm cảm lạnh cùng cúm mùa. Chẳng hạn như cái tay nắm cửa nhà bạn, chiếc điều khiển, phần tay nắm ở tủ lạnh, các công tắc trong nhà hay thậm chí là vòi rửa tay.
Để hạn chế tối đa nhất những tác nhân gây bệnh này mẹ cần thường xuyên khử trùng đồ vật trong nhà. Như vậy sẽ giảm thiểu sự sinh sôi và lây nhiễm của vi khuẩn gây bệnh đến mọi thành viên trong nhà, nhất là trẻ nhỏ.
Cách 7. Chọn lựa và sử dụng nước rửa tay thường xuyên phòng cảm lạnh và cúm mùa
Chỉ cho bé rửa tay bằng nước thôi thì không thể loại bỏ hết những vi khuẩn hại. Nước rửa tay tuy không phải triệt để xua đuổi mọi vi khuẩn nhưng cũng hạn chế được phần nhiều chúng khỏi đôi bàn tay của bé.
Nước rửa tay cũng có nhiều loại, cho nên bắt đầu từ khâu lựa chọn, hãy chọn loại an toàn cho bé và khử trùng tốt. Kể cả lúc trẻ đi nhà trẻ, bạn cũng có thể cho bé mang theo một chai cỡ nhỏ trong cặp để bé rửa tay thường xuyên.
Bằng cách rửa tay với xà phòng nước hoặc dạng bánh, em bé nhà bạn đã tiêu diệt được một lượng lớn vi trùng trên tay và giữ cho đôi bàn tay bé sạch sẽ, thơm tho trong thời gian dài. Nhờ vậy, trẻ sẽ tránh được phần lớn nguy cơ đến từ căn bệnh cảm lạnh và cúm mùa mỗi khi thời tiết sang đông.
Những cách này tuy không hoàn toàn giúp bạn và bé tránh khỏi căn bệnh do chuyển mùa này nhưng nếu áp dụng đúng phần lớn nguy cơ đã được loại bỏ.