Nhiệt độ bình thường của một người trưởng thành nằm trong khoảng 36,5 độ C đến 37,1 độ C. Ở trẻ em, nhiệt độ này vào khoảng 36,4 độ C và có thể thay đổi một chút. Vào những ngày thời tiết khô nóng hoặc trẻ bị ốm nhiệt độ này có thể tăng lên. Thường thì trẻ được cho là có nhiệt độ quá cao và sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên. Khi trẻ gặp phải tình trạng như trên các bậc phụ huynh thường rất lo lắng và tìm cách xác định nhiệt độ cho bé để có hướng chăm sóc đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra cách đo nhiệt độ cho trẻ khi nhiệt độ của bé tăng cao hơn bình thường.
Biểu hiện nhận biết nhiệt độ của trẻ tăng lên.
Vào một ngày bạn thấy em bé của mình có nhiều biểu hiện không giống như bình thường. Bé lười chơi, chán ăn (bỏ bú) và có biểu hiện mệt mỏi. Nếu bé có những biểu hiện dưới đây thì chứng tỏ bé đã bị tăng nhiệt độ và mẹ cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc bé.
· Thường thì các mẹ sẽ dùng tay và chạm vào phần trán, lưng hoặc là bụng của bé để cảm ứng nhiệt độ cơ thể bé. Sau khi bạn chạm vào và cảm thấy nhiệt độ của bé nóng hơn bình thường thì bạn nên chú ý vì con bạn có thể đã bị sốt hoặc gặp các tình trạng đặc biệt.
· Bạn quan sát thấy trẻ đổ mồ hôi rất nhiều và có biểu hiện rùng mình.
· Quan sát thấy khuôn mặt và cơ thể của bé hồng hào hơn, má ửng hồng và mắt lờ đờ, mê man thì có khả năng bé đang bị tăng nhiệt độ và sốt.

Khi thấy những biểu hiện trên thì tốt nhất bạn nên đo nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế để xác định chính xác. Nếu nhiệt độ không cao hơn bình thường là mấy thì có thể do thời tiết hoặc do bé vận động mạnh khiến nhiệt độ cơ thể tăng. Nhưng nếu nhiệt độ đo được nằm ngoài mức cho phép và mức bình thường thì bạn nên tìm sự trợ giúp từ y tế.
Các vị trí đo nhiệt độ cho bé chính xác nhất.
Vị trí đo nhiệt độ chính xác nhất là ở nách của bé.
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế thường dùng khi muốn đo nhiệt độ của bé. Khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo cho bé bạn nên vẫy cho nhiệt kế về dưới vạch 35 độ C. Đặt nhiệt kế sao cho nó nằm dọc theo thân của bé, đầu nhiệt kế vừa đúng vào hõm nách. Mặt số hiển thị nhiệt độ hướng vào cơ thể trẻ và để tay trẻ đè lên. Để nhiệt độ được chính xác các bạn cần chờ đủ ít nhất là 5 phút. Sau đó lấy ra đặt ngáng mắt và đọc kết quả.
Đo nhiệt kế ở vị trí nách của trẻ là một cách làm rất thông dụng vì chúng có nhiều ưu điểm. Vừa tiết kiệm do chi phí mua rẻ lại dễ dàng thao tác khi sử dụng tại nhà. Đây cũng là phương pháp được cho là đưa ra kết quả chính xác cao. Có thể sử dụng phương pháp này cho nhiều người khác nhau và nó an toàn hơn so với đo ở các vị trí khác ( tai và hậu môn).
Nó cũng có một số nhược điểm như thời gian cho ra kết quả lâu khiến cho trẻ quấy khóc và không mấy phối hợp,…
Đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng.
Loại nhiệt kế thường dùng cho đo nhiệt kế ở miệng là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử thông thường có thể mua ở tiệm thuốc.
Vệ sinh đầu nhiệt kế trước khi sử dụng vì nó tiếp xúc với miệng bé. Chúng ta cũng tiến hành lắc cho nhiệt kế xuống dưới 35 độ C và đặt dưới lưỡi của trẻ. Thời gian đo trong 3 phút, ngắn hơn so với đặt ở dưới nách.

Khi sử dụng phương pháp này kết quả đo chính xác cao, phản ánh được nhiệt độ cơ thể bé một cách đúng đắn. Đo ở miệng sẽ hạn chế được ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường gây ra và chi phí mua nhiệt kế cũng rẻ. Trẻ được cho là đã bị sốt khi nhiệt độ đo được từ 38 độ C.
Có nhiều ưu điểm thì cũng có những nhược điểm nhất định. Chỉ áp dụng cho những trẻ lớn vì nếu chẳng may trẻ cắn và làm vỡ nhiệt kế thì rất nguy hiểm do có chứa thủy ngân và tổn thương do mảnh vỡ thủy ngân đối với miệng.
Vị trí đo nhiệt độ cho bé thứ 3 là tại hậu môn của bé.
Cách đo ở vị trí này cầu kì hơn một chút. Đầu tiên vệ sinh đầu thủy ngân và vẩy cho nhiệt kế xuống vạch 35 độ C. Sau đó tẩm chất bôi trơn và đưa nhẹ vào hậu môn khoảng 2- 2,5 cm trong tư thế trẻ nằm. Thời gian để đưa ra kết quả là 3 phút.
Đây là một phương pháp cho ra kết quả chính xác tuyệt đối, ít bị nhiễu do nhiệt độ môi trường và cho ra kết quả từ 38 độ C trở lên thì đó là trẻ đã bị sốt.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là nó mất vệ sinh và thời gian lâu hơn so với vị trí miệng khiến trẻ rất khó chịu và nhiều trẻ không phối hợp.
Ngoài 3 vị trí trên thì bạn cũng có thể đo ở tai và trán của bé. Có ưu điểm về tính an toàn và tốc độ đo nhanh nhưng lại chịu tác động gây nhiễu của nhiệt độ môi trường.
Trên đây là những vị trí mà bạn có thể đo nhiệt độ cho bé nhằm sớm phát hiện bé có bị sốt hay không và giúp bé giảm nhiệt kịp thời.
Bạn nên lựa chọn mua nhiệt kế chất lượng đặc biệt là những nhiệt kế kỹ thuật số, điện tử để cho ra kết quả nhanh và chính xác nhất. Bạn có thể mua chúng ở các hiệu thuốc lớn và uy tín hoặc ở những siêu thị tốt.
Một vài lưu ý khác khi đo nhiệt độ cho bé ở những vị trí khác nhau:
Luôn sử dụng nhiệt kế và đo ở nách cho trẻ dưới 3 tuổi.
Khi tiến hành đo cần hết sức nhẹ nhàng, dữ cánh tay chắc chắn, giữ cơ thể bé để được đúng thời gian và cho ra kết quả tốt nhất.
Nếu sử dụng nhiệt kế điện tử thì để ý chúng có tiếng bíp nghĩa là đã báo kết quả.
Đọc kết quả nhiệt kế và chăm sóc trẻ cẩn thận.
Các cách làm để đảm bảo kết quả nhiệt kế chính xác?
Khi đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế bạn chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước được ghi trong bao bì là đã có thể đưa ra kết quả chính xác.
Có một vài chú ý mà bạn cần để tâm đến khi đo nhiệt độ. Nếu con bạn đang ở trong các tình huống này thì bạn khoan đo nhiệt độ cho con.
Ví dụ trẻ đang được quấn chặt trong chăn hay trong một căn phòng khá ấm áp, nhiều mẹ sợ con mình lạnh nên mặc nhiều áo cho con hoặc trẻ đang ôm vật gì đó nóng thì bạn khoan hẵng đo cho con, hãy mở chăn ra bớt để tránh gây nhiễu kết quả đo do yếu tố nhiệt độ môi trường.
Nếu trẻ đang trong các trường hợp trên thì mẹ nên để trẻ nguội hơn trong vài phút rồi mới tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ theo chỉ dẫn nhưng đừng để trẻ quá lạnh. Trường hợp sốt kèm theo cảm giác lạnh mà để trẻ bị lạnh quá cũng không tốt.
Một số loại nhiệt kế.
Trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau với giá thành từ vừa phải đến đắt đỏ. Nhiệt kế thủy ngân cũng rất chính xác nhưng nó có thể không đưa ra kết quả tuyệt đối như nhiệt kế kỹ thuật số hay điện tử.
Ngoài nhiệt kế thủy ngân ra có 2 loại nhiệt kế đáng nhắc đến sau:
Nhiệt kế đo tai ( màng nhĩ) : loại nhiệt kế này tiến hành đo nhiệt độ ở tai của trẻ. Chúng thường đua ra kết quả nhiệt độ cơ thể của trẻ chính xác nhưng rất đắt tiền. Nếu chẳng may bạn chưa thành thạo và chưa biết cách sử dụng đặt sai vị trí ở tai một cách chính xác thì dẫn đến kết quả cho ra bị sai sót. Đặc biệt ở trẻ nhỏ tai của bé còn nhỏ càng dễ dẫn đến tình trạng này.

Nhiệt kế dạng dải: Những nhiệt kế này thường được dùng để áp vào trán của trẻ và thường không đưa ra kết quả chính xác nhất. Chúng chỉ hiển thị nhiệt độ của da bé chứ không phải nhiệt độ bên trong cơ thể trẻ.
Bạn cần cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế chứa thủy ngân. Khi sử dụng phải hết sức cẩn thận tránh bị vỡ. Nếu chẳng may nhiệt kế bị vỡ, các mảnh thủy tinh có thể gây tổn thương đến trẻ và người đo đồng thời thủy ngân bên trong nhiệt kế có tính độc hại cao. trong trường hợp con bạn bị tiếp xúc với thủy ngân đó bạn nên đến trạm y tế gần nhất ngay lập tức để được sự trợ giúp cứu chữa từ bác sĩ.
Nguyên nhân gây ra nhiệt độ cao ở trẻ em?
Nhiệt độ cao là dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị cảm, sốt hoặc nhiễm trùng. Vì trong cơ thể đang có sự đấu tranh và chuyển hóa.
Trẻ có thể tăng nhiệt độ cơ thể do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do nhiệt độ môi trường tăng cao, trẻ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến nhiệt độ cơ thể bé cũng tăng theo.
Thứ 2, trẻ bị nhiễm trùng từ vết thương nào đó bị vi khuẩn gây hại xâm nhập và cơ thể đang đấu tranh để chống lại nó.
Thứ 3, em bé của bạn có thể đang bị sốt hoặc sốc nhiệt,… và một số nguyên nhân khác như thời điểm trẻ tiêm phòng, hay vào thời kì mọc răng của bé.
Các mẹ có thể dựa vào kinh nghiệm cá nhân để chữa cho con bằng cách tự nhiên hoặc kết hợp với sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ. Nếu tình trạng bé quá nặng, vượt mức kiểm soát thì bạn nên đến bệnh viện ngay để có thể được điều trị tốt nhất.
Nên làm gì nếu nhiệt độ của trẻ tăng cao?
Khi trẻ bị sốt khiến nhiệt độ tăng cao bạn nên cho bé uống nhiều nước. Nhiệt độ cao khiến bé bị mất nước, việc bổ sung đủ nước cho bé sẽ giúp quá trình đào thải trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho trẻ bú nhiều hơn.
Cần đến ngay bệnh viện hoặc có số điện thoại của bác sĩ khi cần. Khi nhiệt độ trẻ cao có thể kèm theo các triệu chứng như phát ban, nóng mãi không giảm