Chăm sóc làn da đúng cách khi bé bị chàm sữa

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Chàm sữa là một bệnh về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 12 tháng tuổi. Nó không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé mà nó còn khiến khuôn mặt bé yêu giảm bớt đi vài phần đáng yêu. Để có hướng chăm sóc làn da bé bị chàm sữa đúng cách, bố mẹ cần biết được tất cả mọi vấn đề liên quan, từ dấu hiệu nhận biết, đến các nguyên nhân gây hại,… Mọi điều cần biết về căn bệnh này sẽ có ngay ở nội dung dưới đây, mời bạn đọc cùng chờ đón.

Bé bị chàm sữa

Chàm sữa là một loại bệnh có liên quan đến tình trạng viêm da cơ địa ở cơ thể con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nó có đặc điểm không lây nhiễm nhưng lại rất dễ tái phát. Chỉ cần thời tiết hơi thay đổi một chút, hay cơ thể bị dị ứng với bất kỳ thứ gì,… cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nổi chàm sữa trở lại. 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia làm 3 thể:

Thể cấp tính: ở thể này, da bé sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti màu hồng nhạt, rồi đậm dần. Chúng có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây tình trạng phù nề tại những vùng da đó.

 trẻ bị chàm sữa
trẻ bị chàm sữa

Thể mãn tính: ở thể này, vùng da bị tổn thương đã bị lan rộng, trở nên khô ráp hơn.

Thể bán cấp: ở thể này, dịch ở các vùng da nổi mẩn sẽ tiết ít hơn, tình trạng mẩn đỏ cũng giảm bớt và cũng ít bị phù nề hơn.

Biểu hiện của chàm sữa trên mặt bé

Vùng mặt của trẻ sơ sinh chính là khu vực mà chàm sữa dễ tấn công nhất. Đặc biệt là hai bên má. Nó bắt đầu khởi phát trên mặt bé chỉ từ một vài nốt mụn li ti màu hồng. Đặc điểm của chàm sữa là các nốt mụn ấy thường tập trung lại một chỗ và có xu hướng tạo thành một vòng tròn nhỏ.

Bé bị chàm sữa sẽ phải trải qua 5 giai đoạn của bệnh, bao gồm:

Giai đoạn 1: Da sưng đỏ

Ở giai đoạn này, các nốt mụn nước đang bắt đầu trồi lên khiến vùng da mặt của bé xuất hiện các mảng có màu đỏ hồng. Bé sẽ có cảm giác ngứa ngáy tại các vùng này nên có thể sẽ lấy tay dụi vào mặt liên tục.

trẻ nổi mẩn đỏ
Trẻ nổi mẩn đỏ

Một số trường hợp sẽ xuất hiện thêm một vài hạt li ti có màu trắng đục trước, sau đó tạo thành mụn nước, cũng khiến ngứa ngáy.

Giai đoạn 2: Nổi mụn nước

Bệnh vào giai đoạn 2 này sẽ khiến da trở nên đỏ rực lên hơn. Các nốt mụn tập trung chụm lại một chỗ, và như có biểu hiện “liên kết” lại với nhau để tạo nên một vùng mụn nước to hơn trước.Vùng mụn này nông nhưng sần lên tạo nên độ dày khá cao.

Quá trình nổi mụn nước mà bé liên tục gãi hoặc tác động mạnh sẽ khiến bọng nước bị vỡ và lây lan ra những vùng xung quanh chưa bị.

Giai đoạn 3: Chảy nước

Khi các bọng nước đã “đủ lớn”, nó sẽ tự vỡ, nước trong đó sẽ chảy ra ngoài. Nếu không vệ sinh cẩn thận và sạch sẽ, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao.

Giai đoạn 4: Da trở nên nhẵn hơn

Sau khi mụn nước vỡ ra, huyết tương sẽ đọng lại trên da, khô lại và tạo thành một lớp vảy khô, dày. Lớp vảy này bong ra sẽ để lại một lớp da nhẵn bóng hơn.

Giai đoạn 5: Bong vảy

Đây cũng chính là giai đoạn cuối cùng của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi lớp vảy sần bong ra cũng là lúc lớp da non bắt đầu được tái tạo. Bé cũng sẽ bị ngứa ngáy. Nếu bé không đủ kiên nhẫn, bé sẽ gãi và có thể khiến vùng da đó bị xước và chảy máu.

Chàm sữa khác gì với các bệnh về da khác

Một vài căn bệnh về da xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kể đến như rôm sảy, nổi mề đay, chốc lở, vảy trắng,… Đặc điểm của những căn bệnh này cũng khá giống với bệnh chàm sữa nên nhiều mẹ không để ý hoặc không có đủ kiến thức sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Bố mẹ có thể nhận biết chàm sữa với các bệnh trên dựa vào các đặc điểm như sau:

Rôm sảy

Rôm sảy thường xảy ra ở những khu vực mồ hôi hay tiết ra, độ ẩm da quá mức. Nó sẽ trở nên càng ngày càng nặng khi thời tiết càng nóng. Một khi thời tiết dịu mát, nó sẽ tự nhiên giảm bớt mà ít khi cần tác động thêm.

Nổi mề đay

Các nốt mụn li ti cũng sẽ nổi mẩn và phù lên rải rác từng chỗ hoặc cũng có thể tập trung lại thành từng đám.

Chốc lở

Cũng là những nốt mụn hoặc bóng nước xuất hiện trên da. Sau đó dịch ở trong sẽ chuyển dần thành mủ. Đủ thời gian bệnh, nó sẽ vỡ, chảy mủ ra ngoài và khi khô, nó sẽ đóng thành một lớp vảy có màu vàng và hơi dày.

Vảy trắng

Bệnh vảy trắng sẽ khiến các vùng da bị tổn thương bị giảm sắc tố, chuyển dần từ vàng đặc trưng sang màu trắng kèm theo các lớp vảy mịn. Bệnh này thường xuất hiện ở phần nửa thân người phía trên, trên tay hoặc má của bé.

Chàm sữa do nguyên nhân nào tác động?

Chàm sữa xuất hiện bởi nguyên nhân nào đến nay vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và chắc chắn. Nó có thể do cơ địa bẩm sinh đã bị như vậy, hoặc các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tác động vào cơ thể bé.

Một vài yếu tố có thể khiến bé bị nổi chàm sữa gồm:

  • Yếu tố đầu tiên là do cơ địa bé bị dị ứng bẩm sinh.
  • Do yếu tố di truyền, nếu bố mẹ hay bị mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng thời tiết,… bé cũng có nguy cơ cao bị vậy.
  • Trong chăn, ga, gối, đệm mà bé thường hay sử dụng cũng có nhiều các sợi vải dễ gây dị ứng.
  • Cơ thể bé bị dị ứng với một trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, hoặc các loại hạt,… cũng gây chứng chàm sữa.
  • Các chất có yếu tố kích ứng da như xà bông, thuốc tẩy, xơ vải quần áo, khói thuốc,…
  • Thời tiết thay đổi thất thường.
  • Da bé bị kích ứng do bị mất độ ẩm cần thiết khi tiếp xúc quá lâu với nước.
  • Bé bị các loại vi khuẩn, virus tấn công sẽ khiến da bị bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Nặng có thể gây ra biến chứng như chốc hóa chàm, thủy đậu,…

Chăm sóc làn da bị chàm sữa của bé

Bé mắc chàm sữa rất khó điều trị dứt điểm, và lại rất dễ tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc nếu có tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Để hạn chế tình trạng nặng thêm hoặc tái phát bố mẹ cần chú trọng vào khâu chăm sóc sức khỏe cho bé.

Dinh dưỡng

Trong 6 tháng đầu đời, chỉ nên cho bé bú mẹ hoặc các loại sữa công thức phù hợp, cơ thể bé không mẫn cảm.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại hạt, đậu phộng, bơ,… nên sử dụng càng muộn càng tốt.

hạt đậu phộng
hạt đậu phộng

Tăng cường sức đề kháng, hệ tiêu hóa cho bé bằng cách đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé từ mọi loại thực phẩm trong thời kỳ ăn dặm.

Chú trọng vào các loại vitamin và khoáng chất tốt cho làn da như vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm,…

Chăm sóc da

Khi bị chàm sữa, mỗi lần vệ sinh tắm rửa không nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm bởi nó có chứa chất tẩy rửa sẽ khiến da bị khô hơn, ngứa ngáy hơn.

Có thể sử dụng các loại lá dân gian như trà xanh, lá khế,… để nấu nước tắm, rửa cho bé.

Lựa chọn quần áo tránh xa các chất liệu len và sợi tổng hợp. Thay vào đó hãy lựa chọn những loại đồ mềm mại như lụa, bông,…

Giữ da bé khô ráo, tránh ẩm ướt quá mức.

Một khi thấy tình trạng da của bé quá nặng, cần đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu để xem xét tình trạng hiện tại và có phương hướng xử lý và điều trị.