Cách làm cho trẻ ngừng bú sữa mẹ.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Không có loại thực phẩm nào có thể đảm bảo thay thế được vị trí của sữa mẹ cho trẻ cho vào những năm tháng đầu đời. Ngay cả khi trên thị trường có nhiều loại sữa rất tốt để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nhưng không thể thay thế được sữa mẹ. Các nhà nghiên cứu khuyên mẹ nên cho trẻ bú đến lúc trẻ được 2 tuổi ( tức là 24 tháng) để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất. Nhưng đôi khi thời gian bé được bú sữa mẹ sẽ được rút ngắn hơn so với lời khuyên. Có thể là bạn cảm thấy trẻ đã đủ lớn hoặc sữa mẹ ít và bạn muốn cho con tập trung vào ăn dặm nhiều hơn, thậm chí là khi mẹ mang bầu lại và không muốn trẻ uống sữa lạnh. Việc bỏ đi một thói quen là rất khó khăn, đối với trẻ thì việc ngừng bú cũng như vậy. Trẻ có thể thèm sữa mẹ và không chịu ăn những thứ khác gây sụt ký và xanh xao.

Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ trong bao lâu?

Trẻ sơ sinh phải được đảm bảo bú sữa mẹ hoàn toàn ( không cần bất kỳ loại thức ăn nào khác, trừ trường hợp sữa mẹ ít và một số trường hợp đặc biệt ) trong 6 tháng đầu đời.

thời gian
thời gian

Cho trẻ bú sữa của  là việc rất cần thiết, vừa có lợi cho cả mẹ và bé. Việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp mẹ giảm những cơn căng tức do sữa sản sinh ra nhiều mà không được giải phóng ra ngoài. Đồng thời, em bé được bú sữa mẹ sẽ giúp cho bé tránh được những loại nhiễm trùng và hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ có khả năng tiêu hóa thức ăn dặm ở dạng rắn đầu tiên tốt hơn, giúp trẻ được cân bằng dinh dưỡng hấp thụ vào.

Các tổ chức y tế hàng đầu thế giới đều khuyến cáo các bà mẹ nên cho con mình bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời ngay cả khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Tốt nhất là nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi và thậm chí hơn.

Nếu bạn không chắc chắn về tình hình của bản thân và con của bạn cũng như bạn hoang mang trong việc có nên tiếp tục cho trẻ bú sữa nữa không thì bạn có thể tham khảo những ý kiến của người từng trải hoặc các y- bác sĩ để được tư vấn một cách chính xác.

Cách giúp trẻ ngừng bú sữa mẹ.

Không có một cách dễ dàng nào để cho trẻ ngừng bú sữa mẹ ngay lập tức mà không dẫn đến các tình trạng như quấy khóc vì khát sữa mẹ ở trẻ. Thời điểm tốt nhất để cai bú cho trẻ là khi chúng đã khá cứng cáp và quen với các món ăn dặm, thức ăn dạng rắn. Việc ngừng bú cho trẻ không thể được tiến hành một cách gấp rút mà nó phải tiến hành từ từ giúp trẻ thích nghi với điều kiện mới.

Khi đã ăn dặm không có nghĩa là trẻ sẽ chán bú sữa mẹ và không đòi bú nữa. Trẻ vẫn sẽ tiếp tục bú sữa mẹ ngay cả khi chúng đã ăn nhiều thức ăn dặm dạng rắn và chúng coi điều đó là đương nhiên.

Bạn cũng không nên thay thế sữa mẹ bằng những loại thực phẩm khác, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy sữa mẹ đóng một vai trò không thể thiếu đối với quá trình tiêu hóa chất rắn ăn dặm của trẻ.

Thời gian đầu khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm thì bạn có thể lựa chọn cho trẻ ăn kết hợp giữa sữa mẹ, sữa pha công thức và thức ăn rắn cho đến khi trẻ ít nhất được 1 tuổi và có thể hơn thế vì chúng mang lại kết quả rất tốt.

Nếu bạn có ý định sử dụng sữa bò cho trẻ uống thay sữa mẹ thì bạn nên nghĩ lại. sữa bò cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng bạn chỉ nên sử dụng để nấu nướng thay vì cho trẻ uống trực tiếp. Nguyên nhân của việc này là vì sữa bò chứa rất ít sắt và không đủ dinh dưỡng như sữa mẹ.

bàn tay mẹ năng niu con yêu
bàn tay mẹ năng niu con yêu

Thay vì đột ngột ngừng cung cấp sữa mẹ cho bé thì bạn nên giảm bớt từ từ lượng sữa mẹ cho trẻ bú mỗi ngày lại. Điều này sẽ giúp cho mẹ giảm bớt cảm giác đau và khó chịu do căng tức ngực, viêm vú gây ra và cũng giúp bé sớm làm quen với việc không được dùng sữa mẹ nữa.

Bạn có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức pha chế vào thời điểm mới cai sữa. Đối với trẻ đã tập làm quen với việc dùng cốc thì bạn có thể pha sữa và cho bé uống ngay bằng cốc. Còn đối với trẻ vẫn có thói quen uống bằng bình sữa có núm thì bạn cũng pha sữa và cho trẻ uống tương tự để giảm bớt cơn thèm sữa của bé.

Nếu trẻ đã quá quen với việc ăn dặm và hơn hết thức ăn dặm đó có đầy đủ dinh dưỡng thì bạn cũng không cần nghĩ đến thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa khác.

Ở nhiều gia đình việc ngừng sữa cho trẻ có thể chỉ mất vài ngày bằng việc cách ly bé và mẹ và trực tiếp không cho bú sữa mẹ đến khi bé quên hẳn. Cũng có nhiều gia đình chọn cách cắt giảm từ từ lượng sữa mẹ đến khi trẻ hết hứng thú hoàn toàn. Nhưng cách thứ hai lại diễn ra lâu hơn và có thể kéo dài đến vài tuần sau đó, rất mất thời gian nhưng đổi lại trẻ sẽ ít quấy khóc hơn.

Một vài lý do khiến mẹ ngừng cho trẻ bú sữa.

Mẹ nào cũng muốn con mình được hưởng những điều tốt đẹp nhất, được bú sữa mẹ đến khi trẻ đủ lớn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mà mẹ phải cho trẻ ngừng bú. Cụ thể như các trường hợp dưới đây:

Vú bị căng tức, đau và viêm.

Nhiều trường hợp các mẹ gặp vấn đề trong việc cho con bú, có thể trẻ thường xuyên cắn vú mẹ khi chúng mọc răng hoặc trong vài tuần đầu sau sinh vú có hiện tượng căng, đau và viêm, đầu vú bị nứt gây cảm giác đau đớn cho mẹ.

Những vấn đề này có thể xảy ra do trẻ nhỏ ngậm và nhấm nháp vú không đúng cách, đặt sai vị trí và dùng lực mạnh.

Sữa mẹ tiết ra ít.

Nhiều trường hợp mẹ sinh em bé bằng biện pháp mổ đẻ và dẫn đến sữa không về kịp hoặc cơ địa mẹ vốn chậm và ít sữa, khi trẻ lớn hơn một chút, lượng sữa có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Nhưng trường hợp này vẫn chưa phải quá cần thiết để cai sữa cho bé. Mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm để có những cách làm tăng sản sinh ra sữa và vẫn có thể tiếp tục cho trẻ bú.

Không thể cho trẻ bú vì công việc của mẹ.

Xã hội phát triển, nhu cầu làm việc cao, nhiều mẹ phải đi làm lại từ khi con còn nhỏ. Có thể do điều kiện nơi làm việc xa và không thể cho con bú được nên các mẹ lựa chọn cách ngừng bú cho con để chúng có thể ăn dặm, ăn ngoài ngay cả khi không có mẹ ở cạnh. Tuy nhiên, đi làm lại không có nghĩa là bạn nhất thiết phải bỏ bú cho trẻ. Mẹ vẫn có thể vắt sữa của mình ra và dự trữ cho bé dùng khi không có mẹ ở cạnh hoặc chọn cách kết hợp bú sữa pha công thức và sữa mẹ.

Các cuộc đi công tác và đi nghỉ mát xa nhà.

Đối với các mẹ bận rộn, mẹ có thể cân nhắc cho con ngừng bú khi chúng đã đủ lớn. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tạo điều kiện cho trẻ được bú sữa mẹ đến độ tuổi khuyến cáo. Mẹ vẫn có thể áp dụng cách vắt sữa ra, giao cho người chăm sóc bé bảo quản và cho bé dùng hoặc chọn cách cho trẻ ăn kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài từ trước khi đi công tác để bé làm quen.

Nếu bạn đưa cả trẻ đi và ngồi bằng phương tiện máy bay thì vẫn có thể cho trẻ bú được. Thậm chí việc này còn giúp cho trẻ cân bằng áp lực trong tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh đến nơi.

Mẹ mang thai lần nữa.

Việc mẹ mang thai một lần nữa khi đang cho bé bú thì về cơ bản không có gì ảnh hưởng đến cả trẻ trong bụng và bé. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và mẹ cảm thấy mệt mỏi, chế độ ăn uống thay đổi.

Nhiều người lớn khuyên nên ngừng cho trẻ bú sữa khi mẹ đang mang thai. Lý do là dòng sữa lúc này sẽ “lạnh” với em bé và có thể khiến chúng trông xanh xao, ốm yếu hơn. Đặc biệt nếu mẹ đã từng bị sảy thai trước đó thì không nên cho bú cả lúc 2 đứa trẻ như vậy.

Trong thời gian cho trẻ bú mà mẹ dùng một số loại thuốc.

Trong thời gian đang cho con bú mà bạn bị đau ốm hay bất kỳ vấn đề gì cần phải uống thuốc để giảm cơn đau thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại thuốc đó có ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa hay không rồi quyết định dùng.

Cho trẻ bú lại sau một thời gian ngừng bú.

Việc cho trẻ đã ngừng bú trước đó bú lại không phải là hiếm. Nhiều trường hợp vì trẻ quá yếu mà mẹ phải cho bé bú lại để ổn định và việc này có thể gặp không ít những khó khăn. Hứng thú của bé với sữa có thể đã dảm đi hoặc mẹ sản xuất sữa không còn nhiều như trước.

Nếu mẹ muốn kích thích cơ thể sản sinh ra sữa thì có thể dùng cách vắt sữa đều tay hoặc cho trẻ bú nhiều lần. Tiếp xúc thân mật, gần gũi da kề da với trẻ cũng khiến cho cơ thể có cảm xúc và tiết ra hoocmon giúp tạo sữa.

Lời khuyên nuôi con bằng sữa mẹ.

mẹ cho con bú
mẹ cho con bú

Đối với cả mẹ và bé, được chăm sóc bằng sữa mẹ là điều thiêng liêng và tốt nhất. (đã sửa)Không có gì tốt hơn dòng sữa mẹ cho những tháng năm đầu đời của một đứa trẻ. Bạn có thể tận hưởng cảm giác gần gũi và sợi dây liên kết giữa 2 mẹ con. Không có một lý do chính đáng nào để cản trở việc bạn cho trẻ bú đến khi trẻ được 2 tuổi. Hơn hết, việc cho trẻ bú sữa cũng có lợi cho cả mẹ và bé. Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ và chuyên gia thường khuyên bạn cho trẻ bú nhiều khi trẻ bị ốm, cảm lạnh,… Điều đó đã phần nào khẳng định tầm quan trọng và lợi ích của sữa mẹ. Do đó, hãy cố gắng duy trì cho trẻ bú sữa cho đến khi chúng đủ lớn.