Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu. Dưới đây là các nguyên nhân, cách phòng tránh, triệu chứng và phương pháp điều trị thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
Thiếu máu khiến cơ thể uể oải, kiệt sức và khiến bạn mệt mỏi, sinh hoạt đời thường hàng ngày khó khăn. Tuy nhiên, thiếu máu ở phụ nữ mang thai thì chỉ cần điều chỉnh một vài chế độ dinh dưỡng là có thể bổ sung được lượng sắt còn thiếu rồi, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Bạn hiểu như thế nào là thiếu máu trong thai kỳ?

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu trong máu không sản sinh ra đủ để vận chuyển Oxy đi nuôi cơ thể làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống. Thiếu máu nặng trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, có thể khiến mẹ bầu bị sinh non… Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của việc bị thiếu máu, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu ở các mẹ bầu?
Các trường hợp thiếu máu đa số là do thiếu lượng sắt ở trong cơ thể, các mẹ bổ sung thiếu sắt trong chế độ ăn hàng ngày.Thường các mẹ mang bầu đến tuần thứ 24, để giúp mẹ bầu và thai nhi trong cơ thể mẹ bầu được phát triển tốt, lượng máu của mẹ bầu phải tăng lên 45%.
Hemoglobin là loại protein giàu chất sắt có trong hồng cầu sẽ vận chuyển Oxy từ phổi đến khắp cơ thể. Để có thể có đủ hemoglobin cơ thể bạn cần gấp đôi lượng sắt, khi cơ thể không đủ sắt sẽ làm chậm quá trình tạo ra hồng cầu, làm cho oxy cung cấp cho cơ thể ít hơn, khiến bạn mệt mỏi.
Sau đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu của các mẹ bầu:
- Ốm nghén lâu, thường xuyên bị nôn, thức ăn nạp vào cơ thể ít
- Mang thai gần với lần mang thai cuối cùng
- Có tiền sử bị bệnh thiếu máu và các kỳ kinh nguyệt ra nhiều
- Mang thai đôi hoặc ba…
- Không bổ sung đủ lượng sắt trong chế độ ăn hàng ngày
- Có thể ít phổ biến hơn như: Thiếu vitamin B12, vitamin C hoặc vitamin B9… (Việc bổ sung vitamin trước sinh rất quan trọng)
- Hoặc mắc một số bệnh như bệnh tuyến giáp…

Triệu chứng thiếu máu khi mang thai như thế nào?
Đa số các mẹ bầu không biết bản thân bị thiếu máu mà nhầm với các triệu chứng bình thường khác của thai kỳ, nếu gặp các triệu chứng sau thì các mẹ bầu hãy đi gặp bác sĩ nhé:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sinh hoạt đời thường cảm thấy khó khăn
- Đau đầu, chóng mặt, tức ngực, thở khó, tim đập nhanh hoặc không đều
- Bị lạnh hoặc tê bàn tay và bàn chân
- Nhiệt độ cơ thể thấp, da tái nhợt ở vùng mặt, móng tay và môi
- Khó tập trung
Khó chịu (Có thể là do thiếu B12)
Làm thế nào để biết chính xác mình có bị thiếu máu khi mang bầu hay không?
Khi có những dấu hiệu như vừa nói ở trên, mẹ bầu hãy tâm sự thẳng với bác sĩ của bạn để được thực hiện xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh nhé. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi bảng công thức máu của bạn để chuẩn đoán xem có phải bạn bị thiếu máu hay không và nếu có thì sẽ cho bạn làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để xác định xem bạn mắc loại thiếu máu nào.
Thường xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh được làm ngay từ khi bạn bắt đầu mang thai và một lần sau đó trong thai kỳ.
Thiếu máu khi mang bầu có nguy hiểm không?
Trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, nếu bạn bị thiếu máu mà không điều trị kịp có thể sẽ làm cho bệnh thiếu máu nặng hơn, dẫn đến nhiều nguy cơ:
- Thai nhi phát triển chậm
- Sinh non
- Em bé sinh ra còi cọc, nhẹ cân
- Nhiễm trùng
- Truyền máu khi sinh
- Trầm cảm sau khi sinh
Bạn cũng đừng quá lo lắng nhé, em bé của bạn sẽ lấy tất cả lượng sắt trong cơ thể bạn để phát triển trước ngay cả khi bạn bị thiếu sắt. Rất ít tình trạng thai nhi bị thiếu sắt ngay cả khi mẹ bầu bị thiếu máu trong suốt quá trình mang thai.
Liệu có nguy cơ bị sảy thai khi thiếu máu hay không?
Khi mang thai, thiếu máu sẽ không trực tiếp gây ra việc sảy thai, tuy nhiên cũng có một chút nguy hiểm với bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp. Biến chứng thai kỳ có thể cao hơn đối với những bệnh nhân bị suy giáp, vì vậy nếu bạn hay gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp thì hãy thông báo cho bác sĩ của bạn để có phương pháp điều trị thiếu máu và tuyến giáp trước khi có vấn đề lớn hơn xảy ra.

Phương pháp điều trị khi bị thiếu máu ở phụ nữ mang thai
Uống bổ sung thêm sắt là cách điều trị đơn giản nhất. Nhưng bổ sung sắt như thế nào cho hiệu quả?
Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên uống viên bổ sung viên sắt cùng các thực phẩm giàu vitamin C như một ly nước cam hoặc nước ép mận. Bạn cần tránh các thực phẩm cản trở việc hấp thụ sắt như sữa, pho mát, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, trà, cafe … trước khi uống bổ sung sắt một giờ và sau uống hai giờ.
Ngoài việc uống bổ sung sắt, bạn nên ăn uống nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt nạc, thịt bò, rau lá xanh, đậu trắng, đậu lăng…
Nếu uống bổ sung sắt khiến mẹ bầu bị buồn nôn hơn, hãy chia nhỏ các bữa ăn của bạn, (ăn thành sáu bữa nhỏ thay vì ăn ba bữa chính) và uống nhiều nước hơn. Hoặc mẹ bầu có thể uống trước khi đi ngủ, vì khi ngủ bạn sẽ ít buồn nôn hơn.
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân vì sao bạn bị thiếu máu, mẹ bầu đừng ngại nói với bác sĩ về nhu cầu của mình, bác sĩ sẽ chính là người đưa ra phác đồ điều trị thiếu máu tốt nhất cho bạn.
Trong trường hợp ít gặp như thiếu máu do thiếu vitamin hoặc bệnh khác, để tránh lo lắng về các bệnh tiềm ẩn, bạn có thể yêu cầu bổ sung thêm axit folic hoặc hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị khác.
Các cách giúp mẹ bầu phòng tránh thiếu máu

Tuy không thể phòng tránh tất cả các trường hợp thiếu máu khi mang thai nhưng việc bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cực kỳ thiết yếu và giúp bạn tránh được tình trạng thiếu máu lâu dài nhất. Khi mang bầu, bạn cần tiêu thụ 150% lượng sắt so với trước khi mang thai (trước khi mang bầu là 18 mg, sau khi mang bầu là 27 mg), nên bạn hãy cố gắng ăn đa dạng loại thực phẩm có chất sắt như:
- Thịt bò nạc (trong 85 gam có chứa 2 miligam)
- Đậu và các loại đậu (1 chén đậu trắng có 8 miligam, 1 chén đậu lăng có 6 miligam…)
- Các loại rau lá xanh (1 chén rau bina có chứa 6miligam sắt)
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt…
- Gan động vật (trong 85 gam gan bò có chứa 5 miligam sắt)
- Socola đen (trong 85 gam có chứa 7 miligam sắt)
- Hạt và quả hạch ( trong 28.3 gam hoặc 18 hạt điều có chứa 2 miligam sắt)
- Khoai tây nướng ( 1 miếng vừa có chứa khoảng 2 miligam sắt)
Chế biến thực phẩm trong chảo gang, nồi gang cũng giúp các mẹ bầu tăng lượng sắt thêm chút ít, vì sắt từ chảo được thực phẩm hấp thụ một phần. Và sắt từ động vật (thịt) được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt từ thực vật (rau) đó nha.
Thiếu máu khi mang bầu rất dễ gặp và tính phổ biến cao, không quá khó để mẹ bầu chuẩn đoán ra và phương pháp điều trị cũng không quá khó. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cố gắng bổ sung đủ lượng sắt cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!