Thời tiết nóng ẩm thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm cho em bé nhà bạn bị cảm lạnh, ho và có cả những bệnh về tai.
Có nhiều nguyên nhân khiến em bé của bạn bị bệnh. Có thể là do thời tiết giao mùa, hoặc bé vui chơi nhiều ở ngoài trời khiến đổ mồ hôi và tắm ngay sau đó dễ khiến bé bị cảm lạnh và sốt gây ho. Bé cũng có thể gặp phải tình trạng này khi bị ngộ độc thực phẩm và gặp các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn.
Các mẹ luôn lo lắng con mình gặp phải những vấn đề không hay nên thường xuyên tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ rất hữu hiệu cho bạn, cung cấp cho bạn những hiểu biết nhất định.
Ho và cảm lạnh ở trẻ
Trong quá trình phát triển để trở thành một người lớn, đứa trẻ nào cũng trải qua vài lần bị cảm lạnh. Ước tính, một đứa trẻ trung bình sẽ bị cảm lạnh 8 lần/ 1 năm và đó là chuyện rất bình thường.
Nguyên nhân là do có hàng trăm loại vi rút gây cảm lạnh khác nhau và trẻ còn quá nhỏ, sức đề kháng yếu. Trẻ lại không có khả năng miễn dịch với tất cả hay bất kỳ loại vi rút nào trong số chúng nếu trẻ chưa mắc chúng và khỏi bệnh trước đó.
Khi trẻ đã bị cảm lạnh do loại vi rút nào trước đó và đã khỏi thì sẽ dần dần hình thành khả năng miễn dịch và sẽ ít bị cảm lạnh hơn.
Hầu hết các biểu hiện cảm lạnh ở trẻ sẽ thuyên giảm sau 5 đến 7 ngày nhưng có thể kéo dài hơn đến tận 2 tuần.
Một số gợi ý giúp con bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh:
Trẻ con khi bị ốm, cảm lạnh đều sẽ giảm đi hứng thú với việc ăn uống, cơ thể mệt mỏi khiến các mẹ rất lo lắng. Khi thấy con mình khó chịu,cha mẹ vô cùng lo lắng và muốn tìm cách giúp con nhanh chóng lành bệnh, cải thiện được tình hình. Bạn đang gặp rắc rối vì thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ cảm lạnh? Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Hãy cho trẻ uống nhiều nước. Nước rất cần thiết cho cơ thể, là dung môi cho các quá trình chuyển hóa bên trong. Đẩy nhanh quá trình bài tiết đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể trẻ. Giúp trẻ tránh tình trạng mất nước.
Khi bị cảm lạnh, trẻ có thể bị nghẹt mũi. Mẹ có thể dùng nước muối loãng sinh lý dùng cho trẻ em để nhỏ vào mũi của trẻ. Việc này giúp mũi dịu hơn và cải thiện hơi thở cho bé. Hãy hỏi bác sĩ hoặc khi mua nước muối ở các hiệu thuốc lớn thì nên xin sự hỗ trợ từ dược sĩ để mua được loại nước muối phù hợp và cách sử dụng đúng đắn.
Nếu trẻ cảm lạnh mà kèm theo nhiệt độ cơ thể tăng lên, sốt cao, đau đầu và khó chịu thì sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen sẽ giúp tình trạng trẻ được cải thiện hơn. Ngoài ra, trẻ có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh, do đó, mẹ nên chú ý cho con uống thêm men tiêu hóa bio acimin nếu cần thiết. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ và xem kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì.
Khuyến khích cả gia đình vệ sinh thật tốt, rửa tay sạch sẽ để tránh lây lan. Người lớn nếu chẳng may bị cảm không nên tiếp xúc gần với trẻ.
Lưu ý, Trẻ bị hen suyễn có thể không thể dùng được ibuprofen.
Một vài biện pháp chữa ho và cảm lạnh cho trẻ em.
Trẻ em dưới 3 tuổi khi bị cảm kèm theo sốt và ho mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc khi chưa được kê đơn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ khi dùng thuốc cho bé. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của trẻ để kê đơn thuốc và liều lượng. Việc bạn tự ý cho con uống thuốc khi chưa biết rõ có thể gây các tình trạng nặng hơn cho trẻ.
Trẻ bị viêm họng.
Trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm có thể kèm theo viêm họng. Cổ họng của trẻ có thể bị khô rát và đau trước khi cảm lạnh khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày. ( đây cũng giúp mẹ biết được bé có khả năng sắp bị cảm).
Các cơn đau họng thường gây khó chịu cho bé và thường sẽ tự thuyên giảm vài ngày sau đó. Thường là 3 đến 5 ngày. Trẻ bị đau họng thường khó ăn uống và nuốt một cách dễ dàng nên mẹ cần chăm sóc trẻ và nấu cho trẻ những thức ăn dạng lỏng hơn.
Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng như đau họng kéo dài và khó thở, nuốt thức ăn một cách khó khăn, đau buốt thì bạn nên đưa con đi khám.
Bệnh ho ở trẻ em
Vào những ngày thời tiết không tốt, giao mùa trẻ thường hay bị ho, gây khó chịu và khiến mẹ rất lo lắng cho trẻ.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ho:
Trẻ bị ho thường do bị cảm, các chất nhầy và dịch, đờm chảy xuống và ứ lại ở cổ họng gây ngứa, khó chịu. Khiến trẻ phát ho như cách tự giải tỏa cơn ngứa.
Nếu em bé của bạn đang bị ho mà vẫn có thể bú, ăn uống một cách bình thường và không khò khè khi thở thì thường không có gì đáng lo ngại.
Các biện pháp giúp con khỏi ho.
Khi thấy trẻ ho, các bậc phụ huynh thường rất lo lắng, nhưng thực tế, cơ chế ho sẽ giúp trẻ làm sạch đờm và chất nhầy ở ngực, cổ và làm cho bé thoải mái hơn.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể giúp trẻ giảm ho bằng cách pha nước mật ong và chanh theo tỉ lệ bằng nước ấm cho trẻ uống sẽ làm dịu cơn ho của trẻ.
Cách làm nước chanh- mật ong cho trẻ uống tại nhà như sau: Cắt đôi quả chanh và vắt nửa quả vào một cốc nước và đun sôi. sau đó, thêm 1 -2 thìa cà phê mật ong vào đó và tạo thành hỗn hợp. Để nguội bớt và cho trẻ uống khi còn ấm ( chú ý không quá nóng, tránh bị bỏng miệng bé).
Một vài loại thuốc ho cho trẻ em cũng được bày bán rất nhiều trong các nhà thuốc, bạn có thể đến đó mua và tranh thủ sự tư vấn từ dược sĩ.
Tình trạng ho kéo dài quá lâu, bạn nên gặp bác sĩ và thăm khám, tránh trường hợp hư tổn họng bé do ho quá nhiều trong thời gian dài và nhiều trường hợp ho nhẹ trở thành lao phổi.
Nếu bạn cảm nhận thấy thân nhiệt của trẻ rất cao hoặc trẻ cảm thấy nóng, lạnh rùng mình bất thường thì nên đến bệnh viện, có khả năng trẻ đã bị nhiễm trùng ngực do dịch và đờm tích tụ nhiều.
Vấn đề này hoàn toàn do vi khuẩn chứ không phải là vi rút nên có thể uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. thuốc kháng sinh có thể sẽ không làm dịu hoặc chấm dứt cơn ho của bé ngay lập tức.
Bạn nên để ý con bạn, nếu thấy bé ho liên tục và kéo dài , nặng hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ chạy bộ thì đó có thể là dấu hiệu của trẻ bị hen suyễn. Mẹ nên chú ý nhiều hơn để phát hiện kịp thời.
Nếu trẻ khó thở hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Chứng bệnh Croup (viêm phế quản mãn tính) ở trẻ em.
Một chứng bệnh ho hay gặp ở trẻ em đó là croup – một dạng của viêm đường hô hấp cấp tính. Một chứng bệnh ho hay gặp ở trẻ em. Trẻ mắc phải croup sẽ ho khan một cách đặc biệt, âm thanh ho hát ra chói tai. Khò khè ở cổ họng và khó khăn khi hít thở.
Triệu chứng kèm theo ho đó là sổ mũi, đau họng và nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Croup thường có thể được chẩn đoán dễ hoặc nhờ chụp X-quang và điều trị ngay tại nhà nếu không quá nghiêm trọng.
Nhưng nếu trẻ bị khó thở và ho nghiêm trọng thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và được cấp thuốc.
Viêm tai giữa ở trẻ em ( nhiễm trùng tai)
Nhiễm trùng tai là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. tại sao chúng lại được xếp cùng trong bài viết này?
Lý do là bởi vì chúng thường theo sau cảm lạnh ở bé và đôi khi chúng cũng là nguyên nhân gây ra tăng nhiệt độ ở trẻ, dẫn đến sốt.
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa:
Trẻ chưa biết nói có thể dùng hành động của chúng để biểu thị như kéo và dụi vào tai, do chúng khó chịu. Các triệu chứng khác kèm theo như trẻ bị sốt, khó chịu trong người, quấy khóc và khó có thể bú hoặc bồn chồn khó ngủ vào ban đêm và có trường hợp còn bị ho.
Nhiều trẻ bị đau tai, có thể có hoặc không bị sốt, nên cho trẻ uống thuốc theo liều mà bác sĩ đã kê đơn.
Bạn không thể cho trẻ uống cùng một lúc cả paracetamol và ibuprofen trừ trường hợp bác sĩ cho phép. Có thể cho trẻ uống từ loại này đến loại khác xem tình trạng có thuyên giảm hay không.
Khi chưa chắc chắn bị viêm tai giữa hay không, khi thấy con khó chịu và gãi tai, nhiều mẹ có thể dùng bong tai hoặc các vật để ngoáy tai cho bé. Nhưng điều đó là không nên trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Ngoài bông tai ra, bạn không nên đặt bất kỳ thứ gì từ dầu, bông hoặc các thứ khác tương tự vào tai của con bạn.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai là do vi rút gây ra, không thể sử dụng thuốc kháng sinh bình thường để điều trị cho trẻ.
Chúng sẽ tự khỏi thường khoảng 3 ngày nếu tình trạng nhẹ. Còn không, mẹ nên thăm khám bác sĩ hoặc áp dụng các biện pháp đông y để giúp bé nhanh khỏi.
Nếu nhiễm trùng tai không được chữa lành hẳn, để nghiêm trọng thêm thì con bạn có thể bị mất đi thính giác một thời gian hoặc vĩnh viễn.
Tình trạng bệnh có thể sẽ tốt hơn và khả năng nghe của trẻ sẽ bình thường lại trong vòng vài tuần, nhưng nếu kéo dài hơn thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám kỹ.
Viêm tai giữa có tràn dịch ( Viêm tai dạng keo) .
Đây là một dạng nhiễm trùng tai nặng hơn ở trẻ. Khi trẻ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) lặp đi lặp lại quá nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn chính là hình thành dịch hay keo ở trong tai ( viêm tai giữa có tràn dịch). Chất lỏng nhầy tiết ra nhiều, bám vào tai có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
Điều này cũng có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, hành vi và lời nói của trẻ không được rõ ràng.
Nếu trong nhà có người hút thuốc, con bạn có thể dễ bị mắc chứng viêm tai giữa có tràn dịch này hơn và thời gian lành bệnh kéo dài hơn bình thường.
Đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chữa lành chứng viêm tai giữa có tràn dịch và cách để cai hút thuốc.