Lẫy là kỹ năng đầu tiên mà bé cần được luyện tập để chuẩn bị cho chặng đường dài phát triển phía trước. Và nó cũng là bước tiến đầu tiên cho sự vận động và phối hợp của các hệ cơ với nhau. Vậy khi bé trốn lẫy, nó có phải biểu hiện bất thường về sức khỏe và sự phát triển của bé hay không? Cùng đi phân tích một vài khía cạnh để làm rõ được vấn đề này nhé!
Khái niệm bé trốn lẫy
Hầu hết trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu tiên đều không có khả năng tự nghiêng mình qua một bên, khi không có sự hỗ trợ của người lớn. Cho đến khi được tối thiểu 3 tháng tuổi, hoặc có thể sớm hơn đôi chút, bé sẽ có thể bắt đầu lẫy.
Trốn lẫy ở trẻ là hiện tượng bé đã bỏ qua giai đoạn lẫy để “nhảy cóc” qua một giai đoạn kế tiếp phía sau là kỹ năng học ngồi. Nhiều gia đình đã cảm thấy vui và sẽ cảm giác có chút diệu kỳ bởi bé yêu không phải lẫy mà chuyển qua ngồi được luôn. Về mặt lý thuyết, việc bé đốt cháy giai đoạn không có gì đáng ngại. Thế nhưng, trên thực tế, việc bỏ qua ít nhất một giai đoạn cũng làm bé gặp phải những vấn đề về khả năng vận động sau này.

Thường thường, độ tuổi trung bình để bé bắt đầu học kỹ năng lẫy là khi bé được từ 2 đến 3 tháng tuổi. Bé lẫy càng sớm, các hệ cơ sẽ càng phát triển nhanh, xương khớp cũng vì thế mà chắc khỏe, sự linh hoạt về chuyển động cũng vì thế mà nâng cao.
Trốn lẫy là khi bé được 4 hoặc 5 hoặc thậm chí 6 tháng, bé vẫn chưa có dấu hiệu muốn lẫy. Ở độ tuổi này từ 4 – 6 tháng, thường thường bé đã rục rịch chuẩn bị cho một giai đoạn mới – giai đoạn học ngồi. Lúc này, bé chưa tập lẫy mà đã học ngồi luôn, đó chính là hiện tượng trốn lẫy ở trẻ.
Nguyên do gì khiến bé trốn lẫy?
Một hiện tượng xảy ra đều bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân không tác động đến sức khỏe, nhưng cũng có nguyên nhân mang tính chất tác động trực tiếp.
Với hiện tượng trốn lẫy ở trẻ cũng vậy, cũng có những nguyên nhân chủ quan, cũng có những nguyên nhân khách quan. Nhưng có 2 nguyên nhân được cho là hợp lý hơn cả. Đó là:
Bé không có nhu cầu vận động
Em bé thường rất đáng yêu và có sức hút lạ kỳ với tất cả mọi người, khiến ai cũng muốn được chơi với bé cả ngày. Thế nhưng, việc chơi với bé mọi lúc sẽ khiến bé trở nên thụ động hơn. Việc được ông bà, bố mẹ bế ẵm trên tay cả ngày khiến bé trở nên lười vận động hơn.
Do vậy, hãy để bé được chơi tự lập. Bằng cách này sẽ giúp bé chủ động đi tìm kiếm và khám phá xung quanh. Nó sẽ giúp bé được vận động và trải nghiệm một cách đúng nghĩa.

Bố mẹ không hỗ trợ bé đúng thời điểm
Việc trang bị các kiến thức về chăm sóc con nhỏ là điều cần thiết với mỗi người làm cha làm mẹ, nhất là ở những người lần đầu. Cập nhật đủ và đúng kiến thức sẽ như một điểm cộng giúp bé được lớn lên khỏe mạnh. Bé yêu chưa thể tự mình làm được bất cứ điều gì mà không có sự giúp đỡ từ người thân. Nên dù chỉ là chút ít, hãy dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để quan sát và hỗ trợ bé kịp thời nhất.
Tác động đến sức khỏe khi bé trốn lẫy
Một trình tự phát triển ở trẻ cần được thực hiện một cách tuần tự. Bất cứ một sự lỡ nhịp nào cũng sẽ khiến trình tự ấy bị xáo trộn. Lẫy là hoạt động đầu tiên giúp cơ thể phối hợp các hệ cơ với nhau. Bỏ qua nó sẽ có những tác động không tốt cho cơ thể.
- Đại não sẽ chỉ huy các dây thần kinh trung ương phát đi tín hiệu cho các hệ cơ hoạt động. Khi bỏ lỡ một giai đoạn nào đó, các chức năng thần kinh sẽ phải làm việc cật lực hơn để bắt đầu một giai đoạn kế tiếp. Càng lớn, bé sẽ càng có nhiều thứ cần phải học hỏi. Quá nhiều điều cần bổ sung một lúc sẽ khiến bé bị quá tải, căng thẳng thần kinh và rối loạn.
- Yếu cơ cũng sẽ là hậu quả của việc bỏ lỡ giai đoạn. Trốn lẫy cũng vậy. Sự phối hợp các cơ tay, cơ cổ, cơ chân và cơ bụng phải được nhuần nhuyễn thì khi đến thời điểm học ngồi, bé mới có đủ sức để hoàn thành.
Tuy những tác hại là không nhiều và không đáng ngại nhưng nó cũng không phải là điều tốt. Không học hôm nay thì học ngày mai. Nhưng vào ngày mai, khả năng cơ thể bị quá tải là điều tất yếu.
Giúp bé học lẫy đúng chu kỳ phát triển
Nhận biết dấu hiệu
Việc bỏ lỡ các dấu hiệu cho biết bé chuẩn bị bắt đầu làm một điều gì đó cũng khiến cả quá trình bị tác động không nhỏ. Quan sát và nhận biết sớm để có cách hỗ trợ bé được tốt hơn. Bằng cách này hay cách khác, những sự hỗ trợ dù nhỏ nhưng cũng là điều kiện cần để rút ngắn khoảng cách chạm đến đích thành công.
Khích lệ tinh thần
Khích lệ tinh thần giúp bé trở nên vui sướng và tự tin hơn vào chính bản thân mình, vào chính hành động bé đang làm. Nếu bé đang học lẫy, mỗi khi bé lẫy thành công, đừng quên trao cho bé những lời khen và những tràng vỗ tay khen ngợi. Những lời động viên, khích lệ sẽ là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công của bé đó.

Hỗ trợ mọi lúc
Những ngày đầu tiên học lẫy, cơ tay cũng như cổ của bé chưa đủ khỏe để bé lật “một phát ăn ngay”. Lúc này, bố mẹ có thể giúp bé lẫy dễ dàng hơn bằng cách tác động lực lên người bé. Chỉ một vài ngày sau khi nhận được sự trợ giúp, bé sẽ tự lẫy thành công mà không còn cần tới sự trợ giúp của bố mẹ nữa.
Tạo không gian phù hợp
Một không gian chật hẹp, có quá nhiều thứ xung quanh cũng là nguyên nhân gây cản trở việc học kỹ năng của bé. Bé học lẫy, các cơ còn yếu, chưa đủ sức xô đẩy mọi vật cản ra xa, lại cộng thêm có quá nhiều sự hiện diện xung quanh lại càng khiến việc luyện tập của bé bị cản trở.
Tổng kết
Như vậy, trốn lẫy là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều trẻ. Nó tuy cũng không có nguy hại gì nhưng để được phát triển toàn diện nhất có thể, bé nên được lẫy. Lẫy không chỉ giúp bé tập luyện những bài tập cơ bản đầu tiên, mà nó còn là bước đệm cho những sự phát triển kế tiếp.
Nhiều mẹ tỏ ra rất lo lắng khi trong quá trình học lẫy, bé còn lẫy ngay cả trong lúc ngủ. Sẽ có những khoảnh khắc lệch nhịp, bé sẽ tỉnh giấc và không thể ngủ trở lại. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của chính bé và cả sự nghỉ ngơi của mẹ.
Lẫy cũng có những mặt lợi – mặt bất cập song hành. Nhưng bé trốn lẫy, nó còn gây nên nhiều sự lo lắng hơn nữa. Vậy nên, để bé được phát triển đúng trình tự, việc đầu tiên mẹ cần làm là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thông qua thực phẩm để bé có một sức khỏe tốt ngay từ ban đầu.
Sau đó là quan sát bé để nhận biết được những tín hiệu của bé. Để rồi có những sự hỗ trợ giúp bé hoàn thành những bài luyện tập một cách dễ dàng hơn.
Đồng hành cùng bé qua tất cả mọi giai đoạn phát triển không chỉ giúp tình cảm gia đình được gắn kết mà còn giúp bé có thêm được nhiều trải nghiệm trong cuộc sống của chính mình. Đừng ngần ngại trao đi những yêu thương bằng những cử chỉ, hành động dù chỉ là nhỏ nhất nhé!