Bé sẽ chẳng lo mắc bệnh Sởi bởi đã có Vắc xin

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Bệnh Sởi là một trong những loại bệnh có mức độ nguy hiểm khá cao. Nó có thể xuất hiện quanh năm ngày tháng, nhưng thường gặp nhất vẫn là thời điểm giao mùa đông – xuân. Thời tiết thuận lợi của thời điểm này rất dễ khiến dịch bệnh lây lan, bùng phát mạnh. Một em bé chưa từng được chủng ngừa có thể mắc bệnh Sởi bất cứ lúc nào. Vậy nên, tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi sẽ giúp bé hạn chế được tối đa sự lây nhiễm này.

Bệnh Sởi ở trẻ nhỏ

Là một loại virus ARN thuộc chi Morbillivirus, họ Paramyxoviridae, nó là chính là căn nguyên gây ra căn bệnh lây nhiễm – Sởi. 

Bệnh Sởi có khả năng tạo thành dịch khắp mọi quốc gia trên thế giới. Bởi nó có thể lây lan qua đường không khí. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi sẽ khiến nước bọt bắn ra xa khoảng bán kính 1.2m. Những giọt bắn li ti này sẽ tồn tại lơ lửng trong không khí. Những người đối diện bị các giọt này bắn vào và các virus sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây bệnh cho bé.

Không chỉ những bé dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị mắc bệnh Sởi, mà tất cả mọi người, kể cả người trưởng thành vẫn có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, những em nhỏ vẫn là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm và làm lây lan bệnh cao nhất. Bởi lẽ, các em là đối tượng có sức đề kháng, hệ miễn dịch còn rất non yếu cũng như các em vẫn chưa có đủ ý thức để ngăn chặn dịch bệnh.

Dấu hiệu cho biết bé đang bị virus gây bệnh Sởi tấn công

Bệnh Sởi sẽ không khởi phát ra ngay mà sẽ có thời gian ủ bệnh khá dài. Thường là từ 10 – 12 ngày sau đó, các triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh sau đây sẽ bắt đầu xuất hiện và biểu hiện ra bên ngoài:

Bé bị sởi
Bé bị sở
  • Bé sẽ bắt đầu có những cơn sốt.
  • Bé sổ mũi, ho khan và đau họng.
  • Bé bắt đầu biếng ăn hơn.
  • Tình trạng bị viêm kết mạc.
  • Cuối cùng là bắt đầu xuất hiện những nốt bọng nước màu đỏ li ti trên da hoặc trong miệng, và sẽ lây lan ra khắp người.

Bé bị sốt do bệnh Sởi thường sốt rất cao, có thể lên đến 39 – 40 độ C khiến bé cảm thấy rất mệt mỏi, cơ thể bị mất nước trầm trọng. Những bọng nước gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu, có thể khiến bé quấy khóc cả ngày lẫn đêm, gây phiền toái, đảo lộn sinh hoạt thường ngày.

Bệnh Sởi gây ra những hệ quả gì cho sức khỏe của bé?

Trước mắt, phản ứng sốt của cơ thể bé khi bị sởi rất cao, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 – 40 độ C khiến bé cảm thấy rất mệt mỏi, cơ thể bị mất nước trầm trọng. 

Những bọng nước tuy nhỏ li ti nhưng với mật độ dày đặc, nó gây ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Nó có thể khiến bé quấy khóc cả ngày lẫn đêm, gây phiền toái, đảo lộn sinh hoạt thường ngày.

Các bọng nước có thể xuất hiện ở cả trong miệng cũng như ở trong lớp niêm mạc họng của bé, vừa làm bé ngứa ngáy, vừa làm bé bị đau. Bé sẽ chẳng ăn được gì ngoài một chút sữa hoặc một thức uống dạng lỏng khác.

Ngoài những rắc rối trên, bệnh sởi mức độ nặng còn có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa cấp, viêm phổi nặng, viêm não,… Nặng có thể dẫn đến tử vong
  • Loét giác mạc – nguyên nhân dẫn đến mù lòa
  • Suy dinh dưỡng sau
  • Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, lưu thai, sinh non hoặc gây dị tật cho thai nhi. 

Bé bị bệnh Sởi có cần kiêng khem điều gì?

Những thương tổn đến hệ thần kinh, đến thị lực, đến thẩm mỹ sẽ rất khó khắc phục . Do vậy, kiêng khem đầy đủ cũng là một cách giúp làm giảm mức độ trầm trọng cũng như các di chứng sau này của bệnh hơn. Khi bé bị sởi, nên chú ý kiêng một vài điều sau:

tiêm phòng bệnh sởi cho bé
tiêm phòng bệnh sởi cho bé

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người

Trường học, những nơi công cộng,… sẽ khiến dịch sởi lây lan nhanh hơn bởi nó lây qua đường không khí. Hơn nữa, trẻ nhỏ rất vô tư, các em vẫn chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên vẫn sẽ thoải mái nô đùa. Lây nhiễm chéo nhanh sẽ rút ngắn khoảng cách trở thành đại dịch.

Đồ ai người nấy dùng

Người mắc bệnh sởi nên có những vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng biệt. Bởi khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, người bình thường cũng sẽ bị mắc bệnh sau đó.

Tuyệt đối không gãi làm vỡ bọng nước

Hầu hết các bé sẽ dùng tay gãi những nốt bọng nước để làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Nhưng làm điều này vừa khiến những vết nứt ấy bị rách, nhiễm trùng mà còn khiến những bọng nước nổi lên nhiều hơn.

Kiêng ăn thực phẩm có vị chua, cay nóng, mùi tanh, khó tiêu hóa

Những đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, khó hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra nó cũng làm khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ cao hơn.

Những thực phẩm cay nóng sẽ khiến các vết loét lâu lành hơn.

Những thực phẩm vị chua, mùi tanh sẽ khiến cơ thể bị ngứa hơn.

Sai lầm trong việc kiêng nước, kiêng gió

Kinh nghiệm từ xưa truyền lại, nếu những ai bị thủy đậu, bị sởi thường phải kiêng nước và kiêng gió. Sẽ là sai lầm khi những người bị bệnh này bị “cấm túc” hoàn toàn với việc tiếp xúc cùng nước và gió.

Kiêng nước ở đây chỉ ở mức độ hạn chế tiếp xúc với nước lạnh. Hoàn toàn có thể sử dụng nước ấm hoặc nước tía tô, kinh giới,… để vệ sinh cơ thể cho sạch sẽ và tránh nhiễm trùng.

Giữ ấm cơ thể, tránh xa gió lạnh là điều tốt nhưng cần đảm bảo nơi sinh hoạt phải thông thoáng, sạch sẽ để cơ thể không bị quá nóng, tiết mồ hôi càng khiến các nốt bọng nước dễ bị nhiễm trùng.

3 loại Vắc xin phòng bệnh Sởi cho trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bệnh sởi có nhiều mũi tiêm phòng vắc xin cho bệnh này. Có thể tiêm vắc xin Sởi, vắc xin Sởi – Rubella và vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella.

tiêm phòng bệnh sởi cho bé
tiêm phòng bệnh sởi cho bé

Vắc xin Sởi, Sởi – Rubella

Đây là loại vắc xin đơn giá, thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Các bé sẽ được tiêm tất cả 2 mũi gồm:

Mũi 1: khi bé được 9 tháng tuổi

Mũi 2 (mũi nhắc lại): khi bé được 18 tháng tuổi. Lúc này, bé sẽ được tiêm vắc xin Sởi – Rubella (một loại vắc xin cũng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng).

Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella

Cũng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin phòng 3 bệnh Sởi, quai bị, Rubella chỉ được tiêm 1 mũi duy nhất cho bé khi bé ở độ tuổi từ 12 -14 tháng tuổi.

Lưu ý khi đi tiêm phòng Sởi

  • Luôn mang theo sổ tiêm để bác sĩ nắm bắt được toàn bộ thông tin về bé: họ tên, tuổi tác, đã tiêm những mũi tiêm nào, chuẩn bị tiêm những mũi nào,…
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé trong vòng 1 tuần gần nhất.
  • Sau khi tiêm, cần ở lại ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. 
  • Sau khi về nhà, quan sát các biểu hiện của bé một cách kỹ lưỡng và chính xác. Nếu có những biểu hiện bất thường, bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất được cấp cứu kịp thời.
  • Bổ sung thực đơn ăn uống đa dạng và phong phú cho bé.
  • Tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian như đắp khoai tây, đắp chanh,… lên các vị trí tiêm. Làm điều này có thể khiến nhiễm trùng vết tiêm và giảm dược tính của thuốc.

Bệnh Sởi có mức độ nguy hiểm nhất định cho toàn xã hội. Không chỉ gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe, mà về mặt thẩm mỹ, nó cũng gây những phiền toái không đáng có. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Sởi chính là cách tốt nhất giúp ngăn chặn dịch bệnh ở ngoài cộng đồng. Vì sức khỏe của chính bé và mọi người, hãy đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ!