Bé mấy tháng học bò và những vấn đề mẹ cần biết

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Bò là một kỹ năng cần thiết đối với sự phát triển của một em bé sơ sinh. Khi bé bò thành thạo, bé có thể tha hồ tham quan mọi nơi để mở mang tầm hiểu biết của mình. Vậy mấy tháng bé học bò? Quá trình bé học bò như thế nào? Mẹ có phải chuẩn bị gì khi bé học cách tự bò không?… Tất cả mọi vấn đề liên quan đến việc phát triển kỹ năng bò của bé sẽ được đề cập ngay tại đây.

Dấu hiệu cho mẹ biết bé đang chuẩn bị học bò

Để bé bắt đầu học bò, bé phải thật thành thục kỹ năng ngồi trước. Bé chỉ có thể tự bò khi bé đã ngồi vững, không cần tới sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lúc này cổ bé đã thật sự cứng cáp để giữ cao đầu cho việc quan sát mọi thứ xung quanh. Các cơ tay, chân cũng đã đủ khỏe mạnh và phối hợp linh hoạt để có thể nhấc cao người khỏi mặt đất và chuẩn bị cho những di chuyển tiếp theo.

Có những dấu hiệu nào cho biết bé đang chuẩn bị cho kỹ năng bò hay không?

quá trình bé tập bò
bé tập bò

Có! Đó là gì?

Thứ nhất, khi nằm sấp trên một bề mặt bằng phẳng nào đó, bé có thể tự chống hai tay và nhấc bổng người lên. Tư thế này trông có vẻ khá giống với tư thế “chống đẩy” tập thể dục ở người trưởng thành.

Thứ hai, hai cổ chân của bé cử động lên xuống liên tục. Điều này báo hiệu rằng, bé cũng đang chuẩn bị bò rồi đó mẹ. Cổ chân cử động liên tục để phối hợp nhịp nhàng hơn với cơ tay giúp đẩy toàn bộ trọng lượng cơ thể lên phía trước. Luyện tập kỹ năng này thành thao, bé sẽ biết bò ngay thôi.

Quá trình bé học bò diễn ra như thế nào?

Trên thực tế, mỗi bé sẽ có những cột mốc phát triển kỹ năng riêng biệt và khác nhau, không bé nào giống bé nào. Với kỹ năng bò, có những bé học bò rất nhanh, nhưng cũng có một số bé lại ngược lại, bé học bò rất chậm, hoặc cũng có thể là không bò. Đây chính là hiện tượng “trốn bò” mà các bà, các mẹ vẫn hay thường đề cập đến. Thông thường, một em bé sẽ bắt đầu tập bò khi bé được 7 hoặc 8 tháng tuổi.

Để bò được thành thạo, bé cần trải qua quá trình luyện tập như thế nào?

Khi bé được khoảng 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bằng các động tác “chống đẩy”. Bằng cách này, các vùng cơ bụng cũng trở nên cứng cáp hơn. Trong một vài ngày đầu, bé sẽ chỉ chống đẩy được chút ít rồi nằm xuống nhanh thôi. Nhưng chỉ ít lâu sau đó, thời gian nâng người lên cao sẽ dài hơn, bé sẽ bắt đầu di chuyển cơ thể tiến lên phía trước bằng cách phối hợp các cơ tay chân và toàn bộ cơ thể một cách nhịp nhàng.

Chỉ cần từ vài ngày đến 1 tuần là bé có thể sẽ có thể học bò thành thạo. Thật rằng, trẻ em cần phải học hỏi nhiều điều. Thế nhưng, một khi đã bước vào việc luyện tập, bé sẽ vô cùng chăm chỉ và học hỏi rất nhanh. Mỗi ngày trôi qua, khả năng phát triển kỹ năng của bé cũng sẽ có những bước tiến rõ rệt.

Muôn vàn kiểu học bò của bé

Có rất nhiều kiểu bò mà bé có thể lựa chọn. Bé sẽ tự mình biết được đâu là kiểu bò nào phù hợp với mình nhất. Bố mẹ chẳng thể tác động được gì lên sự lựa chọn đó đâu. Một vài kiểu bò thường thấy ở bé là:

bé tập bò
bé tập bò

Bò “du kích”

Dáng “du kích” chẳng ai còn xa lạ phải không? Đó chính là cách bò của bé khi cả người của bé đều nằm ệp hết xuống bề mặt của mặt phẳng. Hai tay và hai của bé vẫn phối hợp di chuyển bình thường. Khi bé bò theo kiểu này, trông chẳng khác gì những “chú đặc công tí hon” siêu dễ thương đâu.

Bò cổ điển

Bò cổ điển là cách được nhiều bé bò theo nhất. Lúc này, sẽ di chuyển bằng hai đầu gối và hai tay. Nếu bé nhấc chân phải thì tay trái sẽ nhấc theo, và ngược lại, chân trái nhấc thì tay phải cũng nhấc.

Bò theo dáng con gấu

Dáng của một chú gấu di chuyển thế nào thì dáng em bé bò theo kiểu này cũng sẽ y chang thế đó. Bé sẽ nhấc bổng phần bụng và lưng của mình lên. Di chuyển bằng cách xen kẽ tay chân như bò cổ điển nhưng phần chân không phải bằng đầu gối mà bằng hai bàn chân.

Bò hỗn hợp

Đây là kiểu ít được bé thực hiện nhất, là sự kết hợp của hai cách bò là bò cổ điển và bò dáng gấu. Nó được thực hiện bằng cách bé di chuyển xen kẽ tay chân (tay phải – chân trái, tay trái – chân phải), một chân bò bằng đầu gối và một chân bò bằng bàn chân. 

Khuyến khích bé học bò, mẹ cần làm gì?

Những lời khuyến khích, động viên dù ít cũng là những động lực giúp con người ta được vững tinh thần trải qua khó khăn. Với những em bé, việc khuyến khích các bé càng được chú trọng. Bởi nó sẽ giúp bé trở nên tự tin hơn.

bé tập bò
bé tập bò trên cỏ

Học cách nằm sấp

Các mẹ đã từng nghe qua “tummy time” chưa? Nó chính là những bài tập nằm sấp cho bé, kể cả những bé sơ sinh. Nó không hề gây tức ngực cho bé, mà ngược lại, nó còn rất có lợi cho việc phát triển cơ cổ cũng như việc học lẫy. Đây chính là những bước cơ bản nhất mẹ nên giúp bé để bé được làm quen với việc được nằm sấp nhé.

Giúp bé di chuyển nhiều hơn

Một cách tốt nhất để giúp bé học bò là để bé được tự do di chuyển đến những nơi mình thích. Bé sẽ thích những món đồ chơi nên mẹ có thể dùng nó làm công cụ hỗ trợ trong việc khuyến khích bé bò đến và lấy món đồ yêu thích.

Không gian an toàn

Có rất nhiều vật cản trong gia đình bạn nên khi bé biết bò, bé sẽ rất hiếu động. Nếu chẳng may, do một phút sơ suất mẹ đặt bé trên giường. Bé sẽ mon men ra ngoài lề giường và rơi xuống đất. Do vậy, khi bé biết trườn, bò, hãy luôn đặt bé tại những nơi thấp và bằng phẳng để đảm bảo an toàn cho bé.

Dọn dẹp không gian tập bò

Bé học bò tại những nơi quá chật chội, nhiều đồ vật xung quanh cũng đặt bé vào tình huống không an toàn. Mẹ cần tối ưu hóa không gian tập bò cho bé để bé được thỏa sức lăn lê bò trườn nhé.

Bé bỏ qua giai đoạn bò có ảnh hưởng gì không?

bé tập bò
bé tập bò

Trên thực tế đã cho thấy rằng các bé nằm trong chuẩn cân nặng thường có xu hướng học các kỹ năng nhanh hơn các bé thừa cân. Do ở những bé thừa cân, tỷ lệ cơ bắp và chất béo trong cơ thể không cân đối dẫn đến việc học bò cũng vì thế mà chậm hơn.

Một số bé tuy không thuộc top thừa cân nhưng vẫn có khả năng “trốn bò”. Trốn bò xảy ra khi bé đã học ngồi thành thạo rồi nhưng mãi không thấy bé có dấu hiệu muốn học bò. Mà bé sẽ vịn vào các bức thành và đứng lên học kỹ năng khác – kỹ năng đi luôn.

Nhiều mẹ vẫn thường lo lắng rằng nếu bé không học bò có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời là không. Sẽ không có tác động gì đến sức khỏe của bé cả. Tuy nhiên, nếu bé bỏ qua giai đoạn bò, khi đến giai đoạn vịn đứng và đi, bé sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc giữ thăng bằng đôi chân. Bởi giai đoạn bé học bò chính là lúc bé luyện tập cho đôi chân được cứng cáp, giữ trọng lượng cơ thể được tốt hơn.

Sự nghiệp học hỏi các kỹ năng ở con trẻ vẫn còn gian nan và nhiều khó khăn. Bố mẹ hãy luôn là những người bạn đồng hành để cùng con trên chặng đường dài phát triển phía trước. Và đừng quên luôn khuyến khích, động viên bé mỗi ngày nhé!