6 vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất yếu và mỏng nên rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan. Mặc dù các nó không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng việc nâng cao được kiến thức cũng như cách xử lý kịp thời cũng không dư thừa đúng không nào? Để tìm hiểu các vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Các vấn đề của da được gây nên bởi các yếu tố

Các vấn đề về da ở người luôn là điều được mọi người quan tâm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nó vừa gây cảm giác khó chịu, vừa gây cảm giác tự ti, không muốn giao tiếp với người khác. Chính vì những sự bất tiện này mà việc tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp xử lý kịp thời là rất cần thiết.

Một vài nguyên nhân dẫn đến các tình trạng về da ở trẻ dưới 1 tuổi bao gồm: nguyên nhân sinh lý như vàng da, mụn sữa,…; hăm da, chàm sữa, rôm sảy; hay các nguyên nhân bệnh lý như bệnh tay – chân – miệng, viêm da do dị ứng,…

Triệu chứng biểu hiện trên da ra sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng biểu hiện cũng sẽ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu thường gặp nhất trên da của trẻ là nổi nhiều các nốt mụn nhọt, sưng đỏ và có xu hướng lan rộng ra các khu vực xung quanh nếu không có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả. 

6 vấn đề về da thường gặp ở trẻ

Khí hậu Việt Nam với đặc trưng nóng, ẩm theo từng mùa. Do vậy, nhất là vào những lúc giao mùa, bé rất hay mắc các bệnh về da. Tuy khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo. Một số bệnh về da mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay gặp nhất là:

Hăm

Hăm da là một dạng phổ biến của bệnh viêm da. Nó xuất hiện thành những mảng da có màu đỏ tươi ở những bộ phận có độ ẩm ướt cao như nách, bẹn và cổ của trẻ. 

Hăm da có nhiều loại, mà chủ yếu bé bị hăm là hăm do tã, hăm do bí,… nên mẹ hay những người chăm sóc bé cần chú ý để tránh gây ra hiện tượng hăm da trên cơ thể của bé.

Nóng phát ban

Nóng phát ban hay còn gọi cách khác là rôm sảy, là căn bệnh ngoài da phổ biến mà hầu như mọi trẻ em đều mắc phải. Nhất là vào những ngày nắng nóng, trên nền nhiệt độ cao, cơ thể trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường. Nếu không vệ sinh cơ thể kịp thời, các lỗ chân lông rất dễ bị bã nhờn bít tắc. Lúc này, trên da bé sẽ xuất hiện những đốm sần mụn li ti có màu đỏ hồng. Thường các khu vực như cổ, mặt, lưng,… sẽ là nơi lý tưởng cho rôm sảy xuất hiện.

Bệnh tay, chân, miệng

Bệnh tay – chân – miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Enterovirus gây nên. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, có thể lây từ người này qua người khác qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất dịch từ bọng nước của người bị bệnh. Bệnh này xảy ra phổ biến ở trẻ em bởi các bé chưa có nhận thức đầy đủ được sự lây lan nguy hiểm của bệnh.

Nếu bé bị bệnh tay – chân – miệng, cơ thể bé sẽ có các biểu hiện đặc trưng gồm sốt, đau họng, và các bọng nước sẽ dần xuất hiện tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối và mông của trẻ một cách tuần tự. Hầu hết, các bé bị tay – chân – miệng đều chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ mà thôi. Nhưng nếu thấy tiến triển bệnh trên người bé nhanh, và nặng sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Tróc, lở da

Tróc, lở da cũng là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Nó cũng do vi khuẩn viêm da gây ra khi cơ thể chúng ta không được vệ sinh sạch sẽ. Ban đầu, cơ thể bé sẽ xuất hiện các mụn nước có dạng hình tròn, dẹt ở má. Sau đó, sẽ lan dần qua các khu vực khác như cằm và trán. Khi bị tróc, lở da bé sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, bé sẽ liên tục cọ xát vào các khu vực đó và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan qua các chỗ khác.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra như do thời tiết, do thực phẩm,… Khi bị viêm da dị ứng, cơ thể sẽ nổi những nốt mẩn ngứa, sưng đỏ với mật độ dày hay mỏng tùy vào mức độ bệnh. Bệnh lý về da này khiến cho cơ thể cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nấm da đầu

Nấm da đầu là một căn bệnh xuất hiện trên khu vực đầu của người bệnh, nơi có những nang tóc bị tổn thương, kết thành các mảng nhỏ gây ngứa ngáy cho người bệnh. Nấm da đầu có nhiều loại khác nhau nhưng 2 loại phổ biến hơn cả vẫn là nấm da đầu do Trichophyton gây nên và bệnh tóc hột. Nấm da đầu rất dễ hình thành khi môi trường đầu sinh ra quá nhiều mồ hôi – một tình trạng diễn ra phổ biến ở trẻ em. Bệnh này có thể lây trực tiếp và cả gián tiếp thông qua việc dùng chung lược, mũ, gối,… với nhau.

Viêm da không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mà nó còn làm cho thẩm mỹ của người bệnh giảm sút, làm người bệnh luôn thu mình. Đối với người trưởng thành đã cảm thấy thật sự khó chịu, với trẻ em lại càng khó khăn hơn, khi các em chưa thể nói ra được những điều mình đang gặp phải. Do vậy, bố mẹ hay những người trực tiếp chăm sóc bé cần quan sát kỹ càng để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời cho bé.

Hướng xử lý và cách điều trị các vấn đề trên

Các vấn đề về da xuất hiện phần lớn là do quá trình chăm sóc, vệ sinh cơ thể không được sạch sẽ, cơ thể không được khô thoáng. Tùy thuộc vào từng loại bệnh và từng nguyên nhân gây bệnh mà hướng xử lý cũng như điều trị cũng sẽ là khác nhau.

Nếu bé bị hăm, mẹ nên sử dụng các sản phẩm chuyên đặc trị hăm cho bé. Bên cạnh đó nên mặc quần áo thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ tay trước khi thay tã, bỉm cho bé.

Đối với các chứng bệnh về da còn lại, bố mẹ cần chú ý quan sát, nếu có các biểu hiện sốt, chảy mủ đi kèm ở các vị trí mụn, cần cho bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cả sức khỏe lẫn thẩm mỹ của bé.

Một vài lưu ý mẹ nên lưu tâm

Hầu hết các vấn đề về da của bé đều có xu hướng dễ kiểm soát và điều trị, nhiều bệnh sẽ biến mất nhanh chóng, chỉ sau một vài ngày. Do vậy, khi bé mắc phải một trong các vấn đề về da nêu trên, mẹ cần lưu tâm một vài điểm sau:

Thứ nhất, mẹ nên hạn chế sử dụng quần áo cho bé có nguồn gốc từ các sợi bông và dùng các chất xả có tác dụng làm mềm vải vì những chât này rất dễ gây kích ứng cho da của trẻ.

Thứ hai, môi trường sống của bé cũng rất quan trọng nên nó cần phải thoáng mát, tránh tích tụ vi khuẩn gây ô nhiễm.

Thứ ba, có thể áp dụng một số mẹo dân gian như tắm nước các cây như trà xanh, cỏ mần trầu, cây cam kiềm, lá khế,… có tác dụng làm mát, diệt khuẩn trên da của bé.

Thứ tư, và cũng là điều quan trọng nhất, nếu thấy bé có các triệu chứng nặng, bé nên được đưa đến bệnh viện để các bác sĩ điều trị, tránh tự dùng thuốc tại nhà khi chưa có các chỉ định.

Thật rằng, chẳng ai muốn bé yêu nhà mình trở nên xấu xí bởi các cục mụn đáng ghét kia nhỉ? Vậy nên, với những mẹ nào đang có con gặp phải một trong các tình trạng trên có thể tham khảo và áp dụng. Chúc các bé luôn có một làn da thật khỏe mạnh để thêm phần tự tin trong cuộc sống!