5 nguyên nhân gây sốt ở trẻ dưới 1 tuổi mẹ nhất định phải biết

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sốt ở trẻ dưới 1 tuổi luôn là mối quan tâm của tất cả những người ở cương vị làm cha làm mẹ. Bởi trẻ ở độ tuổi này chưa thể dùng lời nói để biểu đạt một vấn đề nào đó một cách cụ thể và rõ ràng. Do vậy, bố mẹ cần có những kiến thức về các nguyên nhân gây sốt ở trẻ để có những biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời.

Sốt là gì?

Sốt là một phản ứng của cơ thể con người xảy ra khi có sự gia tăng về nhiệt độ trên mức bình thường do các phản ứng lại với bệnh . Thông thường, nhiệt độ trung bình ở người dao động từ 36.5 – 37.5 độ C. Nếu thân nhiệt của bạn ở ngưỡng trên 37.5 độ C, bạn đã bị sốt. Bạn cần tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp điều trị phù hợp.

Sốt không phải là một căn bệnh, nhiều mẹ nhầm tưởng rằng sốt là một căn bệnh. Sốt đơn giản là triệu chứng của cơ thể Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mẹ không nên nhầm lẫn.

Biểu hiện cho thấy bé đang bị sốt

Để biết được bé có đang bị sốt hay không, mẹ cần chú ý các biểu hiện sau:

Sự gia tăng thân nhiệt

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất cho mẹ biết được rằng bé đang bị sốt, bé đang không được khỏe trong người. Khi nhiệt độ trong người bé tăng lên trên 37.5 độ, bé đang trong giai đoạn sốt nhẹ.

Trông bé nhợt nhạt, mệt mỏi

Do cơ thể bé đang có những phản ứng lại với bệnh nên bé sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn. Bé có thể ít hoạt động chân tay đi, mắt lờ đờ hơn.

Bé biếng ăn hơn

Khi bé bị sốt, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo, làm cho bé có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, đắng miệng.

Bé cáu kỉnh hơn

Bé sẽ trở nên dễ tức giận, cáu kỉnh và bám mẹ hơn thường ngày. Bởi lúc này, cơ thể bé đang bị quá tải khi phải phản ứng lại với việc bé đang bị sốt. Cơ thể lúc này của bé rất nhạy cảm, có thể bé sẽ bắt mẹ phải bế trên tay hàng giờ đồng hồ liền.

5 nguyên nhân gây sốt thường thấy ở trẻ dưới 1 tuổi

Như đã nêu ở trên, sốt là một triệu chứng thường thấy ở cả người lớn và trẻ em, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi. Sốt là biểu hiện của rất nhiều các bệnh lý khác nhau. Do đó, mẹ phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sốt cho bé để có hướng điều trị kịp thời. Có 5 nguyên nhân gây sốt thường thấy phải kể đến như:

5 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt
5 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt

Sốt virus

Sốt virus là một phản ứng sốt do nhiều loại virus khác nhau gây ra các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh,… Tùy thuộc vào các tác nhân gây hại mà các biểu hiện bệnh ở tình trạng nặng, nhẹ tương ứng. Bé bị sốt virus thường sốt cao đột ngột lên tới 39 – 40 độ C.Với trường hợp sốt cao như vậy mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho bé. Sốt virus thông thường sẽ tự khỏi sau 7 ngày.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết xuất hiện do virus Dengue – một loại virus ký sinh trên các cá thể muỗi vằn gây ra. Các triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết khá giống với sốt virus. Tuy nhiên, sau đó sẽ có thêm các biểu hiện xuất huyết dưới da ở bệnh nhân. Sốt xuất huyết nếu không được xử lý, cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ gây tử vong.

Sốt mọc răng

Sốt mọc răng là hiện tượng sốt ở những bé đang trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, không phải bé nào mọc răng cũng sốt. Và tùy thuộc vào cơ địa từng bé mà có những bé sốt khá cao do mọc nhiều răng một lúc, đặc biệt là các răng hàm. Sốt mọc răng sẽ hết sau khoảng từ 1 – 2 ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Sốt sau khi tiêm chủng

Thông thường, sau các mũi tiêm bé sẽ được giữ lại để xem xem bé có các phản ứng với thuốc hay không. Tuy nhiên, ở một số mũi tiêm như 5 in 1, bé sẽ bị sốt sau khi trở về nhà. Đây cũng là một phản ứng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi đó là một mũi tiêm khá nặng.

Sốt do nhiễm trùng

Nhiễm trùng sơ sinh hay nhiễm trùng ở các bé dưới 1 tuổi thật sự vô cùng nguy hiểm, có thể đánh đổi bằng sinh mạng của bé đó các mẹ. Một số bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến phản ứng sốt cao ở trẻ như viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ,…

Trẻ bị sốt có nguy hiểm không?

Muốn biết sốt có nguy hiểm với bé hay không, bố mẹ còn phải căn cứ vào yếu tố nguyên nhân dẫn đến phản ứng sốt ở bé là gì? Nếu là sốt mọc răng, hay sốt do tiêm chủng thì đây là những phản ứng bình thường. Còn đối với sốt do nhiễm trùng, sốt xuất huyết hay sốt virus, đây là hai phản ứng sốt do virus gây nên nên cần theo dõi sát sao hơn.

Tình trạng sốt cao dẫn đến co giật là khá phổ biến. Tuy nhiên, co giật do sốt có thể rất đáng lo ngại, nhưng chúng không có hại, không gây nguy hiểm đến não bộ hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh động kinh ở trẻ.

Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt

Khi bé có dấu hiệu bị sốt, việc đầu tiên mẹ cần làm là dùng nhiệt kế để đo được thân nhiệt cho bé, xem bé đang sốt bao nhiêu độ để có cách cho dùng thuốc và chăm sóc đúng cách giúp bé mau chóng hạ nhiệt. 

Kiểm soát được thân nhiệt cho bé

Điều đầu tiên, bố mẹ bắt buộc nhất định phải làm là phải kiểm soát được thân nhiệt cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt phù hợp với độ tuổi của bé.

Trẻ bị sốt mẹ nên cho uống thuốc hạ sốt phù hợp
Trẻ bị sốt mẹ nên cho uống thuốc hạ sốt phù hợp

Bổ sung nước chống mất nước cho bé

Khi bị sốt, cơ thể bé sẽ rất háo nước. Vì vậy cần bổ sung nhiều nước hoặc dung dịch oresol cho bé.

Các mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thông qua thực phẩm

Mẹ nên hạn chế chuẩn bị thức ăn có nhiều chất béo cho bé vì nó có thể gây khó tiêu. Thay vì thế, mẹ nên chọn những thực phẩm bắt nguồn từ nhóm chất khoáng – vitamin, chất xơ, protein và nước. Mẹ cũng cần chú ý rằng nên cho bé ăn thành nhiều bữa một ngày, mỗi lần ăn với lượng ít một. Mẹ không nên ép bé ăn vì lúc này bé còn đang rất mệt, hãy nương theo nhu cầu của bé nhé.

Nới lỏng quần áo cho bé

Việc mặc quá nhiều quần áo khi bé sốt là một điều sai lầm bởi làm điều này sẽ càng khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng thêm mà thôi. Mẹ hãy nới bớt quần áo cho bé được thoải mái và hơn hết là làm giảm thân nhiệt.

Chườm, lau người bằng khăn ấm

Một cách khác có thể sẽ rất hữu ích đó là mẹ áp dụng phương pháp lau bằng khăn ấm vào các vùng như nách, trán, cổ và bẹn cho bé. Làm như vậy hiệu quả là khá cao.

Khi nào mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ?

Trẻ bị sốt như thế nào thì gặp bác sĩ
Trẻ bị sốt như thế nào thì gặp bác sĩ

Nếu mẹ nhận thấy bé nhà mình có triệu chứng sốt cao trên 40 độ C, không thể hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường, hay sốt kéo dài từ 48 – 72 giờ đồng hồ mà không cắt được sốt thì mẹ hãy cho bé đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và giúp bé hạ sốt.

Một nguy cơ khác mà sốt cao gây ra đó là tình trạng co giật ở trẻ. Bé có thể bị ngã, đập đầu, cắn lưỡi hoặc những chấn thương tương tự. Khi bé bị co giật do sốt cao, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý hạ sốt cho bé trước. Khi tình trạng của bé dần ổn định, hãy đưa bé đến bệnh viện và báo cáo tình trạng với bác sĩ điều trị.

Thêm một lưu ý nữa là nếu bé có các tình trạng bệnh nền như các vấn đề về tim,… thì mẹ cần báo cáo ngay với bác sĩ. Vì khi sốt trên nền bệnh nặng sẽ là rất nguy hiểm đến tính mạng.