Bạn là những người làm cha, làm mẹ lần đầu? Bạn đang lo lắng về những điều sắp tới bạn phải đối mặt? Đừng lo, dưới đây là tất cả mọi điều bạn cần biết về một em bé sơ sinh và cách chăm sóc sức khỏe cho bé thế nào cho đúng chuẩn khoa học. Bạn hãy tham khảo nhé!
Sự chào đời của em bé sơ sinh
Sau khi trải qua được 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, nay em bé sơ sinh đã đến lúc phải nỗ lực hết sức mình để đến thế giới bao la rộng lớn xung quanh này rồi. Bé đừng sợ, sẽ có rất nhiều người cùng sát cánh bên em để giúp đỡ em hết mình đó!
Điều đầu tiên để có thể chào đón em bé sơ sinh một cách thuận lợi là mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật vững vàng. Sau đó cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhất cho quá trình lâm bồn của mình. Tiếp đó là việc thảo luận cùng chồng và gia đình để quyết định xem chọn nơi nào để sinh,… Những việc này tuy không quá mất nhiều thời gian nhưng nó thật sự quan trọng cho một sự kiện quan trọng – đón em bé sơ sinh chào đời.
Bế em bé sơ sinh sao cho đúng cách?
Đa số những người làm mẹ lần đầu thường khá lúng túng trong lần đầu tiên bế em bé của mình trên tay. Sự ngượng ngùng này xuất phát từ lý do đơn giản là bé sơ sinh có kích cỡ khá nhỏ, thường dao động từ 2.9 – 3.7kg và có chiều dài xấp xỉ 50 cm. Với kích thước “mini” như vậy, ai cũng sẽ gặp khó khăn trong lần đầu cưng nựng bé trên tay mà thôi. Vậy bế bé như thế nào cho đúng cách và đúng chuẩn theo khoa học? Đi tìm đáp án ngay thôi.
Để bế em bé sơ sinh đúng cách, đầu tiên mẹ cần phối hợp nhịp nhàng cả hai cánh tay của mình. Trong đó, một cánh tay dùng để đỡ phần cổ của bé sao cho cổ bé không quá bị ngửa ra và cũng không quá cúi gập xuống. Và tay còn lại đặt ở dưới phía lưng và mông của bé để đỡ và cố định một cách chắc chắn nhất.
Bằng cách bế này cùng việc trải qua những khoảng thời gian bên nhau, mẹ sẽ quen với việc bế bé trên tay như thế nào cho đúng cách ngay thôi.
Cách cho bé sơ sinh bú
Bú mẹ
Nếu mẹ là một người nuôi con theo truyền thống, mẹ nhất định sẽ áp dụng phương pháp bú mẹ cho bé. Mẹ hãy cho bé bú ngay khi bé vừa được sinh ra, để bé được “da kề da” cùng với mẹ. Hơn nữa, việc bú mẹ ngay sau khi sinh vừa giúp bé được uống phần sữa non vô cùng quý giá, nhiều chất dinh dưỡng mà còn đây còn là cách giúp sữa mẹ mau về hơn. Nếu như mẹ chưa có sữa ngay sau khi sinh, nhất là với những mẹ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng chỉ sau 2 – 3 ngày, sữa mẹ sẽ về ngay thôi.
Bú bình
Nếu vì một lý do khách quan nào đó mà mẹ không có sữa hoặc đơn giản là mẹ có việc cần đi ra ngoài, mẹ cũng có thể có bé bú sữa bằng bình. Khi sử dụng bình, bé vẫn có thể bú bằng sữa mẹ hoặc được thay thế bằng sữa công thức.
Cho dù là cho bé bú mẹ trực tiếp hay bú bình, mẹ vẫn cần phải chú ý thời gian cho bé ăn từng bữa nên được giãn cách như thế nào và lượng ăn từng bữa ra sao. Bé sơ sinh thường chưa có khái niệm ăn ra bữa nên mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn trong ngày cho bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên luyện cho bé dần hình thành được một nếp sinh hoạt ăn – ngủ cố định để mẹ có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc bé.
Giấc ngủ của em bé sơ sinh
Một em bé sơ sinh thường có tổng thời gian ngủ lên đến 18 – 20 tiếng mỗi ngày và giảm dần khi lớn lên. Mẹ cũng nên quan sát và dựa vào thời lượng ngủ của bé để lên một lịch sinh hoạt cân đối. Đây cũng là một lịch sinh hoạt mà phương pháp nuôi con khoa học có tên E.A.S.Y khuyên mẹ nên áp dụng.
Nếu áp dụng E.A.S.Y cho em bé sơ sinh, mẹ cần phải đảm bảo được rằng bé nhà bạn đạt được mốc cân nặng tối thiểu là 2.9kg nhé. Và một ngày theo E.A.S.Y, bé sẽ ngủ đủ 4 giấc, gồm 3 giấc mỗi giấc kéo dài 2 giờ đồng hồ và một giấc cuối ngày từ 30 – 45 phút. Sau khi giấc ngủ ngắn cuối ngày này kết thúc, bé sẽ đi vào trình tự cho một giấc ngủ đêm kéo dài cho đến tận sáng hôm sau.
Đối với một em bé sơ sinh đủ tiêu chuẩn áp dụng E.A.S.Y, một đêm bé chỉ nên dậy ăn 2 lần và nên được ăn trong bóng tối. Vì sao lại như vậy? Vì khi ăn trong bóng tối với môi trường ít ánh sáng và tiếng ồn sẽ giúp bé phân biệt được ngày và đêm, tránh tình trạng lẫn lộn ngày – đêm, đảo lộn, gây khó khăn cho lịch sinh hoạt của cả nhà.
Cách vệ sinh cơ thể cho bé sơ sinh
Vệ sinh cơ thể cũng là một điều mẹ nhất định phải chú ý khi em bé của mẹ mới chỉ là một em bé sơ sinh. Da của một em bé sơ sinh thường rất mỏng, yếu và nhạy cảm, nên chỉ cần sơ suất một chút cũng gây ra những vấn đề khá nghiêm trọng đó.
Giữ ấm cơ thể
Khi còn ở trong bụng mẹ, bé đã quen được ủ ấm bởi thân nhiệt của mẹ. Cho nên, khi mới bước ra thế giới bên ngoài, bé sẽ chưa thể làm quen ngay được với nhiệt độ của lúc bấy giờ. Do đó, mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc quần áo phù hợp, tránh ủ bé quá nóng dẫn đến một vài căn bệnh về da, hoặc quá lạnh dẫn đến tình trạng cảm lạnh.
Vệ sinh cá nhân
- Tắm cho bé
Trước khi bước vào vệ sinh cá nhân cho bé, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết như khăn tắm, quần áo, băng gạc vệ sinh,… cho bé. Mẹ nên bắt đầu quá trình vệ sinh cho bé một cách tuần tự để bé quen dần, tránh thả bé vào luôn chậu nước sẽ khiến bé bị hoảng sợ, và la khóc.
Đầu tiên mẹ nên rửa mặt cho bé. Sau đó tiến hành gội đầu và cuối cùng là cho bé làm quen với nước và tắm cho bé. Lưu ý với mẹ rằng, với những em bé sơ sinh có rốn chưa rụng, mẹ chỉ nên lau người cho bé để tránh làm ướt vùng rốn gây tình trạng nhiễm trùng rốn. Khi quá trình tắm kết thúc, mẹ cần thấm khô người cho bé ngay lập tức và mặc quần áo cho bé.
- Vệ sinh mắt, mũi
Tiếp theo, mẹ sẽ đi vệ sinh mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% để giúp mắt và đường thở của bé khô thoáng và sạch sẽ hơn.
Về các bộ phận khác như cổ, nách, bẹn của bé mẹ cũng nên chú ý vì những nơi này rất dễ bị hăm da. Nếu có, mẹ nên dùng các sản phẩm trị hăm da chuyên dụng để thoa cho bé, và giữ cho những phần này được khô thoáng, tránh ẩm ướt dẫn đến lâu khỏi.
- Rơ lưỡi
Rơ lưỡi cho bé bằng các miếng gạc rơ lưỡi chuyên dùng cùng một chút nước ấm cho bé để giúp bé loại bỏ đi các cặn sữa còn sót lại trên lưỡi.
- Rốn
Thông thường, rốn của một em bé sơ sinh sẽ tự rụng sau khoảng từ 7 – 10 ngày. Trước khi rốn rụng, mẹ cần phải thường xuyên làm sạch rốn cho bé bằng cồn và băng lại bằng gạc vô trùng để tránh gây cọ xát vào quần áo làm sưng tấy. Nếu bé có tình trạng rốn rỉ nước kéo dài, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn do có dấu hiệu nhiễm trùng.
Chăm sóc da
Các vấn đề về da của một em bé sơ sinh luôn được chú trọng bởi nó rất nhạy cảm. Các bộ phận khác như cổ, nách, bẹn của bé mẹ cũng nên chú ý vì những nơi này rất dễ bị hăm da. Nếu có, mẹ nên dùng các sản phẩm trị hăm da chuyên dụng để thoa cho bé, và giữ cho những phần này được khô thoáng, tránh ẩm ướt dẫn đến lâu khỏi.
Mặt em bé sơ sinh cũng thường hay xuất hiện các nốt mụn sữa li ti. Tuy đây là hiện tượng bình thường nhưng mẹ cũng không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm,… có các chất gây kích ứng lên da của bé thêm.
Những chia sẻ ở trên có thể là chưa đầy đủ nhưng đó là những điều cơ bản và cần thiết trong việc chăm sóc cho một em bé sơ sinh. Mình mong rằng nó trở nên có ích với các mẹ!