3 bài tập giúp bé 10 tháng luyện cơ để phát triển toàn diện

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Dù là người trưởng thành hay những em bé sơ sinh, ai ai rồi cũng phải tập thể dục để nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Nếu như người lớn tập những bài tập có độ phức tạp cao, thì trẻ nhỏ hãy tập những bài tập có độ đơn giản, chậm rãi hơn. Dựa vào từng độ tuổi và khả năng nhận thức của mỗi người mà lựa chọn và áp dụng những bài tập cho phù hợp. Tại bài viết này, cùng đi tìm hiểu về 3 bài tập giúp bé 10 tháng luyện cơ để phát triển toàn diện nhé.

Bé 10 tháng đã biết làm những gì?

Ở tháng thứ 10, một số bé đã có thể chập chững được những bước đi đầu tiên. Do vậy, các kỹ năng khác của bé như: lẫy, ngồi, trườn, bò,… đã được luyện tập thành thục để chuẩn bị cho một kỹ năng hoàn toàn mới – bé biết đi.

Ở độ tuổi này khả năng vận động của bé đã phát triển rõ rệt, cứng cáp và khá thuần thục. Trong tầm với, bé có thể cầm, nhón những đồ vật nhỏ bằng tay dễ dàng và cũng có thể làm việc bằng 2 tay một cách độc lập và riêng biệt.

Bé 10 tháng tuổi đã có thể ăn thô, ăn được những đồ ăn có dạng hình khối. Do vậy mẹ nên chú ý các đồ ăn dễ gây hóc, nghẹt thở như kẹo cứng, các loại hạt,…

bé 10 tháng tuổi hoạt động như thế nào
bé 10 tháng tuổi hoạt động như thế nào

Khả năng ngôn ngữ của bé cũng đang được hoàn thiện rất nhiều khi bé liên tục bắt chước ngữ điệu, âm thanh của người lớn. Có khi mẹ nói những câu từ đơn giản như “tạm biệt” bé sẽ biết phải giơ tay lên để vẫy, hoặc mẹ nói “con chó”, “con mèo” bé sẽ biết chỉ vào vật đó. Đồng thời, nếu được người khác gọi tên mình, bé sẽ có phản ứng lại như nhìn hoặc nở nụ cười.

Bé cũng sẽ nhớ được mọi thứ xung quanh mình. Bé nhận ra được các thành viên trong gia đình, vị trí của đồ chơi và thậm chí là cả đường đi lối lại trong nhà.

Khi bé được 10 tháng, bé đã bắt đầu hình thành được những nét tính cách cho riêng mình. Nếu bé thích giao tiếp với mọi người bé sẽ hay mỉm cười. Trong khi đó nếu trẻ nhút nhát, e dè bé sẽ hay bám mẹ hơn, giấu mặt khi có người lạ. Hơn nữa, bé sẽ có những hành động phản kháng khi không thích làm một điều gì đó.

Những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng học kỹ năng mới

Mỗi bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau nên việc học được những kỹ năng mới nhanh hay chậm cũng sẽ tùy thuộc vào từng bé. Với các bé dưới một tuổi, bé sẽ phải trải qua tất cả 7/10 cột mốc phát triển, ở mỗi cột mốc phát triển đó chính là thời điểm cho biết bé đã sẵn sàng cho sự phát triển vượt bậc, hay cụ thể là việc học kỹ năng của bé. Việc của bố mẹ chỉ cần nhận biết và hỗ trợ bé học hỏi một cách tối đa. Những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng học những kỹ năng mới là:

Hiện tượng biếng ăn sinh lý ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Đa số các bé khi bắt đầu bước vào thời kỳ học kỹ năng mới sẽ thường trở nên biếng ăn hơn, do bé đang tập trung vào phát triển về trí nào mà tạm thời bỏ quên sự phát triển về thể chất. Các biểu hiện rõ rệt nhất là bé khóc thét mỗi khi  đến bữa ăn, không quan tâm đến đồ ăn dù đó là món ăn trước đó bé vẫn luôn yêu thích.

Mẹ hãy giãn cữ bú cho bé khi cần và chờ xem khi nào bé muốn ăn, mẹ hãy đáp ứng. Ép bé ăn là điều tuyệt đối cấm kỵ, mẹ nhé.

Chất lượng giấc ngủ kém

Có rất nhiều bé không những biếng ăn mà còn ngủ kém. Khi bé chuẩn bị học một kỹ năng mới nào đó, bé sẽ chú trọng hơn vào việc trí não phát triển dẫn đến hệ thần kinh của bé trở nên quá tải. Điều này làm cho giấc ngủ của bé không được liền mạch mà thường hay trằn trọc, gào khóc không lý do.

Bé trở nên cáu gắt, bám mẹ không rời

Vẫn biết những lúc bé trở nên cáu gắt, bám mẹ rất dễ khiến mẹ bực bội vì cản trở mẹ làm việc nhưng mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn với bé nhé. Hoặc mẹ hãy thử tạo ra một trò chơi khiến bé trở nên hứng thú hơn, bé sẽ mau chóng quên cơn quấy mẹ ngay thôi.

Bé có những dấu hiệu sớm của việc học kỹ năng mới

Nếu như bé chuẩn bị biết bò, bé sẽ có những dấu hiệu đi kèm như bé chống hai tay, nâng người lên cao và kết hợp cùng chân để tạo thành những chuyển động giống như trườn, bò. Đó chính là dấu hiệu sớm cho biết bé đang chuẩn bị cho giai đoạn học bò.

Các bài tập giúp bé phát triển toàn diện các hệ cơ cho bé 10 tháng tuổi

Luyện tập cơ mắt

Với các bé được 10 tháng tuổi có thể sử dụng các bài tập sau để tăng khả năng quan sát, ghi nhớ và di chuyển của các đồ vật như:

Mẹ chuẩn bị các tấm thẻ hoặc bức tranh có hình thù, màu sắc, kích cỡ khác nhau. Sau đó cùng bé quan sát, miêu tả và trò chuyện xem bức tranh có những điều gì cùng tính chất của nó ra sao. Sau đó yêu cầu bé chọn hoặc chỉ vào những điều bé vừa nhìn thấy trong bức tranh hoặc tấm thẻ trên.

Luyện tập phát triển cơ tay

cho trẻ luyện tập phát triển cơ tay
cho trẻ luyện tập phát triển cơ tay

Việc luyện cơ tay giúp cho tay khỏe mạnh, di chuyển, phối hợp linh hoạt rất quan trọng với con người, nhất là đối với bé 10 tháng tuổi. Lúc này việc luyện tập các cơ tay giúp bé có thể tự mình cầm nắm được đồ ăn dặm, tự vịn vào tường hoặc các đồ vật khác để đứng lên, phục vụ cho việc đi lại. Hay nếu như bé đang học bò, luyện cơ tay giúp bé có thể chống đỡ được tốt hơn.

Để tạo sự thành thục cho việc cử động tay được thuần thục, các bộ phận thuộc cánh tay kết hợp nhịp nhàng với nhau mẹ có thể chọn các bài tập như:

Bài 1: Luyện cách cầm nắm. Hãy khuyến khích bé sử dụng các ngón tay để lấy đồ chơi trong giỏ, cầm đồ ăn để đưa vào miệng, cầm thìa, dĩa,…

Bài 2: Leo cầu thang. Đây là một bài tập mà rất nhiều bố mẹ khá e dè vì độ nguy hiểm cao. Thế nhưng, nếu luyện tập được cách leo cầu thang sẽ giúp bé phát triển được kỹ năng bám víu và phối hợp cùng chân nhịp nhàng.

Bài 3: Luân phiên chuyền đồ bằng 2 tay. Kỹ năng này vừa giúp bé biết sử dụng tay không thuận và cách kết hợp làm việc của cả hai tay.

Luyện giúp trẻ phát triển các cơ ở chân

Trẻ luyện tập phát triển cơ ở chân
Trẻ luyện tập phát triển cơ ở chân

Sự tò mò muốn được khám phá mọi điều ở xung quanh nên bé sẽ phải học cách di chuyển để có thể tiếp xúc được với tất cả các điều đó. Mẹ có thể tập các bài tập cho bé như:

Bài 1: Mẹ ngồi xuống, đỡ bé đứng đối diện với mình hoặc có thể đứng trên chân mẹ và kích thích bé nhún nhảy. Việc luyện tập này không chỉ giúp cơ chân bé được săn chắc, khỏe mạnh mà còn giúp cho bé học được cách gập đầu gối đúng cách.

Bài 2: Mẹ đặt các đồ vật ở ngoài tầm với của bé để kích thích bé rướn người, phối hợp chân tay để lấy được đồ vật đó.

Lợi ích của những bài tập kể trên

Việc tập thể dục là một việc làm được khuyến khích ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Tùy vào từng độ tuổi mà có các bài tập kỹ năng phù hợp để có thể phát triển được toàn diện. Những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn, phải kể đến như:

  • Tạo được thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày
  • Nâng cao được sự phối hợp của tất cả các bộ phận của cơ thể
  • Cải thiện sức khỏe
  • Là tiền đề cho sự phát triển thô và các kỹ năng vận động thành thục sau này.

Lưu ý khi cho bé tập thể lực

Các bài tập thể lực có liên quan trực tiếp với môi trường bên ngoài xung quanh bé vì vậy mẹ phải chú ý những điều sau:

Thứ nhất, chọn những bài tập phù hợp với độ tuổi, thể trạng, sở thích của bé.

Thứ hai, có sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

Thứ ba, bố mẹ nên dành thời gian luyện tập cùng bé vừa đảm bảo an toàn cho bé mà sự gắn kết về tình cảm sẽ ngày càng tăng thêm.

Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động mà còn là một phương pháp giúp bé phát triển cả trí não một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng bé tập luyện mỗi ngày để bé được phát triển một cách toàn diện.