Khi hay tin mình mang thai, chắc chắn vấn đề đầu tiên mà một mẹ bầu quan tâm là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng có được cung cấp đầy đủ, thai nhi mới được phát triển đầy đủ nhất. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào với mẹ bầu cũng tốt. Trong suốt thai kỳ, 9 tháng 10 ngày, cũng có một số nhóm thực phẩm nhất định mà tuyệt đối mẹ bầu không nên ăn.
Vai trò của vấn đề dinh dưỡng với mẹ bầu
Dinh dưỡng mẹ bầu từ lâu đã trở thành một vấn đề nóng hổi, được bàn đi, bàn lại rất nhiều lần. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi đây là một trong những khía cạnh, một vấn đề rất quan trọng trong thai kỳ. Nếu không có kiến thức, không có kinh nghiệm trong vấn đề này, mẹ bầu rất có khả năng phải đối mặt với tình trạng suy nhược cơ thể, suy thai, hay thai nhi chậm phát triển, … Tất cả những điều này đều ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong trường hợp nặng, nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc mẹ bầu bị tử vong.
Vậy khi mang bầu, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Cơ thể của bất cứ một người nào, độ tuổi nào cũng đều cần có một chế độ ăn, một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Những nhóm chất nào là cần thiết với sức khỏe của con người, thì nó đều phù hợp với mẹ bầu. Có chăng, một vài dưỡng chất có tầm quan trọng hơn cả, mẹ bầu nên chú trọng vào bổ sung hơn lên cho đủ lượng mà nhu cầu cơ thể cần.

Vậy những nhóm chất nào được ưu tiên bổ sung cho mẹ bầu khi mang thai?
Đó là sắt, vitamin và canxi.
Mẹ bầu cần lưu ý một vài điều sau đây để trong quá trình bổ sung không gặp phải một số rắc rối cho cơ thể của chính mình.
- Sắt là một loại khoáng chất mà mẹ bầu nào cũng cần phải bổ sung thêm để cho đủ lượng cầu cho thai nhi. Thế nhưng, sắt có đặc tính là nóng, bổ sung sắt trong thời gian dài có thể khiến mẹ bầu bị nóng trong, tình trạng táo bón ở mẹ bầu là rất dễ gặp.
- Trong trường hợp mẹ bầu bị táo bón, nóng trong do bổ sung nhiều sắt trong thời gian dài, mẹ có thể chuyển qua sử dụng vitamin ở dạng tổng hợp, thay vì vitamin ở dạng thông thường. Trong vitamin tổng hợp đã được tích hợp đủ lượng sắt mà cơ thể mẹ bầu cần thiết nên mẹ không phải lo lắng vì không đủ sắt cho nhu cầu.
- Đối với việc bổ sung canxi, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ cần bổ sung canxi thông qua đường thực phẩm ăn uống, sinh hoạt hằng ngày là đủ. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 4, thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện khung xương, mẹ bầu sẽ cần nhiều hơn lượng canxi thông thường mà mẹ vẫn nạp vào. Do vậy, đây mới là thời điểm mẹ bầu nên bổ sung viên uống canxi hoặc canxi nước để tăng lượng canxi mà cơ thể cần. Có nhiều loại canxi, dạng viên, dạng ống nước, mẹ nên thay đổi thường xuyên các dạng canxi để xem cơ thể mình hợp với loại canxi nào nhất.
Mẹ bầu không may ăn phải những thực phẩm cần kiêng, có sao không?
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang bầu, việc mẹ bầu cần kiêng không nên ăn một số loại thực phẩm là điều cần thiết. Bởi trong số các thực phẩm cần kiêng đó, chúng có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, quá trình phát triển của thai nhi sẽ gặp phải những vấn đề khá nghiêm trọng.
Nếu ăn các thực phẩm không nên ăn, nhất là trong những tháng đầu, với số lượng ít, mẹ bầu và thai nhi sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Tình trạng mẹ bầu bị động thai, chảy máu âm đạo hay đau bụng râm ran sẽ là dễ gặp.
Còn trong trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều, sẽ có thể đối mặt với một trong các tình trạng sau đây:
- Thai nhi chậm phát triển.
- Thai nhi mắc phải các chứng dị tật bẩm sinh.
- Thai nhi bị chết lưu.
- Mẹ bầu bị sảy, thai nhi bắt buộc phải được lấy ra khỏi cơ thể mẹ, thai kỳ sẽ kết thúc tại đây, và sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vậy nên, sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra nếu như mẹ bầu không có chế độ ăn kiêng khem hợp lý. Mẹ bầu hãy tìm hiểu và ghi chú lại để biết và nhớ được những gì mình nên ăn và không nên ăn để thai nhi được phát triển tốt nhất và sức khỏe của chính mình cũng được bảo đảm ở mức độ cao nhất.
Những thực phẩm mẹ bầu nào cũng không nên ăn
Đây là danh sách các loại thực phẩm mẹ bầu nào cũng không nên ăn, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên.
Đu đủ
Nếu như đu đủ chín rất giàu vitamin các nhóm A, E, … tốt cho cơ thể mẹ bầu thì đu đủ xanh mẹ cần loại bỏ tuyệt đối ra khỏi chế độ ăn của mình. Đu đủ xanh còn chứa rất nhiều nhựa và các enzyme có khả năng khiến tử cung của mẹ bị co thắt dẫn đến mẹ bầu bị sảy thai. Ngay cả đu đủ chưa chín hẳn mẹ bầu cũng không nên ăn.

Dứa
Dứa không chỉ cung cấp vitamin C giúp cơ thể giải nhiệt, làm sạch khoang miệng mà còn có mùi thơm và vị ngọt hấp dẫn. Cơ thể người bình thường được khuyên nên ăn dứa thường xuyên, nhưng với mẹ bầu những tháng đầu lại tuyệt đối cũng không được ăn. Trong dứa có thành phần enzyme bromelain cũng có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Tuy nhiên trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu lại được khuyên nên ăn nhiều dứa để kích thích tử cung co bóp và giúp mẹ dễ sinh hơn.
Nhãn
Nhãn có vị ngọt, nhiều đường, tính nóng khiến mẹ bầu bị táo bón nặng, không tốt cho cơ thể mẹ bầu.
Đồ ăn sống
Trong đồ ăn sống có chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, nên mẹ bầu ăn đồ ăn sống sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, thai nhi sẽ gặp phải tình trạng đáng báo động.
Caffeine
Trà, cafe, … có chứa lượng lớn caffeine – một chất kích thích hệ thần kinh khiến mẹ bầu bị mất ngủ, ảnh hưởng tới giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi của mẹ. Ngoài ra, rượu bia, thuốc lá cũng là những loại chất cấm mẹ bầu không nên sử dụng.
Ngoài những thứ được nêu trên, còn rất nhiều những thực phẩm khác có thể khiến mẹ bầu và thai nhi bị ảnh hưởng đến sức khỏe như quả mướp đắng (có tính mát nhưng không hợp với mẹ bầu), rau răm, các loại chế phẩm từ măng như măng chua, măng ngâm ớt, hay các loại thịt đóng hộp, thịt lên men (nem chua), …

Ngoài vấn đề mẹ bầu nên ăn gì, không nên ăn gì, còn phải kiêng điều gì nữa không?
Không xét đến vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu là không nên ăn gì, khi mang thai mẹ cũng không nên làm một số điều sau:
- Những ngày đầu mang thai, mẹ không nên ngồi xổm, chèn ép lực lớn vào khu vực bụng dưới.
- Tập thể dục là tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ bầu không nên tập những bài tập nặng và quá sức. Mẹ chỉ nên tập một vài động tác vận động nhẹ nhàng hoặc bài tập đi bộ đơn giản.
- Nếu cơ thể mẹ bầu không quá yếu, mẹ không nên cả ngày chỉ nằm dài trên giường. Điều này sẽ chỉ khiến mẹ trở nên yếu hơn mà thôi. Hãy thử ra ngoài, hít thở không khí trời, mẹ sẽ thấy cơ thể mình khỏe ra nhiều hơn đó!
- Mẹ nên xây dựng cho mình một lịch sinh hoạt cụ thể để có đủ cả thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho đầy đủ và hợp lý nhất. Rất nhiều những mẹ bầu trẻ trước đây có thói quen thức khuya, nhưng đến khi mang bầu vẫn không thể sửa được thói quen này. Chính vì vậy mà mẹ không có đủ thời gian ngủ đủ vào ban đêm, cơ thể sẽ nhanh chóng bị suy nhược.
Kiêng khem trong quá trình mang bầu là điều cần thiết. Có thể mẹ sẽ phải từ bỏ thói quen của chính mình, nhưng vì sức khỏe của bé yêu, chẳng có gì là mẹ không làm được, phải không nào?