Xương khớp trẻ sơ sinh chắc khỏe nhờ tắm nắng đúng cách

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Tắm nắng từ lâu đã trở nên được ưa chuộng với nhiều người phương Tây không chỉ bởi nó giúp cho con người trở nên thư giãn mà còn có một làn da màu nâu Tây chuẩn đẹp và phong cách. Với người trưởng thành là vậy, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tắm nắng cũng mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Và xương khớp chính là một trong số đó. Hãy cùng đi tìm hiểu những lợi ích khác mà tắm nắng mang lại cho bé nhé!

Khoảng thời gian nên cho bé tắm nắng

Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm nắng, mẹ nên chọn những khung giờ mà ánh sáng mặt trời vẫn còn ở mức dịu nhẹ. Nền nhiệt độ không ở mức quá cao. Nếu không sẽ chứa tia UV có hại cho làn da mỏng manh và yếu ớt của trẻ.

Mỗi mùa, nền nhiệt độ mặt trời tỏa ra sẽ khác nhau. Do vậy, tùy vào đặc điểm thời tiết, khí hậu từng mùa mà có những sự lựa chọn phù hợp.

 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm nắng
 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm nắng
  • Vào mùa hè: Mặt trời vào mùa hè mọc khá sớm, nhiệt độ cũng sẽ gay gắt hơn. Nên nếu muốn cho bé tắm nắng, bố mẹ nên tranh thủ cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 – 7 giờ sáng. Lúc này, ánh nắng mặt trời vẫn còn khá dịu nhẹ và hầu như các tia cực tím trong đó không có hại với sức khỏe của bé.
  • Vào mùa thu: Tiết trời mùa thu sẽ có nhiệt độ thấp hơn mùa hè nhưng nó không phải quá thấp nên bố mẹ có thể cho bé tắm nắng muộn hơn. Tuy nhiên, sau 9h sáng, không nên cho bé tắm nắng.
  • Vào mùa đông: Mùa đông khí hậu lạnh lẽo, ánh nắng mặt trời thường yếu ớt, nên nếu hôm nào mặt trời lên, bố mẹ hãy chọn thời điểm từ 9 – 10 giờ sáng để cho bé được tắm nắng.
  • Vào mùa xuân: Mùa xuân vẫn còn chút dư vị lạnh của mùa đông còn xót lại kèm theo độ ẩm khá cao, nên bố mẹ cũng không nên cho bé tắm nắng quá sớm vào buổi sáng. 8 – 9 giờ sáng có lẽ là thời điểm khá phù hợp cho những bé sinh vào mùa này.

Nhiều mẹ thắc mắc không biết liệu rằng bé có nên được tắm ánh nắng khi chiều tà hay không? Thì câu trả lời là có.

Đôi khi vì buổi sớm bố mẹ có việc bận hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác không thể cho bé tắm nắng sáng sớm, thì nắng chiều tà cũng có thể là khoảng thời gian thay thế. Sau 17 giờ chiều là khoảng thời gian thích hợp mà bố mẹ có thể tham khảo. Nhưng nhiều khi, vào mùa hè, mặt trời có thể lặn muộn, bố mẹ có thể cho bé tắm nắng muộn hơn. Vào mùa đông, trẻ vẫn được khuyến khích tắm nắng buổi chiều hơn là buổi sáng.

Khoảng thời gian tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng

Sau 7 giờ sáng và trước 18 giờ vào mùa hè, bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bởi lúc này các tia cực tím có trong đó đang ở mức cực đại, vô cùng có hại cho sức khỏe. Nó thậm chí còn gây ung thư cho da.

Những ngày nắng nóng là thế, những ngày mùa đông nhiệt độ hạ thấp, bố mẹ cũng nên xem xét có cho bé tắm nắng hay không? Nếu bất cẩn có thể khiến bé bị cảm lạnh đó ạ.

Hay những khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thất thường, cho bé tắm nắng không đúng cách cũng khiến bé bị ốm, sức khỏe bị ảnh hưởng.

Tắm nắng bao lâu là đủ với trẻ sơ sinh?

Thời gian tắm nắng cho bé sơ sinh còn phụ thuộc vào độ tuổi của các bé. Nó chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút đồng hồ. Bé càng lớn, thời gian tắm nắng càng kéo dài, nhưng không nên quá 30 phút.

Tắm nắng cho bé, mẹ nên chia ra thành các đợt, mỗi đợt khoảng 10 ngày. Kết thúc mỗi đợt bố mẹ cho bé nghỉ một vài ngày rồi bắt đầu đợt tiếp theo.

Sẽ không nhất thiết phải cho bé sơ sinh ra ngoài trời tắm nắng, bố mẹ cũng có thể bế bé ra gần cửa sổ để được hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Những lợi ích với sức khỏe khi cho trẻ sơ sinh tắm nắng

Hầu hết các mẹ sau sinh đều được các bác sĩ khuyến cáo sau khi về nhà có thể áp dụng tắm nắng cho bé sơ sinh. Vì sao lại vậy? Đó là bởi:

ánh sáng mặt trời còn diệt trừ vi khuẩn
ánh sáng mặt trời còn diệt trừ vi khuẩn
  • Khi tắm nắng, da bé sẽ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó sẽ giúp cơ thể hấp thụ và sản sinh vitamin D rất có lợi cho xương khớp, hạn chế tình trạng bé bị còi xương, loãng xương.
  • Trẻ sơ sinh nào sau khi sinh ra cũng đều bị vàng da. Nó ở mức độ nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào từng bé. Để cải thiện và gỉam thiểu tình trạng này, các bé được khuyên nên cho tắm nắng từ 10 – 30 phút mỗi ngày. Làm như vậy sẽ giúp nồng độ Bilirubin trong máu giảm bớt, tình trạng vàng da sinh lý sẽ biến mất, trả lại cho bé một làn da mịn màng, hồng hào và khỏe khoắn.
  • Cho bé tắm nắng cũng giúp các vùng da bị hăm trên cơ thể bé được chữa lành bởi ánh nắng giúp làm khô và diệt khuẩn tại những vùng bị ẩm ướt đó.

Với lợi ích lớn nhất là giúp cơ thể hấp thụ vitamin D giúp cho quá trình tổng hợp canxi cho cơ thể bé diễn ra mạnh mẽ và trơn tru hơn. Những điều này sẽ giúp xương khớp bé được chắc khỏe hơn, phát triển cao lớn hơn.

Thiếu hụt vitamin D có thể sẽ khiến bé gặp phải các dị tật về xương. Do vậy, ngoài việc tắm nắng, bé cũng nên được bổ sung thêm vitamin D ngay từ khi vừa được sinh ra. Liều lượng thế nào sẽ do các bác sĩ chỉ định. Mẹ không nên tự ý bổ sung vì có thể khiến cơ thể bé bị thiếu hụt hoặc quá thừa, đều không tốt cho sức khỏe của bé.

Một vài lưu ý về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc lưu ý đến thời lượng cũng như nên cho bé tắm nắng ở khoảng thời gian nào trong ngày,… bố mẹ cũng cần lưu tâm đến những điều sau:

  • Sau khi được 1 hoặc 2 tuần tuổi, bé nên được tắm nắng mỗi ngày.
  • Thời gian tắm nắng được kéo dài dần dần, từ 10 phút, lên 20 phút và tối đa là 30 phút cho mỗi lần.
  • Cho bé tắm nắng, mẹ cần chọn không gian yên tĩnh, không khí trong lành và đặc biệt cần tránh gió lùa.
  • Trong quá trình tắm nắng, mẹ cần cởi bỏ hết trang phục cho bé. Tuy nhiên gáy, thóp, mắt và bộ phận sinh dục là các bộ phận nhạy cảm cần được một lớp vải che lại để tránh lại tác hại của tia UV.
  • Ban đầu, nên cho hai chân bé được tiếp xúc với ánh nắng trước, sau đó là đến khu vực lưng và các khu vực khác.
  • Để bé được nằm thoải mái trên một mặt phẳng chắc chắn. Mẹ có thể vừa massage, vuốt ve, vừa trò chuyện cùng bé.
  • Khi cho bé tắm nắng, tuyệt đối không hướng mắt bé thẳng tia nắng ánh mặt trời chiếu vào, vì làm như vậy sẽ khiến thị lực của bé bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Nếu thấy có các biểu hiện mẩn đỏ hoặc bất thường trên da của bé, mẹ cần dừng việc tắm nắng cho bé lại và đưa bé đến gặp các bác sĩ nhi khoa.
  • Khi cơ thể bé không được khỏe, hoặc trời hôm đó quá lạnh, mẹ có thể bỏ qua việc tắm nắng cho bé.
  • Kết thúc hoạt động tắm nắng, nếu cơ thể bé ra mồ hôi, mẹ cần dùng khăn sạch, mềm thấm khô cơ thể và mặc quần áo vào giữ ấm cơ thể cho bé. Sau đó, mẹ cho bé được bú để bù lại phần mồ hôi đã tiết ra trước đó.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc cần thiết vì nó đã được chứng minh rằng có lợi cho sức khỏe của bé. Để việc này đạt được hiệu quả cao nhất, bố mẹ nhất định phải nắm rõ nguyên tắc và có sự tìm hiểu cũng như vốn kiến thức. Hãy để bé được tắm nắng mỗi ngày để bé được phát triển chiều cao tối đa nhất.