Chắc hẳn có khá nhiều phụ huynh còn mơ hồ khi được nghe nói về chứng bệnh này. Về cơ bản thì khi trẻ còn quá nhỏ trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi có thể không dễ dàng để nhận biết được chúng có mắc phải bệnh tăng động, giảm chú ý này hay không.
Nhiều phụ huynh thấy con mình hoạt bát, hoạt động một cách khá tích cực thì vừa vui mừng nhưng cũng phần nào hoang mang vì không biết liệu có phải là triệu chứng của bệnh tăng động, suy giảm khả năng chú ý ở trẻ hay không. Để giải đáp những lo lắng trên của phụ huynh, bài viết dưới đây sẽ làm rõ từ việc nên hiệu bệnh này là như thế nào, các nguyên nhân, dấu hiệu gây ra bệnh ở trẻ và điều nên làm để giúp em bé của bạn tránh hoặc cải thiện bệnh.
Những thông tin khái quát nhất về bệnh rối loạn tăng động suy giảm chú ý
Theo bác sĩ đã đưa ra thông tin rằng, bệnh rối loạn tăng động, suy giảm khả năng chú ý ( trong một số trường hợp được gọi tắt là ADHD) là một chứng bệnh gây ra mất hành vi hoạt động của con người.
Thường khi bị mắc chứng bệnh này, đa số những bệnh nhân sẽ có cảm giác luôn bồn chồn, thấp thỏm không yên. Khi gặp phải vấn đề cần tập trung thì họ tỏ ra rất khó để thực hiện và họ sẽ hành động không kiểm soát được.
Nhiều trẻ nhỏ sẽ được đặc biệt chú ý các dấu hiệu của bệnh để xác định ngay từ sớm. Có thể là bắt nguồn từ việc trẻ chơi đùa không biết mệt mỏi lúc tập đi và khi lớn lên một chút.

Nhưng nếu một đứa trẻ thật sự tồn tại những dấu hiệu của chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý này thì chúng sẽ càng biểu hiện rõ ràng hơn khi môi trường sống thay đổi. Đặc biệt là khi trẻ tham gia vào môi trường học đường.
Trẻ có thể bị bệnh từ sớm nhưng thường sẽ đến khi chúng được 6 đến 12 tuổi thì mới được xác định chính xác. Rất nhiều trường hợp khi lớn hơn bệnh sẽ dần giảm bớt nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Điều này lại không gặp ở người lớn, nếu được phát hiện bệnh muộn vào giai đoạn thanh, thiếu niên thì khả năng cao là sẽ kéo dài về sau.
Có không ít trường hợp ghi nhận được những người bị mắc chứng rối loạn này có kèm theo các vấn đề liên quan khac. Chẳng hạn như trẻ ngủ không ngon, giờ giấc không xác định và thường căng thẳng, lo lắng.
Nên tìm kiếm sự giúp đỡ.
Như có nhắc ở phần trên, có rất nhiều trẻ sinh ra vốn hoạt bát và năng động hơn, đôi lúc trẻ không tỏ ra chú ý và có hứng thú với việc gì đó . Chính vì thế không thể tránh khỏi nhiều lúc người lớn có những nghi ngờ rằng trẻ là đang mắc phải chứng bệnh này. Tuy vậy, không nên đánh đồng những hành vi bình thường, quá khích của trẻ với việc chúng bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Nhưng không thể tránh khỏi trường hợp nghi ngờ đó là căn cứ để xác định bước đầu bệnh trạng của bé. Tốt nhất, các mẹ nên thông báo với những người cùng tiếp xúc với bé, có thể là cô giáo ở nhà trẻ, người thân, người dữ trẻ để cùng quan sát và theo dõi các hành vi của chúng.
Nếu có bất kì một dấu hiệu nào mà bạn cho là trẻ có mức hoạt động khác với những đứa trẻ khác thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bất kỳ một bên liên quan nào có chuyên môn về bệnh này.
Chứng bệnh rối loạn tăng động suy giảm khả năng chú ý (gọi là ADHD) ở trẻ xuất hiện do những nguyên nhân nào?
Về mặt nghiên cứu, chưa có một chẩn đoán hay một công trình nghiên cứu nào có thể đưa ra được một cách chính xác những nguyên nhân gây ra chứng bệnh ADHD. Mặc dù thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp được ghi nhận là xuất phát từ gia đình của trẻ. Có thể từ việc sử dụng một chất nào đó, hay di truyền thì hiện chưa được kiểm chứng.
Khi nghiên cứu từ phương diện tế bào thần kinh và cấu tạo não, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được một vài điểm khác biệt ở trong não của người nói chung và của trẻ em nói riêng khác với những người bình thường.
Qua đó có thể thấy, nếu muốn xác định một cách chính xác nhất em bé của bạn có đang mắc hội chứng này hay không thì bạn nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện để tiếp cận với máy móc kiểm tra. Việc căn cứ vào biểu hiện để phán đoán là hoàn toàn thiếu căn cứ.
Tuy đó, đã bước đầu phán đoán ra được nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể là do:
Trẻ bị sinh non. Thông thường, đứa trẻ sinh ra đủ tháng đủ ngày sẽ là 37 tuần. Trường hợp sinh non là khi gặp một vài vấn đề nào đó mà trẻ sinh ra sớm hơn thời hạn thường đã kể trên. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến bộ não của bé.
Điểm lưu ý thứ hai đó là trẻ sinh ra bị nhẹ cân hơn mức bình thường của các trẻ khác. Đây có thể là dấu hiệu của việc lúc mẹ mang thai không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ hoặc có những vấn đề phát sinh trong quá trình mang thai gây ra.
Nguyên nhân thứ 3 có thể đến từ các chất kích thích. Điều này không nhất thiết là chính trẻ dùng, có thể xuất phát từ lúc người mẹ mang thai mà lạm dụng những loại chât skichs thích như rượu, bia, thuốc lá. Điều này cũng có thể là do mẹ tiếp xúc gần và hít phải khói thuốc của người khác khi đang mang thai nên ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Có thể nói, mọi người dù ở bất kỳ mức độ trí tuệ nào đều có thể là đối tượng bị mắc chứng rối loạn tăng động suy giảm mức độ chú ý này. Dù vậy, vẫn có nhiều thông tin đã xác định được những em bé chậm phát triển về trí tuệ và gặp khó khăn trong việc học tập thường dễ dàng nằm trong phạm vi mắc bệnh.
Bạn nên làm những gì để giúp em bé của mình thoát khỏi tình trạng này?
Không có bất kì một cách nào có thể điều trị dứt điểm được căn bệnh phức tạp này. Có hay chăng thì cũng chỉ là các biện pháp kết hợp giữa giáo dục của nhà trường, quản lý, kiểm soát và động viên từ gia đình cùng thuốc hỗ trợ mà thôi.

Nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ chữa trị và giúp cho tình trạng bệnh của trẻ chuyển biến nhanh hơn thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được áp dụng những liệu pháp điều trị đặc biệt.
Thích nghi với hội chứng này trong cuộc sống.
Chính vì không thể triệt để loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ở các bệnh nhân. Điều này dẫn đến việc các bậc phụ huynh phải học được cách sống chung với căn bệnh này cùng với bé. Tuyệt đối không cáu gắt và tạo áp lực cho trẻ. Các trở ngại về chú ý cùng với khả năng hoạt động không bình thường nhiều khi chính trẻ cũng không thể kiểm soát được điều đó. Đối với phụ huynh, việc chăm sóc một em bé bị hội chứng tăng động giảm sức chú ý này là một thách thức lớn. Điều mà các bậc cha mẹ cần làm để giảm bớt những vấn đề phát sinh là dự tính các vấn đề đó, sau đó, tìm hướng giải quyết ổn thỏa nhất.
Có một số vấn đề phát sinh khi chung sống với trẻ bị hội chứng ADHD sau:
Về giấc ngủ của bé. Trẻ bị hội chứng này có thể bị rối loạn giấc ngủ, không những trẻ không thể tự đi ngủ dễ dàng mà còn thường xuyên giật mình và ngủ không ngon giấc. Đặt ra vấn đề là các mẹ phải bảo đảm trẻ có một chỗ ngủ thoải mái nhất.
Giúp trẻ đến trường đúng giờ mỗi ngày. Nên tạo dựng một thói quen đúng giờ giấc cho bé hơn. Bé có thể không tự mình chú ý vào thời gian như những em bé bình thường.
Luôn luôn lắng nghe những chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ phải thường xuyên liên hệ bác sĩ để biết thêm về cách điều trị giúp tình trạng của bé thuyên giảm. Cung như các vấn đề về thuốc và tiến triển của bệnh.
Nên cho trẻ tham gia nhiều vào các sự kiện xã hội và khuyến khích trẻ tạo dựng một lối sống có tổ chức và kế hoạch để hạn chế hệ quả do thiếu chú ý và tăng hoạt động gây ra.
Trẻ bị mắc phải hội chứng này có thể gặp những trở ngại trong việc tạo lập các mối quan hệ và giảm tương tác xã hội khi tham gia trong một tập thể. Do đó, bạn cần quan tâm, chăm sóc trẻ một cách đặc biệt. Nên cần nghiêm khắc trong chỉ bảo bé nhưng cũng cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn giúp đỡ bé, nhất là trong vấn đề học tập và tư duy.