Triệu chứng đau đầu ở mẹ sau sinh

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sau khoảng thời gian hơn 9 tháng mang thai, thật hạnh phúc khi mẹ gặp được con của mình. Hơn hết là thật nhẹ nhõm khi mẹ được tạm biệt những triệu chứng thật  khó chịu khi mang thai. Nhưng thật không may, mẹ có thể lại nói lời chào với các triệu chứng mới sau sinh. Giai đoạn sau sinh có thể mang đến nhiều sự mệt mỏi và khó chịu, một trong những phàn nàn phổ biến nhất cho mẹ đó chính là đau đầu.

Đau đầu sau sinh là như thế nào?

  • Đau đầu trong 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con được gọi là đau đầu sau sinh.
  •  Đau đầu sau sinh thường không nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.
  •  Sau sinh mẹ có thể gặp nhiều loại đau đầu ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đau đầu sau sinh được chia làm 2 loại:
đau đầu sau sinh
đau đầu sau sinh
  • Đau đầu nguyên phát, gồm căng thẳng và đau nửa đầu
  • Đau đầu thứ phát do một số tình trạng cơ bản gây ra

Các triệu chứng của đau đầu sau sinh

  • Theo các nghiên cứu cho biết rằng có khoảng 39% phụ nữ sau sinh trong tuần đầu đều bị đau đầu. Bị đau đầu và đầu họ sẽ có cảm giác như: đau nhức, nhói, đập, thắt chặt và sức ép.
  • Các triệu chứng có thể kèm theo đau đầu như: buồn nôn, chóng mặt, đau quanh mắt và nhạy cảm với các âm thanh và ánh sáng.

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu sau sinh

Hầu hết đau đầu sau sinh sinh chỉ là một cơn đau và không có hại, các lý do thông thường khiến mẹ bị đau đầu sau sinh như:

  1. Thay đổi nội tiết tố
  • Mức độ estrogen trong cơ thể mẹ có liên quan đến việc mẹ bị đau đầu sau sinh.
  • Sau sinh nồng độ estrogen của mẹ bị giảm xuống, nó có thể gây ra cơn đau đầu cho mẹ. 
mọn nhọt
nổi mụn nhọt
  1. Kiệt sức và căng thẳng sau sinh
  • Sau sinh mẹ thường căng thẳng lo lắng dẫn đến căng cơ và đau đầu.
  • Khi sinh con, việc chăm sóc con và điều chỉnh sinh hoạt khiến mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi, kiệt sức. Việc mệt mỏi và thiếu ngủ chính là tác nhân gây đau đầu cho mẹ.
  1. Uống không đủ nước và ăn không đầy đủ
  • Các mẹ thường bỏ qua cơn đói và uống không đủ nước khi chăm con. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu thấp và mất nước dẫn đến đau đầu.
  1. Khi mẹ đang cho con bú
  • Một số mẹ mới cảm thấy đau đầu khi cho con bú. Một số hormone bị giao động khi cho con bú khiến mẹ bị đau đầu.
  • Mẹ có thể bị đau đầu khi tiết sữa trong vài tuần hoặc tiếp tục cho đến khi con cai sữa.

Các loại đau đầu ở mẹ sau sinh

  1. Đau đầu nguyên phát
  • Đau đầu căng thẳng
  • Không có gì lạ khi mẹ bị đau đầu do căng thẳng, những cơn đau đầu này nhẹ, mẹ có thể bị đau ở cả 2 bên thành xung quanh đầu
  • Cơn đau đầu có thể kéo dài trong 30 phút hoặc kéo dài đến 1 tuần. 
  • Đau đầu căng thẳng có thể do mẹ bị căng thẳng hay các yếu tố về môi trường như mẹ bị thiếu ngủ hay cơ thể mất nước.
  • Đau nửa đầu
  • Đau nửa đầu thường là những cơn đau nhói, đau dữ dội ở một bên đầu và đau thường xuyên ở cả 2 bên.
  • Đau nửa đầu cũng có thể đau hơn những con đau đầu thông thường. Đau nửa đầu thường đi kèm với các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng âm thanh, thay đổi tầm nhìn, tê và ngứa ran,..
  • Các nghiên nghiên cứu cho thấy đau nửa đầu liên kết với sự thay đổi hormone, cụ thể là sự giảm sút estrogen.
  • Khi mẹ mang thai, estrogen tăng cao nên đau nửa đầu có chiều hướng giảm, nhưng khi sinh con, hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống. Điều này dẫn đến đau nửa đầu sau sinh.
  • Nếu lần đầu tiên sau khi sinh con mẹ bị đau nửa đầu thì sẽ là điều bất thường. Tuy nhiên theo nghiên cứu có 34% người bị đau nửa đầu trước khi mang thai sẽ bị đau nửa đầu trong tuần đầu tiên sau sinh và 55% đau nửa đầu trong tháng đầu tiên.
  1. Đau đầu thứ phát 

Đau đầu thứ phát sau sinh thường xảy ra do một số tình trạng bệnh lý khác, phổ biến nhất là tiền sản giật và gây tê vùng

  • Tiền sản giật
  • Tiền sản giật là tình trạng rất nghiêm trọng có thể xảy ra trước hoặc sau khi mẹ sinh con. Đó là khi mẹ bị huyết áp cao và có thể có protein trong nước tiểu.
  • Điều này có thể dẫn đến hôn mê, co giật hoặc thậm chí là tử vong nếu không được điều trị.
  • Đau đầu do tiền sản giật rất nghiêm trọng và có thể: mạch đập, xấu đi với các hoạt động thể chất và xảy ra ở cả hai bên đầu của mẹ.
  • Hoặc mẹ có thể: huyết áp cao, có chứa protein trong nước tiểu, bị thay đổi tầm nhìn, đau bụng trên, khó thở và giảm nhu cầu đi tiểu.
  • Tiền sản giật rất nguy hiểm và cần phải cấp cứu ngay, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị tiền sản giật.
  • Đau đầu do bị thủng tư thế
  • Việc sử dụng gây tê vùng khi sinh con mang lại một số tác dụng phụ tiềm ẩn cho mẹ sau sinh, một trong số đó là đau đầu do thủng tư thế.
  • Đau đầu do thủng tư thế có thể xảy ra nếu mẹ được gây tê ngoài màng cứng hay cột sống vô tình làm thủng màng cứng trước khi sinh con.
  • Điều này có thể dẫn đến đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau khi thực hiện thủ thuật hoặc khi mẹ đứng hoặc ngồi.
  • Mẹ có thể gặp các triệu chứng khác như: cứng cổ, buồn nôn, thay đổi thị lực và thính giác.
  • Hầu hết, các trường hợp đều đều có thể giải quyết bằng phương pháp điều trị trong vòng 24 đến 48 giờ. Điều trị thận trọng bao gồm: nghỉ ngơi, uống nhiều nước.
  • Có thể cần phải điều trị tình trạng đau đầu do thủng tư thế bằng phương pháp như: miếng dán máu ngoài màng cứng.

Các phương pháp ngăn ngừa đau đầu sau sinh

Chăm sóc bản thân là cách quan trọng giúp mẹ ngăn ngừa căng thẳng , đau đầu.

  1. Ăn uống lành mạnh, uống đủ nước
  • Khi đói, lượng đường trong máu thấp gây mất nước có thể gây đau đầu. Vì vậy các mẹ không nên bỏ bữa và uống đủ nước.
  • Các mẹ sau sinh nên ăn đầy đủ 3 bữa với các thực phẩm lành mạnH, luôn giữ trong tủ có đồ ăn nhẹ như ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn nhẹ chứa nhiều protein.
  • Hãy luôn để nước bên mình để mẹ nhâm nhi cả ngày và tránh tình trạng mất nước.
  • Các mẹ sau sinh nên tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,.. 
  1. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ
  • Mẹ hãy cố gắng hết sức để nghỉ ngơi bằng cách đi ngủ sớm, tranh thủ nghỉ ngơi lúc con ngủ hoặc mẹ hãy nhờ người thân chăm sóc con để có thể nghỉ ngơi.
  1. Giữ tinh thần thoải mái
  • Các mẹ sau sinh hãy thường xuyên nói chuyện chia sẻ với bạn bè, người thân, làm những việc mình yêu tính như nghe nhạc, đọc sách, đi bộ, tập yoga,.. để giảm căng thẳng và giúp tinh thần thư thái, thoải mái và dễ chịu hơn.

Khi nào mẹ nên gọi cho bác sĩ

bác sĩ
bác sĩ

Tuy đau đầu là hiện tượng phổ biến với mẹ sau sinh, tuy nhiên mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu mẹ đau đầu:

  • Đau đầu với cường độ cao trong thời gian ngắn
  • Đau không biến mất và trầm trọng hơn
  • Đau đầu đi kèm với các triệu chứng như: cứng cổ, buồn nôn, sốt, thay đổi thị giác, chóng mặt, co giật.
  • Xảy ra sau khi mẹ hoạt động thể chất.

Đau đầu ở mẹ sau sinh có khỏi không?

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trứng đau đầu ở mẹ sau sinh. Dù là nguyên nhân nào thì triệu chứng đau đầu sau sinh sẽ biến mất trong vòng 6 tuần sau sinh con.
  • Thông thường, đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu sau sinh có thể điều trị được tại nhà. Đối với đau đầu thứ phát nghiêm trọng hơn các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị cao hơn để ngăn chặn các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.