Trong thời kỳ ăn dặm, ngoài nguồn sữa mẹ, cần có một khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ nhỏ để trẻ có đủ dưỡng chất phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của cơ thể. Vậy trẻ đang độ tuổi chập chững biết đi sẽ cần một chế độ ăn uống và lượng thức ăn như thế nào trong ngày là hợp lý nhất? Đây là câu hỏi mà khiến cho hầu hết các bà mẹ đều phải suy nghĩ. Thấu hiểu được điều này, chúng tôi xin chia sẻ cùng các bậc cha mẹ trong phần dưới của bài viết này những vấn đề liên quan đến lượng thức ăn mà một đứa trẻ mới biết đi cần dùng.
Bắt đầu từ 1 tuổi trở đi, trẻ sẽ thích tham gia nhiều hoạt động vì vậy sẽ cần tăng cường nguồn năng lượng nhiều hơn. Tức là mỗi ngày trẻ nhỏ cần tiêu thụ khoảng 1000 calo. Tuy nhiên,thói quen ăn uống của trẻ thường thất thường, bé thường thích ăn theo sở thích và ý thích của mình nên nếu cứ áp dụng chế độ ăn theo lượng calo cung cấp mỗi ngày bình thường như trước thì sẽ không đủ cung cấp cho trẻ và rất mệt cho người chăm sóc trẻ.
1. Chia bữa ăn của trẻ như thế nào cho hợp lý?
Giai đoạn 1 đến 3 tuổi là giai đoạn rất nhạy cảm cho sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Bạn nên chia bữa ăn của trẻ thành 3 đến 4 đợt chính trong ngày, kết hợp với các cữ bú xen kẽ sữa mẹ hoặc sữa công thức, tráng miệng bằng sữa chua và trái cây.

Bên cạnh những món ăn quen thuộc như cháo dinh dưỡng, bột, bạn cũng cần thay đổi món ăn, đa dạng hóa thực phẩm để vừa đảm bảo dưỡng chất vừa tránh sự nhàm chán cho trẻ. Cần thiết phải tập cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm như phở, bún, nui và nhai rau củ nhiều hơn.
2. Khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ mới chập chững tập đi
Chúng tôi đưa ra một biểu đồ để cha mẹ có thể tham khảo áp dụng cho khẩu phần ăn hàng ngày của con bạn.
Đầu tiên, chúng ta cần cân đối chế độ dinh dưỡng từng nhóm thức ăn cho trẻ trong mỗi bữa ăn cho thật hợp lý.
Mỗi bữa ăn cho trẻ nhỏ gồm: 3 đến 4 phần ngũ cốc, 2 đến 3 phần rau, 4 đến 5 phần sữa, 3 đến 4 phần trái cây và 2 phần protein.
Chúng ta có thể ước lượng nó phải bằng một phần tư khẩu phần ăn dành cho người lớn. Tuy nhiên, lượng khẩu phần ăn của trẻ mới chập chững biết đi còn tùy thuộc vào cấu trúc và mức độ hoạt động của trẻ.
Được phân tích cụ thể như thế này:
2.1. Tỉ lệ về khẩu phần ngũ cốc
Về tỉ lệ ngũ cốc cho trẻ mới chập chững biết đi tương đương với bất kỳ phần nào sau đây:
+ Ngũ cốc và gạo đã nấu chín đạt từ ¼ đến ½ cốc
+ Cháo từ lúa mì hoặc gạo từ ¼ đến ½ cốc
+ Ngoài ra còn có thêm một lượng thức ăn nhỏ từ các loại đậu, mè đen, gạo lứt tẻ, hạt sen, hạnh nhân…
Trong ngũ cốc có hàm lượng protein, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, các khoáng chất, các loại axit amin, axit béo, chất xơ, canxi…có tác dụng giúp bé tiêu hóa tốt, giảm tình trạng táo bón khi đi nặng, thêm năng lượng bổ sung, hỗ trợ phát triển trí não, ngăn ngừa nguy cơ ung thư…
Dùng ngũ cốc đúng cách, chọn đúng loại sẽ là thực phẩm bổ sung tối ưu cho sức khỏe. Các mẹ không nhất thiết phải tìm những ngũ cốc đắt tiền mà nên sử dụng các loại ngũ cốc gần gũi, quen thuộc hàng ngày cũng rất tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung trong khẩu phần ăn cho trẻ nhỏ các loại ngũ cốc bởi nguồn chất đa dạng và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
2.2. Bao nhiêu rau là đủ cho trẻ tập đi
Rau, củ quả là một phần dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ vì vậy nên cho trẻ tập ăn các loại rau củ đã nấu chín. Một đứa trẻ ăn nhiều rau xanh sẽ có sức khỏe đảm bảo hơn.

Khẩu phần ăn cho trẻ mới chập chững biết đi tương ứng với 2 đến 3 muỗng canh rau nấu chín hoặc rau xào,bạn hoàn toàn có thể thêm bớt vào các bữa ăn với lượng nhỏ này.
2.3. Cần bao nhiêu trái cây cho một đứa trẻ mới tập đi
Trẻ trong độ tuổi chập chững tập đi có thể ăn từ 100 gam đến 200 gam trái cây mỗi ngày.
Khẩu phần trái cây hợp lý gồm ½ đến 1 quả còn tươi sống hoặc hấp chín, ¼ cốc nước trái cây 100%
Có thể bạn cho bé ăn trực tiếp phần trái cây nhỏ để bé luyện khả năng nhai nuốt hoặc làm sinh tố xay nhuyễn cho bé thưởng thức
Bạn có thể cho trẻ thưởng thức nhiều loại trái cây với lượng khác nhau. Từ 12 tháng tuổi trở đi hệ tiêu hóa của trẻ đẽ phát triển hơn nên ngoài việc cho trẻ ăn các loại trái cây dễ tiêu hóa như chuối, táo, lê, bơ, đào… thì bổ sung thêm các loại trái cây khác như cam, chanh,quýt, nho, dâu tây,… nhưng cần cẩn thận theo dõi khi cho trẻ ăn những trái cây dễ dị ứng.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để cho bé ăn trái cây là buổi chiều, sau khi bé thức giấc, hoặc khoảng thời gian 1 tiếng sau khi ăn các bữa chính.
2.4. Tỉ lệ về khẩu phần sữa cho trẻ tập đi
Sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, các chế phẩm từ sữa và phô mai rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mới tập đi.
Một khẩu phần có thể tương đương với ½ cốc sữa công thức hoặc ½ cốc sữa chua. Một phần phô mai hình khối.
2.5. Trẻ tập đi cần bao nhiêu khẩu phần protein
Nó sẽ tương ứng với bất kỳ loại nào trong những loại sau đây: 20 đến 30 gam thịt, 1 quả trứng, khoảng 4 đến 5 muỗng canh đậu lăng nấu chín.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý, đây chỉ là những hướng dẫn cho một khẩu phần ăn hợp lý, khi áp dụng cho con mình bạn cũng không cần quá nghiêm ngặt trong việc tuân theo chế độ này. Bạn chỉ cần cân bằng chế độ dinh dưỡng với tất cả các loại thức ăn cho phù hợp để tránh việc trẻ thiếu hụt dưỡng chất này mà dư thừa dưỡng chất khác.
3. Cha mẹ nên lưu ý một số điều khi áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong bữa ăn dặm hàng ngày:
Bạn hãy khuyến khích trẻ, đừng quá lo lắng con bạn thiếu dưỡng chất mà ép trẻ ăn và gây áp lực cho trẻ. Mỗi trẻ có một khẩu vị ăn khác nhau, chế độ ăn của trẻ sẽ được cân bằng trong khoảng thời gian vài ngày nếu được bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Khi trẻ đang ở giai đoạn chập chững bước đi cần được cung cấp đầy đủ thực phẩm với các nhóm dinh dưỡng cơ bản giống như người lớn. Vì vậy bạn nên cho bé có một chế độ ăn cân bằng với nhiều loại loại vitamin với sự thử nghiệm nhiều sắc, nhiều vị.
Vì giai đoạn này trẻ cần nhiều năng lượng cho sự hiếu động của mình. Cholesterol và chất béo rất cần cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy không nên hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ độ tuổi tập đi. Bạn có thể giảm dần lượng chất béo khi trẻ được 3 tuổi trở lên.
Bạn có thể khuyến khích trẻ giao tiếp khi ăn no và ngừng bú lúc đó. Hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, ngồi vào bàn nghiêm chỉnh khi ăn. Đừng vì chiều trẻ mà hối lộ hay cho xem điện thoại, tivi và chính những điều này sẽ phá hủy thói quen ăn uống lành mạnh trong tương lai về sau của bé.
Sinh con là một trách nhiệm cao cả, nuôi con khỏe dạy con ngoan không phải là vấn đề dễ dàng. Những năm tháng đầu đời là nền tảng quyết định cho một tương lai tươi đẹp về sau. Chúng tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ thông thái sẽ chọn ra được những phương pháp hữu hiệu cho một chế độ ăn uống có liều lượng để chăm sóc con mình trong từng giai đoạn phát triển của bé.