Vấn đề dinh dưỡng luôn là vấn đề được quan tâm khi chăm sóc trẻ nhỏ. Đặc biệt, với độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi trẻ tập ăn dặm và cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Các nhóm dinh dưỡng như Vitamin, protein, chất khoáng, và tinh bột là những loại dinh dưỡng được nêu tên nhiều nhất trong các chế độ ăn của trẻ. Nhưng ít người biết đến công dụng của tinh bột đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Phụ huynh thường thắc mắc có nên cho trẻ ăn tinh bột nhiều hay không và cách phối hợp những món ăn để lồng ghép thực phẩm chứa tinh bột vào như thế nào, thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó.
Mọi người biết đến tinh bột trong thực phẩm rất bổ dưỡng và mang lại cảm giác no nhưng về mặt khoa học, những thực phẩm chứa tinh bột chính là nguồn cung cấp carbohydrate chính cho trẻ và không thể bỏ qua khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Khái quát về những loại thực phẩm dễ kiếm giàu tinh bột:
Hầu hết những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật đều chứa một lượng tinh bột nhất định. Có loại chứa hàm lượng tinh bột rất lớn, chẳng hạn như khoai tây, bánh mì, gạo, ngũ cốc,…
Loại khác lại chứa hàm lượng nhỏ hơn như các loại đậu, mì ống. Những loại thực phẩm này chỉ chiếm hơn một phần ba lượng thực phẩm có trong các bữa ăn của trẻ nhưng hiệu quả mà chúng đem lại cho cơ thể thì không thể phủ nhận được.

Nếu bạn muốn tạo bữa ăn phong phú cho con, hãy thay đổi món với những loại rau củ chứa tinh bột khác nhau. Hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên chất.
Các loại gạo cũng là một loại thực phẩm giàu tinh bột, nấu cơm nhão và dẻo là đủ cho trẻ. Ngoài ra, không thể không kể đến các loại khoai ( khoai tây, khoai lang, khoai môn,…) vừa chứa lượng tinh bột lớn, vừa có nhiều chất xơ cho trẻ.
Thêm thực phẩm chứa tinh bột vào bữa ăn của trẻ là một lựa chọn sáng suốt. Vậy, tại sao trẻ lại cần ăn những món ăn được chế biến từ thực phẩm giàu tinh bột? Các mẹ có thể đọc phần dưới đây.
Tại sao trẻ em cần cung cấp tinh bột?
Bất kỳ chất dinh dưỡng nào trẻ em đều cần. Những món ăn được làm từ thực phẩm chứa nhiều tinh bột là một nguồn cung cấp năng lượng tích cực, dồi dào và là chất giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác trong thức ăn. Các loại rau, củ quả được cho là giàu tinh bột đó cũng chứa những loại chất dinh dưỡng khác như chất xơ, canxi, vitamin C, B,… do đó, ăn chúng cơ thể cũng phần nào được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Một số ý kiến cho rằng trẻ ăn nhiều những thực phẩm có tinh bột sẽ tăng cân, thậm chí béo phì và họ đồng nhất những loại đó chính là chất béo. Nhưng thực chất chúng chỉ chứa ít hơn ½ calo có trong chất béo thực thụ khi tính theo gam.
Nếu bạn thực sự lo ngại về vấn đề đó, thì hãy tìm những thông tin về tỉ lệ của tinh bột phù hợp trong bữa ăn của trẻ thay vì cắt giảm hoàn toàn hoặc cho trẻ ăn ít chúng. không sử dụng quá nhiều khi chế biến món ăn cho trẻ và kiểm soát lượng calo của bữa ăn được trẻ tiêu thụ là được.
.
Lựa chọn thức ăn vừa giàu tinh bột vừa có chất xơ:
Thường các loại thực phẩm giàu tinh bột đều có chất xơ trong thành phần cấu tạo của chúng. Ví dụ như khoai tây còn nguyên cả vỏ và chế biến khi chưa được gọt vỏ là loại chứa nhiều chất xơ và tinh bột.
Chất xơ là tên gọi để chỉ chung một loạt các chất được tìm ra khi phân tích thành tế bào của các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, trái cây, các loại hạt ngũ cốc và đậu.

Khi bữa ăn của trẻ có thêm những thực phẩm tinh bột và chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, các chất thải được đẩy ra ngoài.
Ngoài khoai tây còn nguyên vỏ, Những loại thực phẩm được chế tạo từ các loại ngũ cốc nguyên chất như bánh mì, bột được làm từ mì như mì ống và gạo lứt cũng là nguồn cung cấp tinh bột và chất xơ cho cơ thể bé phát triển.
Trẻ ăn nhiều chất xơ và tinh bột sẽ đem lại cảm giác no và lượng thức ăn vào sẽ ít ơn, do đó chỉ cần ăn với tỉ lệ không quá nhiều để trẻ có thể bổ sung thêm chất khác.
Các mẹ sợ cho trẻ ăn nhiều tinh bột sẽ bị béo phì, nhưng thực chất không phải vậy. Có thể sử dụng các loại thực phẩm chứa tinh bột và chất xơ cho trẻ ăn như một phần của thực đơn giảm cân cho những trẻ bị béo phì, nguyên nhân là chúng làm trẻ cảm giác no và bớt đi cảm giác thèm ăn nhiều.
Đặc biệt, một số loại chất xơ trong những loại thực phẩm nhiều tinh bột như trái cây và rau quả ( Cà rốt, táo, khoai tây, yến mạch, khoai tây,…) giúp đào thải lượng cholesterol trong máu của trẻ, sức khỏe của trẻ được đảm bảo hơn.
Những lời khuyên về thức ăn giàu tinh bột.
Khi các mẹ chế biến món ăn thường không thể đong đếm được lượng tinh bột phù hợp với trẻ trong mỗi bữa ăn. Nhiều người còn quan niệm cho trẻ ăn nhiều cá, thịt sẽ tốt hơn, làm cho lượng tinh bột và chất xơ dần ít đi trong chế độ ăn của trẻ. Điều này không hoàn toàn đúng. Trẻ có thể phát triển tốt là cần được cung cấp đầy đủ cả về loại dinh dưỡng và tỉ lệ của chúng trong mỗi bữa ăn. Chúng tôi đưa ra những lời khuyên có thể giúp mẹ cải tạo mỗi bữa ăn cho bé vừa tạo sự phong phú cho thực đơn của trẻ vừa đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng cần thiết. Cung cấp đầy đủ tinh bột.
Bữa ăn sáng của trẻ nhỏ:
Trẻ có thể ăn những loại ngũ cốc pha với nước ấm cho buổi sáng, những loại hạt xay nhuyễn cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho một bữa sáng lành mạnh.
Cháo là một món ăn dễ ăn nhất. Gạo để nấu cháo là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Để thêm vị cho bát cháo đầy đủ dưỡng chất, bạn có thể băm nhuyễn thịt các loại (thịt lợn, thịt bò,…) hoặc các loại hải sản như tôm, cua,… Ăn kết hợp với cháo có thể là một ít trái cây để tráng miệng cũng là một lựa chọn hoàn hảo.

Bột yến mạch nguyên chất pha loãng với nước, cho ít hạt xay nhuyễn và bột trái cây khô sẽ làm cho bữa sáng của trẻ trở nên bắt mắt. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua ít béo, ít đường hoặc váng sữa sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Đó là những gợi ý cho việc chuẩn bị bữa sáng giàu tinh bột cho trẻ. Còn các bữa ăn khác trong ngày thì mẹ nên cho trẻ ăn những thoại thực phẩm chứa tinh bột nào?
Thực đơn bữa trưa và bữa tối giàu tinh bột cho trẻ nhỏ:
Ngoài bữa ăn chính với những món mặn nhạt, canh khác nhau thì bạn có thể luộc, hấp hoặc nướng một củ khoai tây/ khoai lang cho trẻ ăn thêm ( nhiều nghiên cứu cho rằng phần vỏ của các loại khoai lại chứa nhiều chất xơ, do đó nếu được thì hãy cho trẻ ăn nguyên cả vỏ).
Khoai tây chiên, lắc muối,… cũng được chế biến từ khoai và chứa tinh bột, tuy nhiên, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn vì chứa nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy chuyển qua chế biến khoai tây bằng lò nướng hoặc hấp sẽ an toàn với sức khỏe của trẻ hơn.
Cơm là loại thức ăn hầu như có mặt trong mọi bữa ăn. Trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi cũng có thể ăn cơm kèm theo các loại sốt ( không quá mặn và ngọt ), kèm theo dod là những loại rau, củ. Trẻ không muốn ăn sống rau hoặc luộc, bạn có thể khéo léo đưa chúng và những món hầm như xương hầm củ quả ( cà rốt, khoai tây,môn,…), trong các món xào ( đậu xào thịt, rau xao) và ăn kèm với nước sốt cá.
Mì ống, các loại mì làm từ bột cũng là nguồn cung cấp tinh bột mẹ có thể thay thế trong những ngày chán cơm. Lý do là các loại mì thường làm từ những loại củ, rau chứa tinh bột, do đó ở hình dạng và chế biến khác thì giá trị dinh dưỡng không đổi.
Một chút bánh mì cho bữa trưa và tối của trẻ cũng không tệ. Bánh mì nên chọn những loại được làm từ bột mì nguyên chất, có thêm phần hoa quả khô. Trong loại hạt cũng có lượng chất xơ đáng kể, vậy là trẻ vừa được hấp thu tinh bột và chất xơ .
Ngoài gạo ăn (gạo tẻ) thì các loại gạo khác cũng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ. Ví dụ như gạo lứt, gạo nếp,… Ban có thể nấu gạo nếp lên thành xôi mềm và cho trẻ ăn. Món salad gạo nếp cũng là một lựa chọn thú vị. Trẻ sẽ được ăn ngon hơn khi thay đổi chế độ ăn thường xuyên, tránh nhàm chán.
Ngoài có tác dụng làm no bụng. Tinh bột còn biết đến như một loại thực phẩm thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng. Tránh tình trạng táo bón, khó tiêu ở trẻ nhỏ.
Trẻ không cần phải ăn quá nhiều tinh bột nhưng không thể bỏ qua tinh bột trong mỗi bữa ăn. Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ tinh bột sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.