Trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn mửa.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Tiêu chảy cấp và nôn mửa là vấn đề thường gặp ở bất kỳ một lứa tuổi nào. Đối với trẻ nhỏ thì tiêu chảy và nôn mửa dễ xảy ra và khá phổ biến hơn. Với các vấn đề kèm theo như mất nước và mất muối có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nếu không được kịp thời cứu chữa. Vấn đề này xuất phát do lỗi ở dạ dày dẫn đến khi trẻ bị tiêu chảy thì phân sẽ ở dạng lỏng và thường với số lượng trên 3 lần một ngày.

Nhiều trường hợp tiêu chảy và nôn mửa kéo dài dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng và sụt ký sới những đứa trẻ cùng trang lứa. Đó là một vấn đề đáng lo ngại.

Để ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy cấp và nôn mửa ở trẻ thì các mẹ có thể lưu ý bài viết dưới đây.

Những biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn mửa.

Nếu một ngày bạn trông thấy trẻ có những dấu hiệu khác thường dưới đây thì trẻ có thể sắp bị tiêu chảy và nôn mửa.

Các dấu hiệu ban đầu như trẻ có vẻ mệt mỏi, uể oải, lười chơi và ăn ít hoặc kén ăn vào buổi hôm trước.

Ngày hôm sau bất chợt nôn trớ, khó chịu, đau bụng và đi vệ sinh phân lỏng và mất nước.

Trẻ đau bụng dữ dội khi mắc tiêu chảy
Trẻ đau bụng dữ dội khi mắc tiêu chảy

Kèm theo đó có thể là những cơn sốt, bụng bị chướng, trong phân lỏng có nhầy đôi khi còn có cả máu, bụng đau dữ dội và có trường hợp đi ngoài ra vi khuẩn lỵ.

Khi gặp các biểu hiện trên thì có thể đứa trẻ của bạn chắc chắn bị tiêu chảy cấp. Đến đây, các mẹ sẽ thắc mắc về cách điều trị căn bệnh này như thế nào, hãy theo dõi tiếp phần tiếp theo dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp và nôn mửa ở trẻ

Trẻ có thể bị nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy và bạn không thể biết chính xác nguyên nhân là gì.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp và nôn mửa ở trẻ thường do Rotavirus, vi khuẩn E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ,…có trong thực phẩm qua chế biến không sạch, hoặc trong các, thức ăn, tay người,… đã xâm nhập vào cơ thể trẻ hoặc xuất phát từ người chế biến. Có những nguyên nhân phổ biến khác như: Dạ dày, đường ruột bị viêm hay ngộ độc thực phẩm,… đều có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ.

Dù bất kỳ nguyên nhân nào thì bệnh tiêu chảy cấp và nôn mửa ở trẻ cũng được xử lý theo cùng một cách. các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những điều cần biết. Bài viết này đã cung cấp phần nào những kiến thức mà các phụ huynh cần nắm bắt về chứng tiêu chảy cấp. Do đó, có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ.

Cách điều trị tiêu chảy cấp và nôn mửa tại nhà cho trẻ.

Tiêu chảy cấp và nôn mửa là một bệnh thường gặp ở trẻ do đó việc các phụ huynh có hiểu biết về căn bệnh này và có cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà là rất cần thiết. Tuy nhiên bạn phải nắm được những điều nên và không nên làm để quá trình điều trị diễn ra tốt hơn. Bạn có thể chăm sóc cho trẻ theo những hướng dẫn sau:

Những điều nên làm khi điều trị tiêu chảy cấp và nôn mửa cho trẻ tại nhà:

Cho trẻ ở nhà, nghỉ ngơi thật nhiều, tránh hoạt động quá sức và đi ra bên ngoài.

Bổ sung nhiều nước. Trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến bị mất nước nghiêm trọng. Do đó việc bổ sung thêm nước là rất cần thiết. Bạn có thể cho trẻ uống nước lọc đun sôi để nguội hoặc nước bí đao- mỗi lần uống khuyến khích trẻ nhấp từng ngụm nhỏ sẽ tránh cho trẻ cảm giác buồn nôn.

Trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa hơn hoặc sữa bình. Việc bú sữa mẹ sẽ phần nào cung cấp nước cho bé.

Cho trẻ ăn thêm những thức ăn dạng lỏng hoặc đặc nhẹ để bổ sung năng lượng cho bé. Vì trong trường hợp tiêu chảy và nôn mửa trẻ có thể mất nhiều năng lượng và rất yếu.

Cho trẻ ăn khi bạn thấy thời gian thích hợp và không cần kiêng hay tránh bất kỳ loại thực phẩm nào.

Khi trẻ bị sốt và đau bạn có thể xem xét cho trẻ uống các loại thuốc như paracetamol hoặc thước khác chữa tiêu chảy nhưng hãy nhớ là điều đó được các bác sĩ cho phép và đúng loại thuốc, đúng liều lượng.

Những điều không nên làm:

Không cho trẻ uống các loại nước trái cây hoặc những đồ uống có ga. Việc sử dụng những loại này có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Không thêm hoặc bớt lượng sữa bột của trẻ, hãy sử dụng với lượng bình thường mà bạn dùng cho chúng.

Không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi uống khi trẻ bị tiêu chảy. Loại thuốc này không phù hợp và có thể tăng nguy cơ mất nước.

Thời gian mà trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn mửa sẽ kéo dài bao lâu?:

Ở người lớn và trẻ em tiêu chảy thường ngừng trong vòng 5 đến 7 ngày còn nôn mửa thường dùng sau thời gian 1- 2 ngày. Tiêu chảy cấp còn có thể kéo dài đến không quá 14 ngày.

Nếu trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày thường xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ và đôi khi được chẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.

Tiêu chảy cấp và nôn mửa có thể lây lan không?

Một số trường hợp tiêu chảy nhẹ thường không lây lan, nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy cấp và trẻ còn đi nhà trẻ thì tình trạng lây lan sẽ dễ hơn trong trường hợp trẻ bị sốt, ốm kèm theo.

Để tránh lây lan bạn nên thực hiện những việc như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thật kỹ và nước. Nếu vô tình trẻ đi vệ sinh và nôn nhưng  dính ở đồ áo hoặc giường thì nên giặt riêng những đồ dùng đó bằng nước nóng để sát khuẩn.

Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, thông thoáng và mát mẻ. Đồng thời, vệ sinh những vật dụng đi ngoài của trẻ như nhà cầu, tay nắm, vòi, bô,…sạch sẽ mỗi ngày.

trẻ bị tiêu chảy
Khi có trẻ bị tiêu chảy hãy giữ toliet, vật dụng quanh nhà sạch sẽ

Nên tránh làm những việc như khi đang vệ sinh cho trẻ không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác, vừa mất vệ sinh vừa dễ lây lan. Không dùng chung những vật dụng như khăn tắm và 1 số đồ dùng khác. Không cho trẻ sử dụng hồ bơi cho đến khi lành hẳn các triệu chứng.

Yêu cầu sự trợ giúp y tế:

Nếu trường hợp các triệu chứng nằm ngoài kiểm soát của bạn và bạn không biết nên giải quyết như thế nào thì bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ y tế. các bác sĩ sẽ giúp đỡ cho con bạn điều trị. Những trường hợp nên nói chuyện với bác sĩ:

Trẻ có dấu hiệu mất nước. Đi tiểu và nước tiểu có màu sẫm, vàng đậm, có mùi hôi và số lượng lần đi tiểu trong ngày ít hơn bình thường.

Trẻ có thể dùng đi ngoài vài giờ sau đó lại tiếp tục. Tình trạng lần sau phức tạp hơn lần trước.

Khi đó, các bác sĩ có thể sẽ giới thiệu cho bạn những gói bù nước uống và bạn pha với nước đề cho trẻ dùng.

Các bác sĩ khuyến cáo những loại thuốc cầm tiêu chảy trong vài giờ như là loperamide không thích hợp cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng. Do đó, hãy hỏi họ về loại thuốc vào tốt và phù hợp với độ tuổi của trẻ rồi bạn có thể dựa vào đơn của bác sĩ để dùng cho trẻ nhanh khỏi.

Đó là ở những trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn mửa vừa vậy còn những trường hợp nghiêm trọng hơn và cần sự giúp đỡ gấp thì sao? Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi đưa ra các trường hợp khẩn cấp sau:

Trẻ ngừng việc bú mẹ và bú bình. Trường hợp này có thể là trẻ đã ngừng tiếp nhận nước, không thể ăn và có dấu hiệu mất nước trầm trọng.

Sau khi sử dụng gói bù nước do bác sĩ tư vấn những tình trạng mất nước vẫn tiếp tục và diễn biến phức tạp hơn.

Trẻ vẫn tiếp tục đi ngoài ra chất lỏng và có dấu hiệu trở nặng hơn. Ở trường hợp khác trẻ có thể đi ngoài ra máu hoặc chảy máu ở vùng hậu môn.

Trường hợp nặng ở trẻ em là khi trẻ bị nôn ra máu hoặc có chất nôn giống như cà phê xay. Màu sắc chất nôn ra là xanh hoặc vàng. Cũng có khi do trẻ đã ăn phải thứ gì đó có độc. Vùng cổ của trẻ bị cứng và đau khi nhìn vào ánh đèn sáng. Bị đau đầu, đau bụng dữ dội.

Gặp phải những tình trạng như thế này trẻ phải được cấp cứu ngay lập tức. Không chủ quan điều trị tại nhà khi thấy bệnh trở nặng, nếu không hậu quả sẽ khó nắm bắt được, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng và độ chống chọi lại với bệnh tật rất yếu. Do đó, phụ huynh phải có sự kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh. Loại bỏ phần nhiều các nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp và nôn mửa ở trẻ. Đặc biệt chú ý ở khâu vệ sinh và chế biến món ăn cho trẻ. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ?